DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN

 


CHƯƠNG 6

HÀNH QUẢ THƯỢNG PHẨM VÃNG SANH


Thượng phẩm vãng sanh thuộc hàng căn khí Đại thừa là những người trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sanh, cùng thành tựu Phật quả, như thuyền bè hoặc cổ xe lớn, có thể chuyên chở vô lượng chúng sanh, từ bờ mê sang bờ giác, từ dòng phiền não mê lầm đến bờ giải thoát an vui. Phần nhiều các hành giả trong phẩm nấy đều phải phát tâm Bồ để. Kinh Hoa Nghiêm nói: "Người quên mất tâm Bồ đề, dù tu các pháp lành cũng đều gọi là ma nghiệp, quên mất còn như thế, huống chỉ là không phát?" Nên biết, người tu hạnh Đại thừa đều phải có đủ Bồ đề tâm. Thế nào là phát Bồ đề tâm? Là phát khởi tâm hướng về mục tiêu cao cả nhất, đó là quả vị vô thượng chánh đẳng chánh giác. Người tu hành có mục tiêu chắc chắn không uổng phí công sức. Trong Đại Kinh nói: "Phàm muốn vãng sanh Tịnh độ cần phải lấy việc phát khởi tâm Bồ để làm gốc, bởi Bồ đề là quả vị vô thượng, vì vậy, người phát khởi tâm Bồ để là muốn phát khởi tâm làm Phật. Người phát khởi tâm nầy là đoạn lìa dòng sanh tử từ vô thỉ, tu các công đức hướng về Bổ để đều có thể tiến đến quả Phật. Người có căn khí nầy được gọi là Thiện. 


Bậc Thượng nấy, ngoài việc phát tâm Bồ đề, còn là người nghiên cứu về kinh điển Đại thừa, phải hiểu rõ đệ nhất nghĩa đế, để từ đó mà tiến lên. Hiểu về kinh điển Đại thừa là nhận ra Phật tánh sẵn có của mình. Vì tất cả kinh Đại thừa, đức Phật đều nhằm chỉ cho chúng sanh nhận ra Phật tánh của chính mình. Vì vậy, khi thành lập một để kinh đều nhằm chỉ vào bản lai diện mục của chúng sanh. Dù thực hành có dùng Nhân pháp dụ nhưng mục đích đều chỉ ra đệ nhất nghĩa đế, như Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Liên Hoa là dụ để chỉ cho Phật tánh mỗi người vốn vẫn thanh tịnh, ở Thánh không thêm, ở phầm không bớt, như hoa sen tuy ở bùn nhơ mà không bị hôi tanh mùi bùn. Kinh A Di Đà, A Di Đà dịch là Vô Lượng Thọ có nghĩa là sống lâu vô lượng là chỉ Phật tánh vốn không sanh diệt. Kinh Thủ Lăng Nghiêm là tên của đại định, lấy pháp đặt tên chỉ rõ Phật tánh vốn không động lai. Người học kinh điển Đại thừa là người mình tâm, kiến tánh tiến đến thành Phật. Như người cùng tử không biết có ngọc như ý trong chéo áo của mình, khi đã nhận ra thì cuộc sống hoàn toàn đầy đủ. Người nhận ra chơn tâm, hiểu rõ bản tánh, mà phát nguyện vãng sanh, chắc chắn vãng sanh về Thượng phẩm. Để hiểu rõ những phàm phu đại thừa thiện được vãng sanh thế nào, chúng Ta cần khảo sát Diệu quán thứ 14 thì rõ.



I. NHẬN ĐỊNH


Vừa qua chúng ta đã rõ hàng căn tánh tiểu thừa được vãng sanh. Giờ đây chúng ta sẽ tìm hiểu căn tánh Đại thừa được vãng sanh như thế nào. Để nhận rõ về Đếm nấy, chúng ta cần phải phân biệt sự khác nhau giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Về phương diện giáo, Tiểu giữa căn cứ vào thời A Hàm, trong thời nầy Phật phương tiện dẫn dụ căn cơ từ thấp lần lên cao, đưa phàm phu lên bậc hạ Thánh, nên Ngài thường dùng phương pháp thực tế độ người. Trái lại giáo pháp của Đại thừa y cứ vào viên giác của thời Hoa Nghiêm, đốn giáo của thời Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn, chỉ thẳng Phật tánh, ngộ nhập vào Phật vị. Về phương diện lý, Tiểu thừa căn cứ vào lý tương đối hữu tướng làm chuẩn. Trái lại, Đại thừa dùng lý tuyệt đối vô tướng làm tiêu chuẩn. Về phương pháp thực hành, Tiểu thừa dùng phương pháp tương đối để trị, như người nhiều tham dục, dùng cửu tưởng quán đối trị, người nhiều si mê dùng giới phân biệt quán để đối trị, chỉ dùng một pháp đối trị một pháp, theo từng bậc không thể vượt. Trái lại, Đại thừa dùng pháp tuyệt đối, chỉ dùng một pháp diệt trừ tất cả phiền não, như một giọt nước mặn đã đạt được vị mặn của toàn biển, chỗ tu chứng không có chừng bậc, nghe một câu kinh đến thẳng quả Bồ đề, ngộ nửa bài kệ liền thành Phật đạo. Về phương diện kết quả, hàng tiểu thừa chỉ trừ được 88 món kiến hoặc và 81 món tư hoặc, nên chỉ dứt được phần đoạn sanh tử ở tam giới, chứng vô dư Niết hàn. Trái lại, hàng Đại thừa diệt hết kiến tư hoặc, đồng doan sanh tử và cả biến dịch sanh tử chứng quả Vô thời diệt luôn hằng Đại thhoặc, vô minh hoặc, đứt phần thượng Chánh đẳng Chánh giác. 


