MA HA TẤT ĐÁT ĐA BÁT ĐÁT RA

ĐÀ RA NI CHÚ 

 

ĐÁC ĐIỆC THA.

 

ÁN, A NA LỆ, TỲ XÁ Đ, B RA, BXÀ-RA, ĐÀ RỊ, BÀN ĐÀ BÀN ĐÀ N, BXÀ-RA BÁN NI PHẤN. H HNG ĐÔ LÔ UNG PHN, TA BÀ-HA.




Nam Mô A Di Đà Phật  

TỊNH NIỆM LIÊN TỤC thì THU NHIẾP SÁU CĂN 

đuợc vào Tam Ma Địa, đó là thứ nhứt.


Đức Đại Thế Chí Bồ tát nói: “Nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối luôn, được Tam Ma Địa, đây là bậc nhứt”. Lời này với hạng lợi căn thì không cần luận, nếu kẻ độn căn như chúng ta, bỏ phép Thập Niệm Ký Số mà muốn nhiếp sáu căn, nối tịnh niệm, thật khó vô cùng! Cách niệm Phật lần chuỗi chỉ nên dùng trong những khi đi đứng, còn lúc tịnh dưỡng thần, nếu lần chuỗi thì do tay động, thần cũng không an, lâu ngày có thể sanh bịnh. Khác hơn thế, phép Thập Niệm Ký Số lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều dùng được, nhưng khi nằm chỉ nên niệm thầm, nếu ra tiếng đã không cung kính lại bị lao hơi, nên nhớ kỹ.

 

Cư sĩ tuổi đã năm mươi, nếu muốn được giải thoát trong hiện đời, phải chuyên chú nơi môn Tịnh độ. Kinh Kim Cang, Pháp Hoa nên tạm gác một bên, đợi khi nào lý Tịnh độ thông suốt, niệm Phật được nhứt tâm rồi sẽ hay. Nếu bây giờ vừa nghiên cứu vừa tu hành, e cho thời gian có hạn, trí lực không kham, bên nào chẳng thành bên nào, hai sự lợi ích cùng bị mất cả đó.

Thơ đáp Cư Sĩ Cao Thiệu Lân

 

7. Ký Thập Trì Danh: - Đây là cách niệm ký số, cứ lấy mỗi mười câu làm một đơn vị. Người hơi ngắn có thể niệm thành hai lượt, mỗi đoạn năm câu; hoặc chia ra ba lượt, hai đoạn ba câu một đoạn bốn câu. Sau khi niệm đủ mười câu, đều lần qua một hạt chuỗi. Niệm theo lối này, tâm đã niệm Phật, lại còn phải ghi nhớ số. Như thế dù không chuyên cũng bắt buộc phải chuyên, nếu không chuyên thì số mục liền sai lạc.

Cho nên pháp này đại đ là mt phương tin cưỡng bc cho hành gi chuyên tâm, rt có công hiu vi nhng k nhiu tp nim.n Quang đi sư thường khuyên các liên hu áp dng cách thc trên đây.

 

NIỆM PHẬT THẬP YẾU


THÁNG 7 ÂM LỊCH


VÍA ĐỨC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT

Thứ Sáu, ngày 16-8-2024 (nhằm 13-7 Giáp Thìn)


LỄ VU LAN 

RẰM THÁNG 7 

Chủ Nhật, ngày 18-8-2024 (nhằm 15-7 Giáp Thìn)



"Từ xưa đến nay, người vì đoạt ngôi mà giết cha rất nhiều, 

nhưng chưa tng nghe ông vua nào vô đo hi m

 

Ngày nay nhà vua làm việc vô đo ny, tht làm ô uế dòng h vua chúa, 

có khác gì giai cấp h tin, chúng tôi xin được t bit Ngài."



