DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN
CHƯƠNG 5
HÀNH QUẢ TRUNG PHẨM VÃNG SANH
Pháp môn Tịnh độ thu nhiếp ba căn bao trùm các giáo. Ba căn đó là chỉ cho phàm phu hạ căn, những người chuyên tạo ác nghiệp nhờ thiện tri thức giáo hóa bảo niệm Phật mà được vãng sanh. Phàm phu trung căn là những bậc thuộc căn tánh tiểu thừa, có giữ giới luật, nhưng không tin ngoài quốc độ nầy có một cõi Tịnh độ khác và không tin rằng người chưa đoạn sạch hết hoặc nghiệp mà có thể vãng sanh về Tịnh độ. Chính vì vậy mà họ thường bài bác tông chỉ niệm Phật, đó là một cái bệnh rất nặng khó độ. Phàm phu thượng căn là những bậc căn tánh Đại thừa, phát tâm Bồ để, nguyện vâng sanh Tịnh độ để trên mau thành Phật, dưới cứu độ chúng sanh. Trong ba căn nấy, căn cơ khó độ nhất là căn tánh tiểu thừa, căn tánh nầy chuyên cầu tư lợi, lòng dạ hẹp hỏi chấp nhứt, vì thế trong các kinh Đại thừa Phật thường quở trách cho là hạng chồi khô mọng héo. Về giáo lý thì họ ưa thích những giáo lý mang tánh cách tương đối mà tương đối thì thu hẹp trong phạm vi nhỏ. chỉ dùng cho một người hoặc một trường hợp mà thôi, như có người tham sắc đẹp thì dạy cho họ quán cửu tưởng chỉ đáp ứng một chút lòng tham riêng biệt sắc đẹp, ngoài ra như tham tiến, tham danh vọng, tham ăn uống tham ngủ nghỉ thì không dùng vào đâu được. Nên kinh điển của căn cơ nấy dùng gọi là bắt liêu nghia (không rất rươi. Về thực hành thì các ngài hoàn toàn tự lợi, chỉ lo tu tập riêng mình mà không cần hóa độ cho ngườ khác, hoặc sống cho người khác. Các ngài sống theo tam pháp ăn là không, vô ngã, niết bàn tịch tịnh. Côi đời nấy vốn nó là không thì tất cả cũng trở về không, cứu độ làm gì? Thân vốn vô ngã thì còn gì tạo tác, chỉ lo tự tu để vào niết bàn tịch tịnh mà thôi. Về quả các ngài bằng lòng tru vào cảnh giới An Tịnh Niết Bàn và chấp cho là có thật (hữu dư y niết bàn), quả vị cao tột là A La Hán, chỉ dứt được phần đoạn sanh tử, phá được ngã chấp, không có lòng hưởng đến quả vị Vô thượng Bồ đề.
Các bậc căn tánh tiểu thừa nầy tuy không tin có cõi Tịnh độ ở phương khác và cũng không cầu về Tịnh độ, nhưng các vị nấy có thọ trì giới luật và có tin Tam Bảo, cái nhìn của họ hẹp hòi, nhưng nếu gặp được thiện tri thức hướng dẫn họ quay về Đại thừa, dạy niệm Phật hồi hướng về Tây phương thì họ vẫn được vãng sanh về Thế giới Cực lạc.
Trong Đại Nguyện thứ 14 có ghi: "Lúc tôi thành Phật, chúng Thanh vẫn ở trong cõi nước tôi, nếu có ai tỉnh đếm được số bao nhiêu, dù đó là vô lượng Bích Chi Phật đồng tình đếm trong trăm ngàn kiếp, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.” Như thế, chúng ta thấy pháp môn Tình độ ngoài việc độ phàm phu tạo ác ra, còn độ cả các hàng Thanh văn nhiều đến vô lượng vô biên. Để hiểu đc việc hóa độ cho cáp hàng Thanh văn niệm Phật văng sanh, chúng ta cần phải khảo sát kỹ phương pháp thuc hành và kết quả được vãng sanh.
I. NHẬN ĐỊNH
Năm 1952 Đại Hội Phật Giáo Thế Giới kỳ II, họp tại Tokyo, kinh đô Nhật Bản với mục đích chính quyết định thống nhất hoạt động và các hình thức Phật giáo trong các hội viên. Trong Đại hội nấy toàn thể đại biểu biểu quyết nhiều nghị quyết rất quan trọng, trong đó Đại hội thỏa thuận ngày trăng tròn tháng 4 là ngày Phật Đản, năm 624 trước Thiên Chúa giáng sanh. Như vậy tính đến nay (2003) thì đức Phật giáng sinh đã được 2627 năm. Nhưng nếu chúng ta thấy Phật lịch ghi 2547 là vì Hội Liên Hữu Phật giáo thế giới với số phiếu đa số tuyệt đối lấy năm đức Phật nhập Niết bàn làm năm đầu kỷ nguyên chứ không phải là năm sanh. Trong phần thảo luận về Phật lịch, một số đại biểu các quốc gia theo Phật giáo Nguyên thủy cho rằng đức Thích Ca Mâu Ni khi mới sơ sanh chỉ là một cậu bé như những đứa trẻ khác vẫn có thất tình lục dục của phàm phu phải đợi đến khi vào Niết bàn mới gọi là đức Phật. Trong lúc các đại biểu các quốc gia Đại thừa Phật giáo cho rằng đức Thích Ca Mâu Ni là một vị Bồ Tát giáng trần thành Phật, nên ngày Đản sanh là ngày mở đầu kỷ nguyên Phật giáo. Nhưng trong Đại Hội năm ấy, số đại biểu các quốc gia Phật giáo nguyên thủy chiếm hơn 2/3, do đó, khi biểu quyết, số phiếu đa số thuộc về tư tưởng các quốc gia nguyên thủy nên lấy năm Phật nhập Niết bàn làm năm đầu Phật lịch.