Hàng Tiểu thừa chỉ tôn đức Thích Ca Mâu Ni làm giáo chủ mà không tin Phật khác, còn Đại thừa thì để xưởng mười phương có vô số Phật. Hàng Tiểu thừa lấy giải thoát cho riêng mình là mục tiêu chủ yếu, chuyên tự độ, còn Đại thừa trái lại muốn độ tất cả mọi người đều được giải thoát, thực hành tự độ, độ tha viên mãn. Chính vì vậy, hàng căn tánh Đại thừa muốn cầu sanh Tịnh độ và việc vãng sanh cũng dễ dàng hơn, tránh được những sự may rủi nếu không có thiện tri thức hoặc thêm trợ duyên cần thiết bên ngoài, mà người hoàn thành các công hạnh nầy sẽ có kết quả chắc chắn và nhanh chóng. Để hiểu rõ các công hạnh thù thắng vãng sanh nầy, chúng ta cần phải khảo sát kỹ pháp quán thứ 14 trong Quán kinh của đức Phật đã dạy.



II. THƯỢNG PHẨM HẠ SANH


Người tu phẩm nầy thuộc hàng phàm phu căn tánh đại thừa thực hành theo hạ thiện. Vì sao gọi là hạ thiện? Vì việc thiện mà họ thực hành chỉ nửa vời, có biết nhưng không có khả năng ngăn ngừa, như người trộm vật của kẻ khác, họ biết kết quả là phải vào tù, nhưng họ không ngăn nổi lòng tham. Tuy người tu có biết nhưng việc làm không triệt để. Chúng ta thử xem công hạnh của phẩm nấy.


1.- Công hạnh: Trong Quán kinh dạy: "Có chúng sanh tuy cũng tin nhân quả, không hủy báng đại thừa, chỉ phát tâm cầu đạo vô thượng, rồi đem công đức niệm Phật nguyện về Cực lạc". 


Hành giả ở đây tuy cũng tin nhơn quả. Chữ tuy cũng là chỉ cho việc tin nhân quả không định chắc, hoặc un hoặc không tin, có khi tin sâu, có khi tin mà không sâu, tâm thiện có khi lui, tâm ác có khi khởi. Đây là do lòng tin không chắc, không định được khổ vui, nếu tin chắc sanh tử là việc rất khổ thì tội nghiệp sẽ không bị phạm nặng, nếu tin chắc cõi Cực lạc có vui vô vị, thì lòng lành một khi đã phát khởi sẽ vĩnh viễn không lui mất. Vấn đề nhơn quả thật rõ ràng chỉ có lòng tin chắc hay không mà thôi. Như người bán bạch phiến, khi gây nhân bán, họ biết kết quả rõ ràng là bị bắt, có 600 grams bạch phiến sẽ bị tử hình. Nhưng lòng tham thúc đẩy làm họ không tin vào nhơn quả nên tạo tội nghiệp để bị nhận chịu quả báo. Nhờ việc tin sâu nhơn quả sẽ đưa con người đến chỗ thánh thiện.


Không hủy báng Đại thừa. Người hiểu kinh điển Đại thừa là người nhận ra Phật tánh của mình. Chư Phật, chư Tổ hết lòng cạn lời chỉ bảo là muốn cho mọi người nhận ra được tánh giác của mình, vì vô lượng kiếp, chúng ta quên rằng mình có viên ngọc minh châu vô giá nằm sẵn trong chéo áo. Nhờ thiện tri thức chỉ cho mới nhận ra được. Vì thế, trên Hội Pháp Hoa, Bồ tát Thường Bất Khinh, không giảng kinh, không thuyết pháp, chỉ theo mọi người nói: “Tôi chẳng dám khinh các Ngài, vì các Ngài sẽ là Phật”. Lời nói tuy đơn sơ, bộc trực, nhưng đã chỉ thẳng, mách đúng. Chúng ta quên mình có Phật tánh thì mình là chúng sanh, nhớ mình có Phật tánh thì mình là Phật. Vì vậy là người tu hành, lòng tin tuy bị gián đoạn, nhưng đối với tất cả kinh pháp Đại thừa không được khinh chê, nghi kỵ; nếu đã khởi lòng nghỉ chê, thì dù có một ngàn vị Phật vây quanh cũng không thể nào cứu được.