VÍA ĐỨC ĐỊA TẠNG BỒ TÁT

Thứ Hai, ngày 2-9-2024 (nhằm 30-7 Giáp Thìn)



KINH THỦ LĂNG NGHIÊM



Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử

Đoạn 26.- DO KIẾN ĐẠI (THẤY PHẬT) CHỨNG VIÊN THÔNG

 

Ngài Đại Thế Chí Pháp Vương Tử 219 cùng với năm mươi hai vị Bồ Tát đồng tu một pháp môn liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ dưới chơn Phật, bạch rằng: “Con nhớ hằng sa kiếp trước, có đức Phật ra đời hiệu là Vô Lượng Quang; lúc ấy mười hai đức Như Lai tiếp tục ra đời trong một kiếp, Đức Phật rốt sau hiệu là Siêu Nhựt Nguyệt Quang dạy con tu pháp: “Niệm Phật Tam Muội”. Ví như có hai người, một đàng chuyên nhớ, một đàng chuyên quên, thì hai người ấy, dù gặp cũng là không gặp, dù thấy cũng là không thấy; nếu cả hai người đều nhớ nhau, hai bên nhớ mãi khắc sâu vào tâm niệm, thì đồng như hình với bóng, cho đến từ đời nầy sang đời khác, không bao giờ cách xa nhau. Mười phương Như Lai thương tưởng chúng sanh như mẹ nhớ con; nếu con trốn tránh thì tuy có nhớ nào có ích gì. Nếu con nhớ mẹ, như mẹ nhớ con, thì đời đời mẹ con không cách xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, tưởng Phật, thì hiện nay hoặc về sau NHẤT ĐỊNH THẤY PHẬT, cách Phật không xa, không cần phương tiện, tâm tự đuợc khai ngộ”. Như người ướp hương thì thân thể có mùi thơm, đấy gọi là hương quang trang nghiêm. Căn bản tu tập của con là dùng tâm niệm Phật, mà vào pháp vô sanh nhẫn, nay ở cõi nầy tiếp dẫn những người niệm Phật về cõi Tịnh Độ: Phật hỏi về viên thông, con không lựa chọn, chỉ thu nhiếp sáu căn, TỊNH NIỆM LIÊN TỤC, đuợc vào Tam Ma Địa, đó là thứ nhứt.”

 

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM

Hòa Thượng Phước-Huệ Dịch



219. ĐẠI THẾ CHÍ PHÁP VƯƠNG TỬ: Kinh Pháp Hoa Văn Cú nói: “Đại Thế Chí là người có thế lực lớn”. Kinh Tư Ích nói: “Chỗ tôi bước chân, chấn động ba ngàn đại thiên thế giới, và các cung điện của Ma, nên gọi là Đại Thế Chí”. Trong Quán Kinh nói: “Dùng ánh sáng trí huệ chiếu khắp tất cả khiến cho xa rời nơi tam đồ, đuợc sức vô thượng. Thế nên Bồ Tát ấy tên là Đại Thế Chí.



CHÁNH VĂN:

 

Ðại Thế Chí Pháp Vương Tử, dữ kỳ đồng luân, ngũ thập nhị Bồ-tát, tức tùng tọa khởi, đảnh lễ Phật túc, nhi bạch Phật ngôn: Ngã ức vãng tích, Hằng hà sa kiếp, hữu Phật xuất thế, danh Vô Lượng Quang, thập nhị Như Lai, tương kế nhất kiếp. Kỳ tối hậu Phật, danh Siêu Nhật Nguyệt Quang. Bỉ Phật giáo ngã niệm Phật tam muội. Tỷ như hữu nhân, nhất chuyên vi ức, nhất nhơn chuyên vong. Như thị nhị nhơn, nhược phùng bất phùng, hoặc kiến phi kiến. Nhị nhơn tương ức, nhị ức niệm thâm. Như thị nãi chí, tùng sanh chí sanh, đồng ư hình ảnh, bất tương thừa di. Thập phương Như Lai, lân niệm chúng sanh, như mẫu ức tử, nhược tử đào thệ, tuy ức hà vi? Tử nhược ức mẫu, như mẫu ức thời, mẫu tử lịch sanh, bất tương vi viễn. Nhược chúng sanh tâm, ức Phật niệm Phật, hiện tiền đương lai tất định kiến Phật. Khứ Phật bất viễn, bất giả phương tiện, tự đắc tâm khai. Như nhiễm hương nhơn, thân hữu hương khí, thử tắc danh viết, hương quang trang nghiêm. Ngã bản nhân địa, dĩ niệm Phật tâm, nhập vô sanh nhẫn, kim ư thủ giới, nhiếp niệm Phật nhơn, quy ư Tịnh Ðộ. Phật vấn Viên Thông, ngã vô tuyển trạch, đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, đắc Tam Ma Ðịa, tư vi đệ nhất.