Hàng căn tánh Tiểu thừa tuy có nhiều chấp trước, và kiên trì trì kiến của mình, nhưng đây là thành phần có lòng quy hướng Tam Bảo, dù niềm tin hẹp hòi không lợi tha, nhưng họ trì giới rất nghiêm minh. Do đó, chỉ cần có tinh thần hướng thượng, từ Tiểu thừa hưởng về Đại thừa và có niềm tin nguyện niệm Phật vãng sanh về Tịnh độ. Việc được vãng sanh hay không là do công hạnh mà đương nhơn thực hành. Cũng như bài trước chúng tôi nêu công hạnh và kết quả của phẩm hạng từ thấp đến cao để chúng ta dễ nhận định.
II. TRUNG PHẨM HẠ SANH
Đây là quả vị của hàng phàm phu thế thiện thượng phước, thế thiện là những việc nhân nghĩa lễ trí tín ở đời. Trong đạo Phật thế thiện có 3 hạnh là hiếu hạnh, từ hạnh và thiện hạnh, các hạnh nấy cũng có 3 bậc là thượng. trung, hạ. Bậc hạ như hiếu hạnh, bổn phận người con chỉ cung dưỡng đầy đủ về vật chất. Bậc trung ngoài việc phụng dưỡng vật chất, người con phải làm cho cha mẹ an ổn về tinh thần. Bậc thượng ngoài việc phụng dưỡng về vật chất và tinh thần người con phải làm cho cha mẹ được giải thoát sanh tử luân hồi. Từ hạnh không sát hại chúng sanh, còn mãi mạng phóng sanh và chú nguyện cho thoát sanh tử luân hồi. Người tu thiện hạnh không phải chỉ dừng nghiệp ác chuyển nghiệp thiện mà phải uến lên thành tịnh nghiệp. Như vậy thế thiện thương phước là phước cao nhất trong thế thiện. Người nấy tuy chưa biết pháp môn niệm Phật nhưng phần tình đã nhẹ. phần tưởng nhiều nên dễ sanh về thiện xứ.
1.- Công hạnh:
Quán Kinh dạy: "Nếu thiện nam từ thiện nữ nhơn hiếu dưỡng cha mẹ, tu hạnh nhơn từ thế gian, khi lâm chung gặp thiện tri thức, giảng cho nghe về sự an vui nơi cõi Cực Lạc của Phật A Di Đà và 48 Đại Nguyện của Ty Kheo Pháp Tạng, kẻ ấy nghe xong hoan hỷ niệm Phật mà qua đời. Thần thức liền sanh ngay về Tây phương Cực lạc thế giới ".
Phẩm nầy là những thiện nam tử và thiện nữ nhơn tuy tròn đạo nhân luân, làm việc nhơn từ giúp đời cứu khổ, nhưng không biết gì về pháp môn Niệm Phật, khi lâm chung may mắn gặp thiện tri thức, giảng cho nghe về sự an vui nơi cõi Phật A Di Đà. Trong danh từ chuyên môn của tông Tịnh độ là hạnh hân yểm. Người muốn được sanh về Tây phương Tịnh Độ phải có đủ hai hạnh nầy. Thế nào là yểm ly hạnh? Yểm ly là nhàm chán muốn xa lìa. Phàm phu từ vô thỉ đến nay bị ngũ dục trới buộc, luân hồi trong sáu nẻo nhận chịu các điểu khổ. nếu không có ý xa lìa cảnh khổ ngũ dục thì không bao giờ ra khỏi. Muốn thực hành hạnh nhàm chán và xa lìa nấy, hành giả trước tiên phải biết cõi đời nầy là biển lớn đầy nước mắt, nào là ba khổ, tám khổ cứ vây quanh, thân vô thường, tâm vô thường, hoàn cảnh vô thường, đời người là một giấc mơ. Con người từ vô thỉ đến nay bị ngũ dục trói buộc dẫn đi vào sáu nẻo chịu mọi thứ khổ, Nếu không có ý xa lìa ngũ dục thì cõi khổ không bao giờ ra khỏi. Muốn thực hành hạnh nhàm chán xa la nầy, trước phải quán thân nấy là một đống máu mủ hôi tanh, tất cả điều ác bắt nguồn từ đây sanh. Kinh Niết bàn nói: "Thân nấy tạo thành bởi ngu si, toàn thể nhơ nhớp, người trí cần phải biết rõ. Thân là chỗ chứa nhóm tất cả sự khổ, tất cả điều dơ bẩn, nguồn gốc là một đống hôi thối." Vì thế, người tu hành lúc nào cũng nghĩ thân người là gốc khổ, không có gì vui từ đó sanh lòng nhàm chán.