Phát tâm cầu đạo vô thượng còn gọi là phát Bồ đề tâm. Người phát Bồ đề tâm là người phát khởi tâm lấy mục tiêu Vô thượng Bồ đề làm cứu cánh. Người tu Tịnh độ phát khởi lòng nhàm chán cảnh khổ, muốn sanh về cảnh giới chư Phật, mau viên mãn hạnh nguyện Đại bi của Bồ tát, rồi trở lại cõi uế, độ tất cả chúng sanh thoát khỏi vòng sanh tử. Như thế người phát tâm cầu đạo Vô thượng là người trên cầu thành Phật, dưới hóa độ chúng sanh.


Đem công đức niệm Phật nguyện sanh về thế giới Cực lạc. Kinh dạy: "Tu hành không nguyện, đạo quả khó thành." Muốn được vãng sanh, nguyện là động cơ chính yếu, như người vừa thoát khỏi nhà tù, có ý nguyện về Tây sẽ đến Tây, muốn về Đông sẽ đến Đông. Hành giả nguyện về Cực lạc vì Tịnh độ nầy do Bồ tát Pháp Tạng nguyện trang nghiêm để tiếp dẫn chúng sanh. Người về cõi nầy rồi liền chứng Vị bất thối, vào chánh định tụ, thẳng đến Phật quả. Lại nữa, cõi nầy vị Hóa Chủ là Phật A Di Đà có duyên lớn với chúng sanh cõi Ta Bà và hai đại Bồ tát hầu cận Ngài cũng phát nguyện thị hiện cõi Ta Bà để tiếp dẫn chúng sanh. Vì thế, đức Thích Ca Mâu Ni mỗi chỗ, mỗi thời đều khen ngợi chỉ về. Như Mẫu hành giả muốn sanh về Thượng phẩm Hạ sanh phải có đầy đủ 4 yếu tố là phải tin nhơn quả, không hủy báng kinh pháp đại thừa, phát khởi tâm Bồ đề và nguyện sanh về cõi Cực lạc. Người thực hành được bốn điểm trên, khi lâm chung chắc được Phật và Bồ tát cầm sen vàng đến rước.


2.- Kết quả: Quán kinh dạy: "Hành giả ấy khi lâm chung, Phật A Di Đà và 2 vị Bồ tát cùng chư Bồ tát cẩm hoa sen vàng, với 500 vị hóa Phật đến nghình tiếp. Lúc đó 500 vị hóa Phật đồng thời đưa tay xuống và khen rằng: "Pháp tử! Ngươi nay thanh tịnh, phát vô thượng đạo tâm nên ta đến rước ngươi". Khi ấy hành giả thấy mình ngồi trên hoa sen vàng, cánh sen khép lại, theo sau đức Thế Tôn, sanh về ao thất bảo. Trải qua một ngày một đêm hoa sen nở ra, bảy hôm sau mới thấy Phật, đợi 21 ngày sau mới thấy minh bạch. Bấy giờ hành giả nghe các âm thanh đều diễn pháp mầu, bay dạo mười phương cúng dường chư Phật và được nghe pháp thậm thâm của các đức Thế Tôn. Trải qua ba tiểu kiếp được Bách pháp Minh môn trụ Hoan hỷ địa".


Hành giả khi lâm chung thấy Phật và Thánh chúng đến đón tiếp nhưng chưa rõ ràng, chỉ thấy rõ 500 vị hóa Phật mà thôi. Vì sao? Vì chúng sanh thấy Phật tùy theo nghiệp của mình mà thấy được báo thân cũng gọi là chơn thân Phật, hoặc hóa thân là thân chúng ta tôn trị rên điện thờ hằng ngày. Chơn thân Phật rất to lớn, mất to bằng bốn biển lớn, lông trắng giữa chặn mày xoắn tròn to bằng năm hòn núi Tu di, nếu không phải là Bồ tát đệ Bát địa thì không thể thấy rõ.


Hai chữ Pháp tử cũng gọi là Phật tử, là chỉ người tin thuận theo giáo pháp và thừa kế gia nghiệp của Phật, tức là người muốn thành Phật và làm cho hạt giống Phật không dứt mất. Theo Đại thừa, Pháp tử chỉ cho Bồ tát. Nay người thanh tịnh phát vô thượng đạo tâm là chỉ cho hành giả có lòng tin nhân quả, thì tâm được thanh tịnh. Vì sao? Vì người có lòng tin nhân quả, biết gieo nhơn nào gặt hái quả đó, chắc chắn họ không dám gieo nhơn ác, đã không có nhơn ác là từ trong bản chất đã nhiêu ích mọi người, như người không trộm cắp, tuy chúng ta không gây nhơn, nhưng đã làm cho cả xóm làng yên ổn rồi, dĩ nhiên ngăn ác làm lành thuộc về giới thanh tịnh. Đạo Vô thượng là chỉ cho Phật đạo tối thượng, không gì có thể so sánh. Vì đạo Như Lai chứng đắc không có đạo nào vượt hơn nên gọi pháp vi diệu rất cao vô thượng. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Tỳ kheo Pháp Tạng có kệ: "Ta lập nguyện siêu thế, ắt đến vô thượng đạo, nguyện nầy không đầy đủ, thể không thành Diệu giác". 