MỤC LỤC

    

DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN


LỜI CÁO BẠCH



Những Cánh Sen Hồng quyển số 8 đã đến với hành giả giữa những ngày nắng ấm của mùa xuân, năm Qui Mùi tại Úc Đại Lợi. Khởi đầu ấn hành Những Cánh Sen Hồng từ quyển số 1 cho đến nay, chúng tôi đã được sự ủng hộ nhiệt tình của chư Tôn Đức và quí đồng hương Phật tử xa gần. Mặc dù số lượng không nhiều, nhưng cũng tạm có để quí vị đồng tu tiện bể học hỏi thêm pháp môn Tịnh độ. Đức Phật dạy: Trong tất cả sự bố thí, pháp thí là công đức hơn cả!

Khi hành giả mới phát tâm tu học đạo Phật, chắc không khỏi loay hoay thắc mắc, đứng trước biển pháp mênh mông, cũng như bao khó khăn chướng ngại trong đời sống tu hành, do đó việc tìm hiểu và thân cận thiện hữu tri thức là việc không thể thiếu. Hơn thế nữa minh sư khó gặp, Phật pháp lại càng khó nghe; nếu chúng ta thiếu cơ duyên, phương tiện gần gũi thiện hữu tri thức, thì Những Cánh Sen Hồng, một trong những người thầy, người bạn sáng suốt, tận tình chỉ bảo, giải đáp những khó khăn có chừng mực. Giáo lý căn bản nầy, từ người mới sơ cơ nhập đạo, đến người đã từng nghiên cứu kiến thức Phật giáo và tu tập theo pháp môn Tịnh độ, có thể tiếp cận và thâm nhập một cách dễ dàng. Đặc biệt chúng tôi cảm nhận thấy đã có sự góp ý xây dựng trong quá trình phát hành Những Cánh Sen Hồng tại Viện Nghiên Cứu Phật Học Phước Huệ. Trong mỗi dịp ấn hành, chúng tôi đều kính biếu nhiều Đạo tràng và Tu viện. Gia đình Phật tử v..v.. trong và ngoài nước Úc. Sách chúng tôi đã in ấn luôn nhận được sự khích lệ và thức nhắc, chính là nhờ có nhiều người đọc và tham khảo. Nội dung sách chủ yếu chuyên chở giáo lý Phật đà, có tính chất hoằng pháp, dựa theo băng giảng của Hòa Thượng Viện Trưởng dịch trực tiếp từ nhiều Bộ Kinh, Luận từ Hán tạng. Chương trình giảng dạy đến với chúng xuất gia và tại gia trong nhiều khóa tu, như mùa an cư, khóa tu xuất gia hằng năm v..v.. Có những bài giảng Trưởng Lão Hòa Thượng phải nhắc lại nhiều lần. Do đó ban tu thư không có đủ thì giờ soạn lại, mà phải in ấn ngay theo kế hoạch đã định, nên khó tránh khỏi sự trùng lập. Vì lẽ đó, về nội dung và hình thức chưa được hoàn hảo, dù chúng tôi đã cố gắng, nhưng chắc chắn không khỏi thiếu sót, kính xin chư vị Tôn Túc cùng thiện hữu tri thức từ bị hoan hỉ ban cho những ý kiến hữu hiệu. Hy vọng Những Cánh Sen Hồng được viên mãn khi có điều kiện tái bản trong tương lai.