Quán sát về thân từ khi sanh đến khi chết, sự kết cấu thân thể đều là sự bất tịnh. Có 7 thứ mà người muốn tu hạnh yểm ly phải luôn quán sát: Thân tứ đại nấy gốc từ nơi tham ái mà sanh là chủng tử bất tịnh, khi cha mẹ gặp nhau máu huyết hòa hợp là thọ sanh bất tịnh, ở trong thai bào tối tăm chật chội là trụ xứ bất tịnh, ở trong bào thai hưởng dùng toàn máu huyết là thực phẩm bất tịnh, khi sanh ra máu huyết dơ bẩn là sản sanh bất tịnh, lớp da che bên ngoài bên trong toàn máu mủ nên là thân thể bất tịnh, khi chết vòi tữa đẩy người, thân hoại cốt tiêu là cứu kính bất tịnh. Biết thân mình như thế, thân người khác cũng vậy. Quán những điều bất tịnh nầy lần lần lia xa dục vọng. Từ đó sanh lòng nhàm chán cõi nhơ trược nầy muốn xa lìa.
Sau khi đã nhàm chán cõi Ta Bà khổ, người tu hành cần có ước muốn cầu sanh về Tịnh độ là nơi hoàn loàn không khổ chỉ có vui. Tuy vậy về cõi Tịnh độ không phải để vui riêng mình mà vì muốn cứu độ chúng sanh khổ não. Ta nên nghĩ rằng: Tất cả những người ở trong đời dữ năm trược, phiền não rất nhiều, nghiệp lực tưới buộc, luân hồi sáu nẻo, khổ không thể kể xiết, vì ý nguyện cứu khổ mà nguyện sanh về Tịnh độ, gần gũi chư Phật, chứng quả Vô thượng, trở lại Ta Bà cứu độ chúng sanh. Nên trong Luận Vãng Sanh nói: "Nói phát Bồ Đề tâm là nguyện làm theo tâm Phật, với ý định độ chúng sanh, nhiếp chúng sanh về cõi Tịnh độ."
Người nguyện sanh về Tịnh độ cần phải xa lìa những thứ chướng với Bổ đề và cần thuận với Bồ để. Thế nào là chướng với Bồ đề? Xa lìa tâm tham trước, y theo trí huệ, không mong cầu được tự vui, nên xa lìa những việc làm cho chúng sanh không an tâm, y theo tâm từ bi giải trừ tất cả khổ não cho chúng sanh, xa lìa tự kỷ, y theo phương tiện nên thương xót tất cả chúng sanh, muốn cùng họ được hưởng trọn vẹn niềm vui. Nếu xa lìa được ba thứ chướng nầy là thuận theo tâm Bồ đề.
A. Vô nhiễm Thanh Tịnh tâm :
Là không vì mình mong tìm các điều vui. Bồ đề là chỗ vô nhiễm thanh tình, nếu vì tự mình cầu được vui tức thân tâm ô nhiễm chướng đạo Bồ Đề.
B. An Thanh Tịnh tâm:
Là vì cứu khổ chúng sanh làm cho xa lìa khổ sanh tử. Nếu không làm cho chúng sanh thoát khổ là trái với đạo Bồ Đề.
C. Lạc Thanh Tịnh tâm:
Là làm cho chúng sanh được Đại Bồ Đề Niết Bàn, đó là nơi rất an lạc, nếu không có tâm làm cho tất cả chúng sanh được rốt ráo an lạc là trái với đạo Bồ Đề.
Tâm thuận cái nhân Bổ đề nầy là cái nhân cốt yếu để sanh Tịnh độ, thường không lìa Phật, được vô sanh nhẫn rồi ở trong biển sanh tử cứu khổ chúng sanh. Đó chính là ý nghĩa của việc nguyện sanh. Người quán triệt được hạnh hân yểm nẩy chắc được vãng sanh Tịnh độ.
Thiện tri thức dạy cho 48 đại nguyện của Phật A Di Đà. Đặc biệt là giảng về tiếp dẫn chúng sanh phàm phu. Trong Đại nguyện thứ 18 có nói: "Nếu có chúng sanh nào ở mười phương, nghe danh hiệu tôi gìn giữ xưng niệm cho đến 10 niệm mà tôi không tiếp dẫn về cõi Cực Lạc thì tôi không ở ngôi Chánh giác." Đương nhơn nghe hạnh hân yểm là có đủ tư lương, nghe Đại Nguyện lòng tin kiên cố, dĩ nhiên sự niệm Phật rất chí thành khi lâm chung nên người ấy được vãng sanh về cõi Cực lạc.
D. Kết quả:
Quán Kinh dạy: "Kẻ ấy nghe xong hoan hỷ niệm Phật mà qua đời, thần thức liền được sanh ngay về Tây phương Cực Lạc thế giới, lẹ như khoảng co duỗi cánh tay của người tráng sĩ. Qua 7 ngày sau, hành giả gặp được Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Đại Thế Chí, nghe pháp nhiệm mầu, sanh tâm vui đẹp, được quả Tu Đà hoàn, sau một tiểu kiếp mới chứng quả A La Hán."
Phẩm Trung Hạ nầy là hạng phàm phu làm nhiều việc nhân từ, tuy họ chưa biết gì về pháp môn niệm Phật nhưng họ được tưởng nặng hơn tình nên khi lâm chung tâm hồn thanh khiết có thể bay lên. Rất may gặp thiện tri thức nói rõ y chánh cõi Cực Lạc trang nghiêm, dạy cho niệm Phật, do năng lực hồi hướng công đức tuy không thấy Phật rước mà được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Trong Đại Nguyện thứ 20 nói: "Lúc tôi thành Phật, thập phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi và tu các công đức chỉ tâm hồi hướng muốn sanh về nước tôi; nếu chẳng toại nguyện thời tôi không ở ngôi Chánh Giác." Căn cứ vào Đại nguyện ta thấy hành giả hiện đời làm các công đức, khi lâm chung nghe danh hiệu, cõi nước, chuyên nhớ cõi Phật là tương ứng với bản nguyện nên được vãng sanh, trong chốc lát về tới Cực lạc. Qua 7 ngày gặp hai vị Bồ tát nói pháp cho nghe được quả Tu Đà Hoàn, qua 1 tiểu kiếp mới thành A La Hán.