Hành giả thấy mình ngồi trên hoa sen, hoa sen khép lại và sanh về ao thất bảo, điều đó cho chúng ta thấy, hành giả ở đây tuy có tu hành, nhưng tu không đến rốt ráo, lúc có lúc không. Vì sao được biết? Vì trong kinh dạy: "Người ở cõi Tà bà mới phát tâm niệm Phật thì ở ao thất bảo có gieo hạt sen lần lần nở thành hoa sen, hoa sen lần thành đài, ở cạnh đài có nêu tên và ngày văng sanh. Đến kỳ, chư Thánh chúng cầm đài sen đến nghinh tiếp. Riêng hoa sen chưa có đài, khi hành giả không tỉnh tấn hoặc lui sụt thì hoa héo, có khi bị tàn hư. Còn người đã có đài sen thì chắc chắn được vãng sanh thượng phẩm. Ngày xưa, Đạo Xước Thiền sư, giữa lúc giảng kinh, cả chúng đều thấy Đàm Loan Pháp sư ngồi trên tòa thất bảo gọi Đạo Xước Thiền sư mà nói rằng: "Đài báu của ông ở Tịnh độ đã hoàn thành, chỉ còn thần thức chưa mãn đấy thôi". Hai phẩm trên hành giả đều được ngồi đài Tử Kim và đài Kim Cương.


Khi về cõi Cực lạc rồi một ngày hoa sen nở nhưng chỉ thấy Bồ tát, đến 7 ngày sau mới thấy Phật nhưng trong tình trạng lờ mờ chưa rõ, phải đợi 21 ngày sau mới thấy Phật rõ ràng. Khi thấy Phật rồi là chứng được vô sanh pháp nhẫn, nên có đủ thần thông diệu dụng, đi khắp mười phương cúng dường chư Phật và thân nghe các ngài thuyết pháp. Dù vậy, vẫn phải trải qua thời gian tu tập đến 3 tiểu kiếp mới được Bách pháp Minh môn. Bách Pháp Minh môn là môn trí huệ thấu suốt trăm pháp một cách rõ ràng mà cũng là vị chứng của Bồ tát ở địa thượng. Trăm pháp gồm tất cả pháp hữu vi và vô vì hợp thành 5 pháp: Tâm pháp, tâm sở hữu pháp, sắc pháp, bất tương ưng hành pháp và vô vì pháp. 


Tâm pháp có 8 thứ là Nhân thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức, Ý thức, Mạt na thức và A lại da thức.


Tâm sở hữu pháp có 51 môn được chia thành 6 nhóm là:


A. Biến hành có 5: xúc, tác ý, thọ, tưởng, tư


B. Biệt cảnh có 5: dục, thắng giải, niệm, định, huệ;


C. Thiện có 11: tín, tàm, quỹ, vô tham, vô sản, vô si, tỉnh tấn, khình an, bất phóng dật, hành xã, bắt hai:


D. Căn bản phiền não có 6: tham, sân, si, mạn, nghỉ, ác kiến;


C. Tùy phiền não có 20 chia làm 3 bực:


Tiểu tùy có 10: phần, hận, phú, não, tật, xan, cuống, siểm, hại, kiêu,


Trung tùy có 2: vô tâm, vô quỹ,


Đại tùy có 8: trạo cử, hôn trầm, bất tín, giải đãi, phóng dật, thất niệm, tán loạn, bất chánh trị;


F. Bất định có 4: hồi, miên, tẩm, tư.


Sắc pháp có 11: nhân, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp,


Bất tương ứng hành pháp có 24: đắc, mạng căn, chúng đồng phận, vị sanh tánh, vô tướng định, diệt tận định, vô tường báo, danh thân, củ thân, văn thân, sanh, trụ, lão, vô thường, lưu chuyển, định vị. tương ứng, thế tốc, thứ đệ, phương, thời, số, hòa hợp tánh, bất hòa hợp tánh. 


Vô vi pháp có 6: Hư không vô vị, trạch diệt vô vị. phi trạch diệt vô vị, bất động diệt vô vị, tưởng thọ diệt vô vì và chơn như vô vị. Người dùng trí huệ thấu suốt trăm pháp nầy là người hiểu rõ muôn pháp.


Trụ Hoan hỉ địa được gọi là Bồ tát địa thượng - Vị Bồ tát nầy đã trải qua 44 vị, đã vượt qua A tăng kỳ kiếp thứ nhứt, từ đó lần lên đến Bất động địa thứ tám là đã vượt qua A tăng kỳ kiếp thứ hai. Các phẩm Trung và Thượng thường ở vị Bồ tát đệ bát địa tức bắt đầu A tăng kỳ kiếp thứ 3.



III. THƯỢNG PHẨM TRUNG SANH


Phẩm nầy thuộc phàm phu trung thiện. Hàng trung thiện công hạnh tuy chưa rốt ráo, nhưng hiểu nghĩa rõ ràng, như những người đa văn có thể hiểu và giải rõ về Phật tánh, nhưng chưa sống hoàn toàn với Phật tánh, dù có sống cũng chỉ một phần, nên gọi là trung thiện. Để hiểu rõ phẩm vị vãng sanh của bậc nầy, chúng ta phải khảo sát kỹ công hạnh cũng như kết quả.