Cẩn bút.

BAN TU THƯ 

 


LỜI GIỚI THIỆU 



Tháp môn niệm Phật độ hết ba căn, bao trùm tám giáo, là một đại pháp rất rộng lớn, rất giản dị, một đời thuyết giáo của đức Như Lai, ngàn kinh khen ngợi, muôn luận xưng dương, chư Phật trong mười phương, khác miệng chung lời cùng nhau khuyên bảo, chư Tổ sư nhiều Tông đồng hoàng truyền Tịnh độ. Triết lý rất sâu, tiếp cơ rất rộng, có thể nói tám muôn bốn ngàn pháp môn, lấy pháp môn nầy làm thứ nhất. Bởi vì, các pháp môn khác đều y theo tự lực, đoạn hoặc chứng chơn, pháp môn Tịnh độ, ngoài tự lực y vào tha lực mà vượt ngang qua ba cõi. Cõi nầy trược ác, tự lực tu chứng phải đến Thập tín mới thoát được khổ luân. Cõi kia cảnh thù thắng, người niệm Phật được vãng sanh, chỉ vào được chín phẩm là thành bất thối. Chúng ta từng nghe Tôn Giả Xá Lợi Phất ở thời Phật Đại Thông Trí Thắng phát tâm, đến ngày nay trải qua trần sa kiếp vẫn còn ở địa vị Thanh văn, điều đó cho thấy cõi nầy tự lực tu chứng thật gian nan; thử xem trong Thập lục Quán kinh, chúng sanh thuộc hạ phẩm vãng sanh, đã đến cõi kia, sau bốn mươi chín ngày hoa sen mới nở, khi hoa nở, nghe pháp khởi lòng tin, phát tâm tu hành, trải qua mười tiểu kiếp được vào Sơ địa, đủ để chứng minh niệm Phật vãng sanh đắc 
quả thật vô cùng dễ. Huống chi, cõi nấy hiện tại ở vào thời mạt pháp, căn tánh chúng sanh chưởng dày huệ mông, phước ít tội nhiều. Nếu y cứ vào tự lực tu chứng thì khó, lại thêm nghiệp lực cứ chất chồng, nên đức Thế Tôn ở trong Kinh Đại Tập, dặn dò đại chúng: "Thời mạt pháp ức ức người tu hành ít có người đắc đạo, chỉ y theo pháp môn niệm Phật mà được thoát khỏi sanh tử luân hồi". Vì thế, Cổ Đức cũng dạy: "Các pháp môn tu hành muốn đắc đạo, khó như con kiến bò lên núi cao, người niệm Phật được vãng sanh như buồm căng gặp gió thuận". Kinh Phật, lời Tổ ân cần khuyên tu Tịnh độ, chúng ta nở nào cô phụ ơn sâu của Phật, Tổ, không khởi lòng tin, phát nguyện niệm Phật cầu sanh Tịnh độ hay sao!

Phương pháp niệm Phật nguyện sanh về Tịnh độ rất nhiều, chung qui nằm gọn trong ba luồng tư tưởng chính yếu là Đại nguyện Tư tưởng, Trì danh Tư tưởng và Diệu quân Tư tưởng.