Nói được quả Tu Đà Hoàn là căn cứ vào việc diệt trừ phiền não. Tu Đà hoàn là chữ Phạn dịch là Dự Lưu (dự vào dòng thánh). Ở quả vị nấy ý thức đã sáng suốt không còn mê lầm nữa, nhưng đệ thất thức vẫn còn chấp ngã nên phải trở lại cõi dục thọ 7 lần sanh tử, tu tập diệt ngả ghế phẩm tư hoặc trong 3 cõi mới dứt sạch các kiết sử phiền não và chứng quả A La Hán. Quả vị Tu Đà Hoàn kiến hoặc. Ở cõi người được quả nấy sen vẫn còn búp và vẫn còn phải gột rửa vọng thức đến khi hoàn toàn đứt hết mới chứng quả A La Hán. Nói chứng quả A La Hán ở đây là căn cứ vào việc diệt trừ phiền não. A La Hán phải diệt trừ hết kiến hoặc và tư hoặc, chứng vô sanh pháp nhẫn. Vị A La Hán ở đây thuộc Hồi Tâm Đại A La Hán là các vị lợi căn lợi trí, phát tâm xoay về Đại thừa rộng lớn, nên khi ở cõi Cực Lạc hoa nở thấy Phật chứng vô sanh, thuộc về Bồ Tất đệ Bát địa. Vì sao biết được? Căn cứ trong kinh Vô Lượng Thọ thì khi hành giả được sanh về cõi Cực Lạc liền vào chánh định tụ, ở Vị bất thối. Vị nầy hàng Bồ Tát Bát địa mới có.
III. TRUNG PHẨM TRUNG SANH
Người tu phẩm nấy thuộc phàm phu hạ thiện tiểu thừa, giữ gìn giới luật tỉnh nghiêm, giữ đủ tam nghiệp thanh tịnh, phù hợp với chánh nhơn thứ hai rồi đem công đức giữ giới vô lậu hồi hướng về Cực Lạc chắc được vãng sanh.
1.- Công hạnh
Trong Quán Kinh nói: "Nếu có chúng sanh giữ chính chắn giới Bát quan trai, giới Sa di, hoặc giới Cụ Túc trong một ngày đêm, các oai nghi đều toàn vẹn, đem công đức huân tu giới tưởng đó hồi hương cấu sanh Cực Lạc
Trong giới luật của Phật dạy có thế gian giới và xuất thế gian giới. Giới thế gian chú trọng về nhân luân và thế thiện gồm có các giới như ngũ giới và tại gia Bồ Tất giới. Người trì giới nấy được phước hữu lậu và vẫn còn luân chuyển trong tam giới. Xuất thế gian giới là giới đưa người tu giải thoát ba cõi gồm có các giới Bất Quan Trai, giới Sa Di, giới Cụ Túc. Người trì giới nấy được phước vô lậu và được quả giải thoát xuất thế gian. Chỗ sai biệt của hai giới nầy là tạm thời và cứu cánh, như giới dâm ở thế gian giới chỉ cấm tà dâm. Còn xuất thế gian giới thì cấm hẳn đâm dục. Như chúng ta biết ái dục là nguồn gốc sanh tử luân hồi, muốn dứt luân hồi phải dứt trừ ái dục, trong lúc ấy thế gian giới không dứt hết được lòng dâm chỉ giảm bớt lần lần, nên không được quả giải thoát cứu cánh, thoát sanh tử luân hồi.
Người tu phẩm nầy là người gây nhân xuất thế, tuy trong một ngày một đêm được thanh tịnh, không phải là một kết quả lâu dài, nhưng cái nhân thanh tịnh giải thoát được gieo trồng thì quả thanh tịnh giải thoát sẽ thành tựu, nhất là hành giả biết đem công đức giữ giới tưởng mà hồi hướng cầu sanh về Tịnh độ là việc làm rất hy hữu. Vì sao? Vì hàng tiểu quả không tin có Tịnh độ ở phương khác, nên việc hồi hướng cầu sanh Cực Lạc phả là những bậc hồi tâm Đại thừa. Muốn vãng sanh hành giả phải giữ oai nghi và một trong 3 giới ít nhất là một ngày một đêm cho thanh tịnh. Giới hương là người giữ giới thanh tịnh, có đức hạnh và tiếng tốt lan xa vì như mùi hương tỏa khắp.
2.- Kết quả
Quán Kinh dạy: "Khi lâm chung, hành giả thấy Phật A Di Đà cùng quyến thuộc cẩm hoa sen bảy báu, phóng kim quang hiện đến trước mặt mình. Bấy giờ đương nhơn nghe giữa hư không có tiếng khen rằng: Lành thay thiện nhơn! Ngươi đã biết thuận theo lời dạy của Chư Phật ba đời mà tu tập, nên nay ta đến rước ngươi." Khi đó hành giả thấy mình ngồi trên hoa sen, cánh hoa khép lại, liền được sanh về ao báu cõi Cực Lạc. Qua bảy ngày sau, hoa sen nở ra, hành giả chắp tay khen ngợi Phật, được nghe pháp mầu, sanh tâm hoan hỉ liền chứng quả Tu Đà Hoàn và nửa kiếp sau mới chứng quả A La Hán.