1.- Công hạnh: Quán kinh dạy: "Có chúng sanh tuy không thọ trì kinh điển Đại thừa, nhưng khéo hiểu nghĩa thú đối với đệ nhất nghĩa, tâm không kinh động, tin sâu lý nhơn quả, không phỉ báng pháp Đại thừa, nếu hành giả đem công đức nầy niệm Phật hồi hướng, sẽ được vãng sanh Cực lạc."  


Đệ nhất nghĩa đế là chân lý sâu xa huyền diệu vượt hơn tất cả pháp, dung hợp cả chơn đế và tục đế, là cảnh giới dứt bặt mọi đối đãi, ly ngôn tuyệt tướng, cũng gọi là Phật tánh. Nhiệm vụ của một thiền sư đối với học nhơn chỉ có một cách duy nhất là chỉ cho hành giả nhận ra tánh giác của mình. Phần còn lại do chính đương nhơn định đoạt. Ngày xưa có một vị cư sĩ đến thưa với Tổ Bồ Để Đạt Ma: Thưa Tổ, những người cư sĩ như chúng con có thể tu thiền được chăng? Tổ đáp: Ta không dạy tu hay không tu mà ta chỉ dạy cho người nhận ra được gia bảo của mình mà thôi. Ta hỏi ông: Nếu ông có một rương vàng bạc châu báu để trong nhà, một hôm ông phát giác ra một số vàng bạc bị đánh cắp, mà thủ phạm chính là người bạn thân ở chung trong nhà, lúc đó ông phải làm sao? Vị cư sĩ trả lời: Nếu biết được người bạn thân đánh cấp, tôi sẽ tống cổ thằng bạn bất nghĩa ra khỏi nhà ngay. Tổ hỏi: Nếu ông không đủ khả năng đuổi nó ra khỏi nhà ông phải làm sao? Vị cư sĩ đáp: Nếu không đuổi nó được, tôi phải đem rương vàng bạc ra khỏi nhà cất chỗ an toàn. Tổ nói: Cũng vậy, ta chỉ cho ông nhận ra Phật tánh quý trọng vô giá, các việc khác (tu) tùy ông lo liệu. Vì trong tự tánh của ông vốn thanh tịnh không có ô nhiễm.


Hành giả ở đây hiểu rõ Phật tánh, tâm không lo sợ, an ổn biết mình có Phật tánh, nhưng chưa sống được với Phật tánh của chính mình. Họ tuy có sự hiểu biết rõ ràng, nhưng tập khí nhiều đời rất sâu dày, tuy biết cách làm dừng gió, nhưng sóng vẫn nổi lên, vì bởi tập khi nhiều đời rất sâu, phải có một thời gian thọ trì kinh điển là phải sống với tánh giác, mới gọi là người Minh Tâm Kiến Tánh.


Công hạnh chính của hành giả ở đây là tin sâu lý nhơn quả. Chữ tin sâu là ngoài việc biết rõ nhơn quả ra, hành giả phải thực hành đúng lý nhơn quả. Như biết sát sanh phải đền mạng, hành giả trọn đời không dám sát sanh; biết trộm cắp sẽ bị quả báo ở tù, hành giả trọn đời không trộm cấp; biết dâm dục là nguồn gốc của sanh tử luân hồi, nên trọn đời không dâm dục. Người tin sâu nhơn quả là người biết thực hành trọn đời không gây nhơn ác. Người tin sâu nhơn quả cũng gọi là người gìn giữ giới thanh tịnh.


Hành giả ngoài việc tin sâu nhơn quả, còn phải tin Phật là đấng giác ngộ viên mãn, làm chỗ y cứ cho chúng sanh nương về; tin pháp là tin giáo pháp của Phật có thể đưa người đến chỗ giải thoát an vui; tin mình là tin tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, đều có khả năng làm Phật, nếu chúng ta thực hành theo giáo pháp đức Phật dạy, chắc chắn chúng ta sẽ nghịch với trần lao, thuận với giác tánh, viên mãn quả vị vô thượng bồ đề. Người luôn luôn nhớ mình có tánh giác thì không bao giờ khinh chê kinh điển Đại thừa, mà luôn luôn cố gắng học hỏi. Đọc tụng kinh điển và học hỏi pháp Đại thừa là một điều kiện chính yếu, tạo thành pháp thể giải thoát. Hành giả có đủ hai điểm kể trên là người có pháp thể giải thoát, rồi đem công đức ấy hồi hướng về Cực lạc thì chắc chắn được sanh. Vì trong kinh đức Phật dạy: "Người có pháp thể giải thoát thì dù cho họ đang ở nơi địa ngục ta cũng biết chắc người ấy sẽ được vào Niết bàn". Huống chỉ chúng ta hiện đang ở nhơn đạo cầu sanh thì còn chắc chắn văng sanh hơn cả trăm lần.