Nhưng pháp Diệu Quán nầy lấy quán tưởng làm chủ, y cứ vào Quán kinh, đức Phật nhơn bà Vi Đề Hy gặp nạn con ác nghịch, buồn than khổ sở, chí tâm khấn cầu Phật chỉ dạy quán cõi Tịnh độ Cực lạc và làm cho tất cả phàm phu đời sau muốn tu tịnh nghiệp được sanh về quốc độ Cực lạc ở phương Tây, nên đức Thế Tôn dạy lấy tịnh nghiệp ba phước làm chánh nhơn vãng sanh, đồng thời dùng phương tiện thắng dị dạy 16 pháp Diệu quán, làm cho hành giả quán tường được thành tựu, thân thấy y báo, chánh báo cõi Cực lạc trang nghiêm, mong Phật thọ ký, trừ sạch hết những nghiệp chướng sanh tử trọng tội, lâm chung chắc được vãng sanh.

Kính mong các bạn Sen hãy cùng nghiền ngẫm, tu tập để cùng gặp nhau nơi Thánh cảnh Tây Phương Cực Lạc.


A Di Đà Phật. 



DẪN NHẬP



Bản thể của pháp thân hoàn toàn lìa khỏi danh tướng, cảnh thực của Thường tịch quang không thuộc về căn trần, chẳng phải có, chẳng phải không, ngũ nhân không có gì chẳng thấy, chẳng phải tâm chẳng phải sắc, bốn trí từ đâu hiển bày. Tịch, chiếu trống thông, tánh chơn như tịnh diệu, muôn đức đầy đủ, một pháp không có hình. Phật tịnh thường an trụ còn không thể nói, đâu có thể kiến lập. Đây thiệt là chúng sanh và Phật lý thể vẫn đầy đủ, là nguồn gốc của vô thượng bồ để. Lý ấy chúng sanh và Phật bình đẳng, không có cao thấp, chỉ vì chúng sanh còn mê chuyện trước mắt mà không biết, tuy có đủ pháp thân, nhưng lại vọng nhận sanh tử. Tuy ở cõi Tịch quang mà vọng chấp theo uế ác. Vì thế, Như lai rủ lòng thương xót, nói ra rất nhiều kinh, khắp làm cho tất cả chúng sanh bỏ vọng về chơn, trở về tâm tánh. Song tự sức mình đoạn hết hoặc nghiệp, hiện đời chứng đạo, những bậc trung căn, hạ căn không thể nào thành tựu. Vì thế, có bậc Đại sĩ tên A Xà Thế dùng lòng đại bi muốn Phật khai thị phương pháp nhờ vào từ lực Phật, bỏ cõi uế về cõi tịnh, khắp làm cho các căn thượng trung hạ đều được đại pháp môn không thể nghĩ bàn là khi lâm chung được vãng sanh về cõi Cực lạc, nên ngài đặc biệt tạo ra tội đại nghịch cực ác, giết cha, cầm mẹ, làm 
phương tiện khởi phát, đến nỗi mẹ ngài Hoàng Hậu Vi Để Hy, thỉnh Phật giáng lâm, nguyện rời khỏi Ta bà, nguyện sanh về Cực lạc. Lúc ấy, Đức Thế Tôn phóng hào quang từ chặn giữa hai chân mày, hiện khắp các quốc độ tịnh diệu của chư Phật. Bà Vi Đề Hy chỉ nguyện vãng sanh về Cực lạc, lại xin Phật dạy cho chúng sanh phương pháp vãng sanh, nhơn đây Phật nói Diệu Quán y báo và chánh báo, nếu người nào y theo giáo pháp ấy để tu hành, không một người nào không mãn nguyện. Không phải chỉ những người có thiện căn được lợi ích mà cả những người tạo ngũ nghịch, thập ác, khi mạng chung, tướng địa ngục hiện ra, gặp thiện tri thức, dạy xưng niệm danh hiệu Phật từ 1 tiếng đến 10 tiếng cũng được nhờ từ lực của Phật mang nghiệp vãng sanh. Thực có thể gọi là Đại pháp luân chuyển phàm thành thánh, xưởng Đại pháp môn bản hoài của Phật. Năng lực pháp môn vượt khỏi một đời thuyết giáo, nếu Đức Như Lai không mở pháp môn nầy, thì chúng sanh đời mạt pháp, không một ai có thể thoát khỏi bể khổ. Vì thế nên biết Phật Thích Ca và Phật A Di Đà chuyển bánh xe pháp, khởi phát tâm đại từ, vận dụng lòng đại bị, độ thoát chúng sanh. Một vị thì ở cõi uế, lấy uế làm khổ, chỉ bảo cho người nhàm chán muốn thoát ly. Một vị thì nương cõi tịnh, lấy thanh tịnh làm vui, nhiếp hoá người mau trở về. A Xà Thế Vương là người tán trợ, làm cho pháp môn nầy được phát dương, đặc biệt làm ra những việc ác nghịch để thành tựu việc xa lìa nhàm chán uế độ, để bà Vì Để Hy quyết lòng cầu sanh về Cực lạc, làm cho Thế Tôn của 2 độ ý nguyện viên thành, một nghịch một thuận làm hoá nghỉ để chúng sinh thời mạt pháp rốt ráo được cứu độ. Lợi ích ấy thực không thể nghĩ bàn, đây là con đường sáng thông đạt Phật đạo.