Trong kết quả nầy so với kết quả của bậc Hạ có nhiều sai biệt. Trong Trung Hạ khi lâm chung hành giả phải có thiện tri thức giảng nói cho nghe rồi sau đó mới phát tâm, mà thiện tri thức rất khó gặp nhất là trong lúc lâm chung, nếu không gặp thiện tri thức thì coi như việc vãng sanh tuyệt phẩn. Trái lại, ở đây hành giả khi lâm chung thấy Phật và quyến thuộc cầm hoa sen đến trước mặt mình. Quyến thuộc ở đây là chỉ cho các vị Tỳ Kheo là những bạn bè đã được vãng sanh.
Thuận theo lời Phật dạy là người biết giữ giới, gọi là giới thiện thuộc phước thứ hai và Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cũng đã xác nhận đó là chánh nhơn của Chủ Phật trong ba đời. Lại nữa, người giữ giới được thanh unh là người được pháp thể giải thoát. Kinh Ưu Bà Tác đức Phật dạy: "Pháp thể giải thoát người tại gia và xuất gia đều có được nếu thực hiện được ba điểm sau đây:
1. Phải chỉ tâm nghe pháp, sau khi nghe rồi liền thọ trì.
2. Nghe cảnh khổ trong ba đường dữ kinh sợ đến nỗi dựng lông, mọc ốc, khóc lóc ra nước mắt.
3. Kiên tâm trì trai giới, cho đến một tội rất nhỏ không dám phạm, nên biết người ấy được pháp thể giải thoát.
Người không được pháp thể giải thoát dù được định Phi Phi Tưởng sống lâu vô lượng kiếp, hưởng vui tột bực, quán sát người nầy sẽ là người bị đọa vào địa ngục. Người dù đang ở địa ngục mà có pháp thể giải thoát thì người ấy sẽ là người Niết Bàn." Người muốn tin sâu lý nhân quả phải thường học và thọ trì kinh điển Đại thừa, muốn giữ giới thanh tịnh phải tin lý nhân quả. Như vậy giới luật là chánh nhân của Chư Phật ba đời, là pháp thể giải thoát sanh tử luân hồi. Nghe diệu pháp là nghe pháp Tứ Đế và khổ, không, vô thường, vô ngã.
Chứng quả Tu Đà hoàn ở đây là chỉ cho vị nầy đã dự vào dòng thánh, thuộc hồi tâm Đại A La Hán, cũng cho biết những nghiệp hoặc đã đoạn phần kiến hoặc và lần đoạn tư hoặc để chứng quả A La Hán.
IV. TRUNG PHẨM THƯỢNG SANH
Thuộc phàm phu căn tánh tiểu thừa thượng thiện. Phẩm nấy chỉ cho những người trì giới lâu dài, lấy trọn đời làm kỳ hạn, nên việc thiện trở nên thuần thục. Trong đời không tạo các điều ác nặng và các điều lỗi lầm, rồi đem căn lành ấy hồi hướng vãng sanh Cực Lạc.
1.- Công hạnh
Quán Kinh dạy: "Nếu có chúng sanh nào thọ trì năm giới và Bát Quan Trai giới, hoặc tu các giới khác, không tạo tội ngũ nghịch và các điều lỗi lầm, rồi đem căn lành ấy hồi hướng cầu sanh về Cực Lạc ở Tây Phương."
Đây là công hạnh của hàng phàm phu căn tánh Tiểu thừa thượng thiện, đây là những người thọ trì giới luật suốt đời. Chữ thọ trì thường chỉ cho những người nhận giới luật chánh thức ở Giới Đàn và phát nguyện giữ giới trọn đời. Trong Giới Đàn, Giới Sư bao giờ cũng hỏi: "Suốt đời không sát sanh, có thể giữ được không?” Giới tử đáp: “Giữ được”. Năm giới và Bát Quan Trai giới là căn bản của giới xuất thế. Các giới khác là các giới xuất gia như Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, người thọ trì giới xuất thế thanh tịnh là người có đầy đủ nhơn xuất thế, chắc chắn có quả xuất thế, nên được liệt vào hàng thượng thiện.
Không tạo tội ngũ nghịch là tội cực ác: giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật ra máu và phá hòa hợp Tăng. Người tạo tội nấy khi lâm chung sẽ bị nghiệp kéo thẳng vào địa ngục A tỷ, thiện tri thức cũng không thể cứu độ.
Dứt các điểu lầm lỗi ở đây là thanh tịnh thân khẩu ý. Như vậy công hạnh người nầy trọn đời được thanh tịnh tạo thành thiện căn xuất thế. Rồi đem thiện căn ấy hồi hướng cầu sanh Cực Lạc chắc được vãng sanh. Vì sao? Trong Kinh dạy "Thuẩn tưởng là nhẹ, khi lâm chung thần thức sẽ bay lên, thuẩn tình là nặng, khi lâm chung sẽ rơi xuống ba đường dữ. Thuẩn tưởng khi bay lên các Tịnh độ Phật sẽ hiện ra, tùy nguyện vãng sanh."