2.- Kết quả: 


Quán Kinh dạy: " Hành giả khi lâm chung, Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí cùng vô lượng quyến thuộc bưng đài tử kim đến khen rằng: "Pháp tử! Ngươi tu Đại thừa, hiểu đệ nhất nghĩa đế, nay ta đến tiếp ngươi". Lúc ấy, đức Phật và một ngàn hóa Phật đồng đưa tay tiếp dẫn. Hành giả tự thấy mình ngồi đài tử kim, chấp tay khen ngợi Phật, khoảng một niệm sanh về ao thất bảo. Trải qua một ngày một đêm, hoa sen nở, Phật và Bồ tát phóng quang, mắt liền sáng tỏ, nghe pháp âm đệ nhất nghĩa đế. Nghe xong chắp tay lễ Phật. Trải qua bảy ngày liền được Vị bất thối, có thể bay đi phụng sự chư Phật khắp mười phương, tu các môn tam muội. Qua một tiểu kiếp được Vô sanh nhẫn và được chư Phật thọ ký.


Hành giả khi lâm chung có Phật, Bồ tát và quyến thuộc đến đón là một ân huệ rất lớn, vì khi lâm chung mọi người đều lo sợ, đường trước mờ mờ chưa biết về đâu, chợt gặp Phật, Bồ tát là một điều vui mừng, cộng thêm những quyến thuộc thân hữu đến chúc tụng thẻ không có vui nào bằng. Lại nữa, quyến thuộc cẩm đã thị kim, trên đài có hoa sen, cạnh đãi có ghi tên họ và cả ngày giờ của người vãng sanh, làm cho người vãng sanh niềm tin vững chắc nhất tâm niệm Phật. Nhất là lời khen thật rõ ràng minh xác việc làm đúng là tu theo Đại thừa. Người tu theo Đại thừa là người thực hành đạo Bồ tát, viên chứng quả vô thượng Bồ đề. Người hiểu được lý tuyệt đối là người thực hành lý trung đạo, giải quyết tất cả nghi vấn, đưa con người về với chân thiện mỹ. Một ngàn đức Phật đồng đưa tay tiếp dẫn là chiêu báo của việc tu hành, phụng sự mười phương chư Phật sẽ được chư Phật đến tiếp đón, nhiều hơn phẩm Hạ có 500 hóa Phật nghinh tiếp mà thôi.


Hành giả ở đây khi vào hoa sen ở đài vàng tía, rồi hoa khép lại, đợi đến một ngày một đêm sau hoa mới nở. Hoa búp hoa nở ở cõi Cực lạc là biểu hiện việc gột rửa hoặc nghiệp. Tuy ở trong hoa sen nhưng các ngài vẫn đến các nơi nghe chư Bồ tát thuyết pháp và hoạt động bình thường. Nói hoa nở là biểu hiện hành giả đã sạch hết phần thô của hoặc nghiệp, thấy Phật nghe pháp ngộ vô sanh, nhưng phải trải qua một thời gian 7 ngày mới được Vị bất thối, có đủ thần thông diệu dụng, phụng sự chư Phật mười phương, tu hành các tam muội. Qua một tiểu kiếp chứng được Vô sanh nhẫn và được chư Phật tho ký một đời làm Phật. Qua kết quả trên cho chúng ta thấy, từ hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh, đến chứng quả vô sanh, cũng phải trải qua một thời gian tu tập mới sống được trọn vẹn, và thể nhập đầy đủ vào tánh giác.



IV. THƯỢNG PHẨM THƯỢNG SANH


Phẩm này thuộc về phàm phu thượng thiện. Tuy các ngài chưa chứng vào Bồ tát vị, nhưng công hạnh của các ngài cao tột, thực hành bốn điểm chính yếu của Tông Tịnh độ là: có lòng tin sâu về Tịnh độ, lòng thiết tha nguyện vãng sanh về cõi Phật A Di Đà, phải có phát tâm đại Bồ đề và phải biết lợi ích của người được vãng sanh về Tịnh độ, rồi phát ba thứ tâm, tu ba thứ hạnh, chắc được vãng sanh.


1.- Công hạnh:


A. Thế nào là phát ba thứ tâm?


Quán kinh dạy: "Nếu chúng sanh muốn sanh về cõi kia phải phát ba thứ tâm:


Tâm chí thành.

Tâm sâu thiết.

Tâm hồi hướng phát nguyện tất sẽ được vãng sanh.


- Thế nào là tâm chí thành?


Tâm chí thành là tâm chơn thật. Ý muốn nói chỗ hạnh giải của hành giả phải hoàn toàn chơn thật. Không được bên ngoài hiện tướng hiển thiện tinh tấn mà bên gong ôm lòng hư giả, là nguy, gian trá. Việc lành không làm, tánh ác không bỏ, tuy thân, khẩu, ý có làm điều thiên cũng đều gọi là tạp độc. Người có hạnh tạp độc nây cầu sanh Tịnh độ, không thể thành công. Vì sao? Vì Phật A Di Đà trong lúc tu nhơn, làm hạnh Bồ tát đều từ tâm chơn thật. Vì thế, hành giả muốn cầu sanh về Tịnh độ, trước tiên phải có tâm chơn thật.