Người tu không trải qua kiếp A Tăng kỳ mà chứng được pháp thân, chỉ có môn Diệu Quán nầy là cứu cánh. Pháp môn Diệu Quán là pháp môn dùng tâm nầy làm Phật, tâm nầy là Phật. Bởi vì Phật và chúng sanh cứu cánh không hai thể. Nếu cứ như thế tin tưởng thực hành, tuy người ấy chưa ra khỏi Ta bà, nhưng không phải là khách ở lâu nơi Ta bà, tuy chúng sanh chưa về Cực lạc nhưng đã là khách quý của Cực lạc rồi.


Pháp môn Diệu Quán nấy, ngoài giáo lý thông thường, đức Phật đặc biệt lập ra, như loại thuốc A Dà Đà, có thể trị cả muôn chứng bệnh, không luận nghiệp có nặng, nhẹ, hoặc có cạn, sâu, chỉ cần tu theo Diệu Quán nầy không có người nào chẳng được vãng sanh, như châu ma ni tùy theo ý người sử dụng. Muốn thực hành phương pháp nấy hành giả chỉ cần thâu nhiếp sáu căn để tịnh niệm được tương tục, đến khi nghiệp tận tình tiêu, tâm và Phật là một thì tất cả pháp môn, hà sa diệu nghĩa đều dung hội thông suốt vào tự tâm ta. Diệu quán pháp môn kỳ diệu như thế, nên người nào muốn thấy Phật, nghe pháp, thấy cảnh y chánh trang nghiêm đều nên tu tập. 

 

Trong Quán kinh Phật dạy: " Thân pháp giới của chư Phật, Như Lai vào trong tâm tưởng của tất cả chúng sanh, vì thế, khi tâm chúng sanh tưởng Phật, tâm ấy có đủ 32 tưởng tốt, 80 vẻ đẹp, tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật. Biến chánh biến trì của chư Phật đều từ tâm tưởng mà sanh, vì thế cần phải một lòng hệ niệm, quán chắc Đức Phật A Di Đà kia. Nên biết rằng quán tưởng từ pháp thân mà vào, nghĩa lý ấy thật nhiệm mầu, tâm là Phật, tâm làm Phật gốc vẫn bình thường, bình thường lại phi thường, sâu xa mà chẳng phải sâu xa, như thế mới có thể viên ngộ, mới gọi là chứng Tánh, đạt Đạo.