Chữ hồi hướng ở đây rất quan trọng đối với người niệm Phật. Trong Kinh dạy: "Người tu theo bốn hạnh sở đĩ có sai biệt do sự hồi hướng nhiều hay ít mà có kết quả tương xứng. Người tu giáo tịnh là chuyên tụng các kinh điển rồi hồi hướng vãng sanh. Tuy có lợi về giáo lý và niềm tin nhưng số hồi hướng ít vì sau một thời kinh mới có phần hướng nguyện sanh Tây phương. Người tu theo mật tịnh là chuyên trì chơn ngôn, sau phần thọ trì mới hồi hướng. Người tu Thiền tịnh là chuyên tọa thiển làm tâm thanh tịnh, khi xả thiền mới hồi hướng vãng sanh. Ba hạnh trên đây đều có thể vãng sanh nhưng xác suất không nhiều vì số hồi hướng ít. Trái lại, người tu hạnh thuần tịnh mỗi niệm là mỗi hồi hướng như người niệm Nam Mô A Di Đà Phật, chữ Nam Mô có nghĩa là quy mạng, là đem thân mạng nấy nương về với Phật A Di Đà, còn người quán tưởng thân tâm đều nhớ Phật, hối hướng về Phật, nên kết quả của hạnh thuẩn tịnh thì chắc chắn và to lớn hơn." Vì thế, hành giả ở đây đã giữ giới thanh tịnh và chuyên niệm danh hiệu Phật hoặc quân tưởng Phật hồi hướng vãng sanh.
2.- Kết quả
Quán kinh dạy: "Khi lâm chung Phật A Di Đà cùng các Tỳ Kheo quyến thuộc, đi nhiều phóng quang soi đến mình, diễn thuyết các pháp khổ, không, vớ thường, vô ngã, cùng khen ngợi hạnh xuất gia thoát khổ, Mục kích cảnh ấy, hành giả sanh tâm vui mừng, tự thấy mình ngồi trên đài sen, vội quỳ gối chắp tay, cúi đầu lễ Phật. Lúc chưa ngước lên đã vãng sanh về thế giới Cực Lạc. Khi vãng sanh vừa lúc hoa nở, hành giả nghe các âm thanh khen ngợi pháp Tứ Đế, liền chứng quả A La Hán, đầy đủ tam minh, lục thông và bát giải thoát.
Đây là kết quả của những người tu hạnh xuất gia, giữ giới thanh tịnh phát tâm niệm Phật. Sở dĩ chúng ta sợ chết là vì, người sắp lâm chung theo nghiệp dẫn đi. đường trước mờ mờ không biết về đâu! Vì vậy, ước mong của người niệm Phật là khi lâm chung có Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn. Ở đây hành giả được Phật và các Tỳ Kheo quyến thuộc đến phóng quang tiếp dẫn là điều rất an ổn và yên lòng. Đồng thời nói những Pháp thường học của người giữ giới Tiểu Thừa, cũng là những chơn lý chắc thật trong pháp Tứ Đế là khổ. Đời là biển khố nào là ba khổ, tám khổ và nhất là luân hồi khổ. Người biết được khổ nầy nhất định nhàm chán cõi khổ và quyết chí về cõi an vui. Đời vốn là không, vật quý nhất của con người là thân mạng, nhưng xét cho kỹ thân ta rất mong manh, chỉ cần một hơi thở ra không thở vào là thân mạng trở thành không, thân mạng đã không còn. tất cả mọi vật đều vô nghĩa, cần có cuộc sống lâu vô lượng. Đời vốn vô thường biển cả hóa cồn dâu, tất cả tài vật thuộc của năm nhà, không có gì bền chắc, cần tìm cuộc sống thường hằng. Đời vốn vô ngã, cái ngã mà ta chấp đều do tứ đại hòa hợp mà thành, không có thực thể, tri kiến mà ta có cũng vô ngã vì do duyên ảnh sáu trần mà có, hiểu thân tâm vô ngã phiền não liền tiêu, chứng thành thánh quả, tự do sanh về Tịnh độ.
Vì sao khen ngợi hạnh xuất gia? Xuất gia có 3 nghĩa:
1. Xuất thế tục gia là ra khỏi nhà thế tục. Vì nhà thế tục là hang ổ của ân ái, là rừng rú của phiền não, là kho tàng danh lợi, là trường tranh đấu thị phi. Người ra khỏi nhà thế tục là người thoát vòng cương tỏa của trần lao.
2. Xuất phiền não gia là ra khỏi nhà phiền não. Đã vào cửa không, vô tướng, vô tác gọi là ba cửa giải thoát thì tham, sân, si, mạn, nghi giảm bớt, thân kiến, tà kiến tiêu vong, hằng ngày thân cận bạn lành, xa lìa nẻo ác, như hoa sen trước gió, không nhiễm bụi trần phiền não lần lần tiêu diệt.
3. Xuất tam giới gia là ra khỏi nhà lửa ba cõi. Hành giả chuyên trì giới luật, gột rửa thân tâm, mất dục giới không lòa, nghiệp sắc, vô sắc giới đều dứt Một bước ra khỏi ba cõi vượt thoát luân hồi. Vì thế, Cổ Đức ca ngợi hạnh xuất gia là hạnh làm Phật, làm Tổ.
Khi về cõi Cực Lạc là hoa liển nở, hành giả nghe pháp Tứ Đế liền chứng quả A La Hán. Thực ra, cõi Cực Lạc không có người trụ quả A La Hán. Sở dĩ, nói chứng quả A La Hán là nói công năng diệt hoặc nghiệp mà thôi. Vì người căn tánh Tiểu Thừa ưa thích pháp Tứ Đế, khi nghe pháp Tứ Đế rồi họ liền dứt sạch 88 món kiến hoặc và 81 món tư hoặc nên gọi là A La Hán. Tuy vậy, các vị A La Hán nầy là hồi tâm Đại A La Hán các ngài hồi tâm Tiểu Thừa hướng về Đại Thừa. Có thể nói là trong chứa giữ hạnh Bồ Tát, ngoài hiện tướng Thanh văn.