Lại nữa, tâm chơn thật có hai thứ là tự lợi là lợi tha. Tự lợi chơn thật là phải chính mình bỏ các điều ác, đứt lòng phân biệt ngã nhơn, nhàm chán cõi uế ác, ưa muốn sanh về Tịnh độ. Lợi tha chơn thật là tâm siêng tu các thiện pháp của Bồ tát, miệng khen ngợi Phật y chánh trang nghiêm và ngợi khen chúng sanh tu thiện nghiệp. Nếu gặp người không làm việc thiện phải xa lánh, không tùy hỉ. Thân nghiệp thường lễ kính Phật A Di Đà. Ý nghiệp thường quán sát ức niệm y báo và chánh báo của Phật A Di Đà như ở trước mắt; nếu chơn thật khởi ba thiện nghiệp gọi là tâm chí thành.


- Thế nào là tâm sâu thiết?


Tâm sâu thiết là chỉ cho lòng tin sâu chắc mình có Phật tánh, có khả năng thành Phật, nhưng bị bùn nhơ vô minh vây quanh nên hiện tại là phàm phu tội ác trong sanh tử, từ vô lượng kiếp đến nay, thường lưu chuyển trong sanh tử không có duyên ra khỏi. Nay gặp đức Phật A Di Đà là đại nhân duyên, ánh sáng của Ngài sẽ chuyển vào ánh sáng Phật tánh của ta, nhất định tâm ta bừng sáng, trong nhà thiển gọi là truyền đăng tục diệm, nên mình niệm Phật chắc được về cõi Phật. Tin đức Phật A Di Đà có 48 nguyện lớn tiếp dẫn chúng sanh, cứ nương vào sức đại nguyện kia chắc được vãng sanh. Tin lời Phật Thích Ca dạy ba phước, chín phẩm, định thiện, tân thiện trong Quán kinh là thù thắng. Tin mười phương chư Phật hiện tướng lưỡi rộng dài, khuyên phàm phu niệm Phật chắc được vãng sanh trong Kinh A Di Đà là đúng đắn dễ thành công.


Tin sâu thiết là hành giả tin chắc lời Phật dạy, quyết định vâng làm không tiếc thân mạng. Phật bảo làm thì làm, Phật bảo bỏ thì bỏ, đây gọi là tùy thuận lời Phật dạy. Phật nguyện thành Phật độ khắp chúng sanh, hành giả cũng có ý nguyện: trên thành Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh, gọi là thuận theo ý Phật. Vì sao phải nghe lời và thuận ý Phật? Vì Phật là đấng giác ngộ viên mãn, đại từ bi, lời của Phật là chánh giáo, chánh hạnh, chánh nghĩa, chánh giải, chánh nghiệp, chánh trí, nên gọi là liễu giáo. Lời của Bồ tát, Thanh văn, Trời, người đều gọi là bất liễu giáo. Như thế, tin sâu thiết là quyết định kiến lập tự tâm, thuận lời Phật dạy tu hành, không cho các chấp làm lui sụt và làm loạn tâm mình.


Phàm người đã có lòng tin sâu thiết phải y theo kinh điển chỉ dạy pháp vãng sanh mà cố gắng thực hành. Một lòng chuyên tụng Quân kinh, A Di Đà kinh và Võ Lượng Thọ kinh; một lòng chuyên chú, tư tưởng, quán sát, nhớ niệm y báo và chánh báo trang nghiêm quán kia; nếu lễ thì đem thân chuyên lễ đức Phật kia, nổi xưng niệm thì dùng khẩu nghiệp chuyên xưng niệm dành hiệu đức Phật kia; nếu ý nhớ thì dùng ý nguyệp chuyên nhớ đức Phật kia. Thân khẩu ý chuyên hướng về đức Phật kia gọi là chánh hạnh. Trong chánh hạnh nầy, nếu một lòng chuyên niệm Phật A Di Đà, đi, đứng, ngồi, nằm, mỗi niệm không gián đoạn gọi là chánh nghiệp, nếu y theo lễ tụng gọi là trợ nghiệp. Trừ chánh nghiệp và trợ nghiệp mà thực hành các việc khác gọi là tạp hanh.


-Thể nào là tâm hồi hướng phát nguyện?


Hồi hướng là đem tất cả việc làm hướng về mục tiêu đã chọn, như người định mua một ngôi nhà vừa ý, họ phải trải qua nhiều thời gian làm nhiều việc, ban ngày làm hãng, tối về may vá, những ngày nghỉ làm thêm công việc khác, được tiền dành dụm để mua nhà, như thế gọi là hồi nhơn hướng quả. Người niệm Phật hồi hướng là dùng thiện căn thế gian và xuất thế gian của mình tu được, đem hồi hướng phát nguyện sanh về Cực lạc. Tâm hồi hướng nầy phải có lòng tin sâu chắc như kim cương, không bị tất cả các thấy khác, học khác, hiểu khác, làm khác làm loạn động phá hoại, phải có quyết định dũng mãnh tỉnh tiến hành đạo. Hành giả hồi hướng phát nguyện là đem thiện căn có được từ cõi Ta bà để hướng về cõi Cực lạc, tiến đến thành Phật.