Trong pháp quán thứ 13, Phật đặc biệt vì độ chúng sanh căn cơ hạ liệt, nên mở cửa phương tiện bảo quân tưởng Phật thân cao một trượng sáu và trong quán thứ 16 bảo những người ác nghiệp cực trọng phải xưng danh hiệu, nhờ xưng danh hiệu mà liền được vãng sanh. Nên biết tưởng có đại, tiểu thừa, nhưng bản hoài của Phật chỉ có một. Nếu quán không thể thực hành nỗi, thì xưng danh hiệu sẽ có kết quả. Căn cứ vào đó để suy nghĩ, biết rằng trì danh là pháp rất thù thắng, hành giả sanh trong thời mạt pháp muốn được hiện đời vãng sanh, làm sao không coi việc trì danh làm quý trọng.

Từ ngày phương pháp Diệu Quán đến Trung Hoa, các Tổ như Thiên Thai Trí giả Đại Sư, Thiện Đạo Đại Sư, Thanh Lương Đại Sư, Linh Chi Đại Sư đều có làm chú sớ, trong đó có quyền Quân Kinh Tử Thiếp Sợ của Đại Sư Thiện Đạo chú giải tinh tường để hành giả để đăng nhập Diệu quán. Đặc biệt phương pháp quán nầy, Tổ Thiện Đạo đã chứng được Quán Tường Tam Muội. Ngài nhiều lần dạo cõi Cực lạc quán cảnh rõ ràng. Người tu Diệu Quán nẩy chắc chắn hiện đời thấy Phật Khi lâm chung sẽ được vãng sanh thượng phẩm. Để đạt thành pháp môn Diệu quán nầy, chúng ta cần phải khảc sát tường tận cảnh quán. Phải đi từ tán thiện đến định thiện, thì Diệu quán mới có kết quả mong muốn. 



LỜI CUỐI SÁCH


Pháp Phật phổ biến khắp pháp giới, Phật tánh đẩy đủ khắp hữu tình, chúng sanh đều có thể thành Phật và chư Phật đều có Tịnh độ để độ khắp chúng sanh, người tu hạnh Đại thừa đều là hạnh nghiêm tịnh cõi Phật. Vì thế, pháp môn Tịnh độ ở trong Phật pháp có một địa vị vô cùng quan trọng. Năng lực của nó rộng lớn sâu xa, thống nhiếp các Tông, độ khắp các cơ, nên nhiều bậc Tổ sư long tượng của các tông đều xiển dương Tịnh độ. Chư Phật trong mười phương tuy có vô lượng vô biên Tịnh độ. nhưng đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni chuyên khen ngợi Tịnh độ Cực lạc ở phương Tây, chỉ vì đức Phật A Di Đà thu thập tất cả điểm thù thắng của các Tịnh độ trong mười phương để tạo thành Tịnh độ Cực lạc, mục đích để tiếp dẫn và giáo hóa chúng sanh trong mười phương. Vi thế, người vãng sanh về cõi kia được xem như đã đắc đạo, vì người về cõi ấy đều ở vị bất thối, vào chánh định tụ, chỉ tiến không lui, đạo quả vô thượng chắc chắn thành tựu.


Trong những phương pháp niệm Phật A Di Đà nguyện vãng sanh về cõi Tịnh độ Cực lạc mà đức Thế Tôn đã ân cần dạy bảo, thì phương pháp tu Diệu quán được coi là quan trọng nhất, vì nó thực hiện đúng với bản hoài của đức Phật là độ khắp tất cả chúng sanh. Nói về chỗ cao siêu của nó, nếu hành giả thực hiện cứu cánh pháp tu Diệu quán, vị có thể ngang hàng với Đắng giác; chỗ độ khắp của nó là bao trùm cả hàng ngũ nghịch thập ác, tướng địa ngục hiện cũng có thể được vãng sanh. Có thể nói đây là phương pháp muôn người tu muôn người được.