Đầy đủ Tam Minh là:
Thiên nhãn minh, người có con mắt nầy có thể thấy được Tam Thiên Đại Thiên thế giới.
Túc mạng minh, người biết được vô số kiếp về trước.
Lậu tận minh, người dứt sạch hết hoặc nghiệp phiền não.
Lục thông là: Thiên nhĩ thông, thiên nhãn thông, thần túc thông, tha tâm thông, túc mạng thông và lậu tân thông.
Thiên nhĩ thông là người nghe được âm thính chẳng luận xa gần, chẳng luận chủng loại.
Thiên nhãn thông là thấy bất cứ ngày đêm, gần xa, đông tây, ngăn cách bởi vật chất đều thấy rõ ràng.
Thần túc thông là một bước có thể qua các cõi trời và muôn ngàn cõi nước.
Tha tâm thông là bất cứ ý niệm ở trong tâm người khác, hiểu rõ mỗi ý niệm và sinh hoạt tâm lý của kẻ khác.
Túc mạng thông là bất cứ các đời trước của mình hoặc của người khác, tất cả sự tình như trải trong bàn tay, cả trăm ngàn đời đều hiểu được.
Lậu tận thông là dứt sạch hết tất cả phiền não nghiệp hoặc được vào Niết Bàn.
Bát giải thoát là tám năng lực lìa bỏ tham dục cõi sắc và vô sắc.
1. Trong có sắc tướng, quán ngoại sắc giải thoát. Tu bất tịnh quân trừ tướng sắc dục trong nội tâm đối các sắc bên ngoài.
2. Trong không có tướng sắc dục, ngoài quân sắc để giải thoát là quán bất tịnh bên ngoài khiến sanh chán nhàm trừ lòng tham dục.
3. Thân thanh tịnh giải thoát là bỏ quán bất tịnh, bên trong tưởng tịnh của cảnh sắc bên ngoài làm phiền nào không sánh, chứng thanh tịnh giải thoát
4. Không vô biến xứ giải thoát là tu theo hành tường không vô hiên xứ mà thành tựu giải thoát
3. Thức vô biên xứ giải thoát là xả tâm không vô biên, tư tưởng thức vô biên mà thành tựu giải thoát
6. Và sở hữu xứ giải thoát là bỏ tâm thức vô biên mà tu nướng của vô sở hữu mà thành tựu giải thoát
7. Phi tưởng phi phi tưởng giải thoát là xả tâm về số hữu, không có cái tương thủ tháng sáng rõ, trụ nà thường của phi vô tưởng mà thành tựu định nấy
8. Tưởng thọ diệt giải thoát là chán bỏ các thọ, tưởng, diệt tất cả tâm và tâm sở pháp. Đây là pháp giải thoát cao tột của quả vị Thanh văn.
V. SO SÁNH BA BẬC
Nhằm mục đích sách tấn hành giả tu hành cố gắng tiến lên, nên chúng tôi cố gắng so sánh các phẩm vị ở bậc trung những điểm như sau:
1.- Định rõ địa vị sai khác:
Trung phẩm Hạ sanh là người ở địa vị phảm phu tu hành thế thiên Phước. Đây là những người có lòng nhân từ làm nhiều việc phước thiên lớn ở thế gian. Họ chưa biết Phật pháp. Trái lại, Trung phẩm Trung sanh và Trung phẩm Thượng sanh hai bắc nấy cũng là phàm phu nhưng đã tạo nhơn xuất thế gan Phước. Họ đã biết quy y Tam bảo, biết giữ gìn giới luật của Phật dạy tình nghiêm, không tạo ác pháp, thường làm việc thiện có lòng nhiếp hộ chúng sanh.
2.- Việc thọ pháp chẳng đồng:
Trung phẩm Hạ sanh vì chưa biết Phật pháp, đến khi lâm chung mới may mắn gặp được thiện trì thức dạy cho y chánh cõi Cực Lạc và dạy niệm Phật. Nhờ đó mà được vãng sanh. Việc văng sanh nấy nhờ vào thiện tri thức, nếu không có thiện trí thức thì phải chịu trầm luân trong sáu nẻo. Trung phẩm Trung sanh là người trì giới xuất thế trong thời gian ngắn chỉ có một ngày một đêm tỉnh sạch hoàn toàn, oai nghi không khuyết, đem công đức ấy hồi hướng vãng sanh.
Có người nghỉ: Vì sao giữ giới thời gian rất ngắn chỉ có một ngày một đêm mà được Phật rước vãng sanh. Người giữ giới nấy một ngày đêm bình thường trong đời hay một ngày một đêm trước lúc lâm chung?
Trong kinh dạy: "Người tu cụ túc giới, các oai nghỉ đều toàn vẹn, đem công đức huân tu giới hương đó hồi hướng vãng sanh." Chúng ta đã biết người tu cụ túc giới muốn được toàn vẹn phải có đủ ba ngàn oai nghi, tám muôn hạnh nhỏ. Hành giả vì muốn được vãng sanh Cực lạc, nên quyết tâm một ngày một đêm thực hành đủ oai nghi và tế hạnh là lòng tin thực sự bền chắc, ý nguyện cầu sanh bền vững nên mới làm được việc nầy. Tìn chắc, nguyện sâu là điều kiện ắt có và đủ để vãng sanh Cực lac.