Trong Quán Kinh Tử Thiếp Sơ. Tổ Thiện Đạo đã phân chia thời thuyết giáo của Đức Thế Tôn làm hai phần là tán thiện và định thiện. Phần tán thiện là phần vô vẫn tự thuyết mà Đức Thế Tôn muốn dạy cho chúng sanh thời mạt pháp tu hành và phần định thiện, đức Phật trả lời câu khẩn cầu của Bà Vĩ Đề Hy xin dạy phương pháp tư duy và chánh thọ được vãng sanh về thế giới Cực lạc. Theo ý chỉ của Tổ Thiện Đạo thì Ngài đã giảng phần tán thiện trước vì đó là phần lợi ích thiết thực cho chúng sanh phàm phu như chúng ta; kế đó mới giảng về định thiện.


Trong tập Những Cánh Sen Hồng 8 nầy, chúng tôi chỉ ghi những bài giảng thuộc về tán thiện, còn phần định thiện sẽ được ghi trong Những Cánh Sen Hồng 9. Kính mong toàn thể quý liên hữu đọc kỹ phần tán thiện dành cho hàng phàm phu thời mạt pháp như chúng ta và cố gắng thực hành phương pháp muôn người tu muôn người được vãng sanh nầy. 


Nam Mô A Di Đà Phật  



CỬU PHẨM KỆ

 

Thượng phẩm quán môn thật diệu kỳ,

Tùy căn mà diễn có ba hai,

Tam tâm tròn đủ, công không thiếu

Vạn hạnh gồm tu, niệm chẳng sai

Phẩm chất ngôi cao, sanh Lạc quốc

Đài vàng đất ngọc, ngự trên ngai

Mới về liền được vô sanh nhẫn

Nhẹ gót thênh thang khắp Phật đài.



Trung phẩm quán môn Phật chỉ bày


Ba căn thanh tịnh dạ không sai

Hồng danh phải giữ trong tâm tưởng

Năm giới kiêm luôn tám giới trai

Chẳng tạo nghiệp nhơn nhà cõi khổ

Xa lìa nẽo ác thoát đêm dài

Hoa khai chứng quả A La Hán

Mặc ý dạo chơi trước Phật đài.



Hạ phẩm quán môn rất tinh anh,

Bất cứ ai tu cũng được thành,

Dù rằng làm ác lòng không thẹn,

Thương xót bạn lành dạy quyết sanh.

Chốc lát tâm kia được tịnh thanh.

Chẳng lâu liên dựng đã nên danh

Lâm chung miệng niệm Di Đà hiệu

Cảm đến Tây phương Phật tiếp nhanh.



THIỀN SƯ SỞ THẠCH


 


NIỆM PHẬT

PHẢI ÐOẠN TUYỆT PHIỀN NÃO


 

Thanh sắc tài danh thế-lợi trêu
Bể trần chìm nổi kiếp vô-liêu!
Giai-nhân kiệt-sĩ chừ đâu vắng?
Dấu sử nghìn thu để hận nhiều!


Hươu Tần tranh đuổi khắp giang-san
Cỏ xót, mây thương, cuộc thảm tàn!
Lầu Hán vui trăng ai đó mấy?
Hơn thua thù hận thuở nào tan?


May gặp Như-Lai ánh huệ-không
Nước dương quyết rửa sạch mê lòng!
Đã lên non pháp quên tìm báu
Lần lựa đi về tiếc uổng công!


Vượt hết non cao vực thẳm rồi
Bên đường bỗng thấy sắc hoa tươi

Mới hay siêu đọa do mình cả
Mà cõi mười phương cũng huyễn thôi.



NIỆM PHẬT THẬP YẾU

Buddhism of Wisdom & Faith




KINH


QUÁN VÔ LƯỢNG THỌ



Ðời Lưu-Tống,

 Ngài-Cương Lương Gia-Xá 

 

Liên-Du

Hòa Thượng Thích Thiền-Tâm dịch



        

   

SƯ VÔ ÍCH

THÍCH TOI CHÂU

 

LIÊN PHƯƠNG THI TẬP

 

 HƯƠNG NGHIÊM TNH VIN

Comments

Popular posts from this blog