Ngày xưa, có người hỏi Tổ Ngẫu Ích: Người được nhất tâm bất loạn một ngày lúc còn nhỏ, sau đó vì nhân duyên trói buộc không còn được nhất tâm nữa, như thế, khi lâm chung có được vãng sanh không? Tổ đáp: Được Vì người niệm Phật thực sự được nhất tâm một ngày phải là người có lòng tin và ý nguyện rất kiên cố. Ngư được vãng sanh hay không là do lòng tin, nguyên có can sâu, vị ở chín phẩm có thấp cao là do thực hành niệm Phát có thuẩn tạp hay nhiều ít." Vì vậy, người giữ giới cũ túc toàn vẹn một ngày đêm đủ ở hiện đời hay lúc lâm chung đều được vãng sanh vì lòng tin nguyện sâu chắc. Trung phẩm Thượng sanh là bậc tiểu thừa thượng thiện, giữ giới luật trọn đời nên dễ vãng sanh.
3.- Lâm chung Phật rước chẳng đồng:
Trung phẩm Ha sanh khi lâm chung không gặp Phật, nghe giảng xong qua đời, thần thức giây lát sanh về thế giới Cực lạc. Trái lại Bậc Trung phẩm Trung sanh, khi lâm chung thấy Phật A Di Đà cùng những người quyến thuộc, bạn đạo đã tu, phóng ánh sáng vàng, cắm hoa sen thất bảo tiếp dẫn. hành giả thấy mình ngồi trong hoa sen, hoa khép lại sanh về Cực lạc. Rất an tâm và không có vui nào bằng. Riêng Trung phẩm Thượng sanh, khi lâm chung Phật và các vị Tỳ kheo phóng quang vi nhiều, nói pháp và khen ngợi hanh xuất gia. Hành giả thấy ngồi trên hoa sen lễ Phật mà sanh về Cực lạc. Bậc nấy hoa sen không khép, thấy chơn thân Phật ngay, ngộ lý vô sanh.
4.- Hoa nở có sớm muộn:
Trong kinh dạy: "Người văng sanh về Cực Lạc hoa nở, thấy Phật, ngô vô sanh, Bồ tát bất thối là bạn hữu". Trung phẩm Hạ sanh tuy về cõi Cực Lạc nhưng hoa còn búp, qua 7 ngày sau mới gặp Đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí thuyết pháp cho nghe. mãi đến 1 tiểu kiếp hoa mới nở thấy Phật, ngộ vô sảnh, thành A La Hán. Trung phẩm Trung sạnh ở trong hoa sen 7 ngày hoa nở tạm, mở mắt khen ngợi Thế Tôn, được các Bồ Tát thuyết pháp cho nghe. Qua nửa tiểu kiếp hoa mới nở hẳn, thấy Phật, ngộ vô sanh, thành A La Hán. Trung phẩm Thượng sanh về cõi Cực Lạc là hoa nở ngay, thấy Phật, nghe pháp và ngộ vô sanh, liền chứng quả A La Hán.
5.- Sau khi vãng sanh hoa nở lợi ích có khác:
Trung phẩm Hạ sanh và Trung sanh về Cực lạc rồi nghe chư Bồ Tát thuyết pháp, diệt được kiến hoặc chứng quả Tu Đà hoàn. Còn Trung phẩm Thượng sanh, nghe Tứ Đế, đủ tam minh, lục thông và bát giải thoát diệt hết kiến hoặc và tư hoặc, thành A La Hán.
Tóm lại, ba bậc trung phẩm vãng sanh nầy đều nhờ trì giới mà được vãng sanh. Tuy phẩm hạ không thọ trì giới pháp nhưng là những người tin nhân quả và có lòng từ bi, là người thực hành một phần lớn giới luật vì lam tụ tịnh giới có 3 là nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích hữu tình giới đĩ nhiên là có nhiếp luật nghỉ giới. Như thế coi như là người trì giới. Còn hai bậc trên là những người thọ trì giới chánh thức, dù thời gian trọn đời hay chỉ có một ngày. Vì sao người trì giới dễ được vãng sanh? Trong Kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: "Bất cứ người xuất gia hay tại gia nếu có pháp thể giải thoát thì người ấy dù đang ở trong hoàn cảnh khổ như đang trong địa ngục, ta cũng biết chắc người ấy sẽ vào Niết Bàn. Trái lại người không có pháp thể giải thoát dù người ấy đang ở chỗ an vui, thọ mạng dài lâu như cõi trời phi tưởng, ta cũng biết chắc người ấy sẽ vào địa ngục chịu cảnh luân hồi. Thế nào là pháp thể giải thoát? Người có pháp thể giải thoát là người siêng học tập kinh điển, vâng theo lời Phật dạy, nghe cảnh khổ địa ngục sợ nổi gai mọc ốc, nước mắt dầm dề, lo sợ khủng khiếp, chuyên trì giới luật không dám sai phạm.
Ba điểm trên đây chung qui là việc giữ giới nghiêm tịnh. Lời di chúc của Đức Phật trước khi vào Niết Bàn là khi không có ta, phải lấy giới luật làm thầy, thì việc vâng lời Phật dạy là thực hiện việc giữ giới. Thấy cảnh địa ngục khiếp sợ là người tin chắc nhân quả, đã biết gieo nhơn nào có quả đó thì chắc chắn sẽ bỏ dữ làm lành là luật. Như vậy người giữ gìn giới luật là người có pháp thể giải thoát nên việc vãng sanh chẳng khó. Dám mong toàn thể liên hữu chúng ta nghiêm trì giới đã thọ rồi hồi hướng vãng sanh, chắc chắn sẽ được vãng sanh về Cực Lạc, viên thành Phật quả.
Comments
Post a Comment