B. Thế nào là tu ba thứ hạnh?


Quán kinh dạy: "Có 3 hạng hữu tình được sanh về Cực lạc:


Hạng người có lòng thương xót, không giết hại, giữ tròn các giới.

Hằng đọc tụng kinh điển đại thừa.

Tu hành lục niệm hồi hướng phát nguyện sanh về an dưỡng.


- Thế nào là có lòng từ không giết hại, giữ tròn các giới?


Nói về sát nghiệp gồm có 3 thứ: Dùng miệng giết là dùng lời nói phân xử, ra lệnh giết, hoặc nói khích nói mát để người tự vẫn chết đều thuộc về dùng miệng giết; dùng thân giết là dùng thân đánh đập, chém giết, hoặc trao cho người giết gọi là thân giết; dùng tâm ý giết là tính toán, gài bẫy, tìm phương cách xúi dục cho người bị giết đều gọi là ý giết. Nghiệp giết không chỉ có loài người mới kể mà gồm cả bốn loài, tất cả chúng sanh. Người đối với tất cả chúng sanh khởi lòng nhơn từ không giết hại, tự mình không giết hại gọi là chỉ thiện, dạy người khác không giết hại gọi là hành thiện, mình và người đều dứt sát sanh gọi là chí thiện, cứu kính vĩnh viễn trừ diệt nghiệp sát gọi là hạnh thiện.


Giữ tròn các giới: Nếu nói về giới thì người, trời và giới, mười giới Sa di, 250 giới của Tỳ kheo và 348 giới của Tỳ kheo Ni. Nếu nói về người Đại tâm và Đại hgiới thì gọi là Bồ tát giới, giới nầy dùng vị để so sánh sẽ là ba vị ở thượng phẩm.


- Thế nào là đọc tụng kinh điển đại thừa?


Tất cả chúng sanh tập tánh không đồng mới có 8 muôn bốn ngàn thứ bệnh khác nhau, nên Phật dạy 8 muôn bốn ngàn thứ thuốc để trị. Vì vậy, người đọc tụng kinh điển đại thừa là để hiểu rõ phương pháp tu hành, từ đó hướng đến Phật quả. Lại nữa, người đọc tụng kinh điển đại thừa có thể tự giác và giác tha, làm cho âm siêu dương thới và ngộ đạo thành Phật. Nếu dùng đức dụng để so sánh thì người đọc tụng kinh điển đại thừa thuộc xuất thế gian thiện căn, nếu đem công đức tu tập hồi hướng về Tịnh độ sẽ được vãng sanh dễ dàng. Nên trong Thánh Hiền Lục có người chuyên trì kinh Kim Cang, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã, khi lâm chung được Phật tiếp dẫn vãng sanh rất nhiều. Vì thế người tu Tịnh độ phải lấy việc đọc tụng kinh điển Đại thừa làm chính yếu.


- Thế nào là tu Lục niệm?


1. Niệm Phật: Nghĩ nhớ Phật có đủ 10 hiệu, có đại từ đại bi đại quang minh, thần thông vô lượng, hay dứt trừ vô lượng khổ não của chúng sanh, ta muốn cùng đồng như Phật.


2. Niệm Pháp: Niệm tưởng đến 3 tạng 12 bộ kinh của Như lai đã giảng thuyết hơn 300 hội có đại công đức, làm các vị thuốc hay để trì lành tất cả căn bình khổ não của chúng sanh, ta muốn chứng nghiệm để ban bố cho chúng sanh.


3. Niệm Tăng: Tưởng nhớ chư Tăng là đệ tử của Đức Như Lai, đắc pháp vô lậu, đầy đủ giới, định, huế hay làm phước điển cho thế gian, ta muốn tu ti Tăng hạnh.


4. Niệm Giới: Nghĩ tưởng giới hạnh có thế lực lớn, trừ được tất cả tội ác và các pháp bất thiện của chúng sanh. Ta muốn tinh tấn hộ trì.


5. Niệm Thí: Niệm tưởng hạnh bố thí có đại công đức, trị được trọng bịnh tham lam bỏn xẻn của chúng sanh, ta muốn dùng pháp bố thí khéo léo cứu giúp cho chúng sanh.


6. Niệm Thiên: Nghĩ nhớ thứ đệ tu tập Thiền định của chư Thiên trong ba cõi, đạt đến kết quả được niềm an lạc tự nhiên trong tâm hồn, do vì trước tu hành giữ giới, bố thí...các Thiện căn mà được, ta cũng muốn đầy đủ các công đức như thế.


Hành giả đã chuyên tu hành lục niệm, biết rồi phải nhớ và cố gắng thực hành, hồi hướng về cõi Cực lực thì chắc chắn được vãng sanh. 



V. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG 

VÀ DỊ BIỆT CỦA PHẨM THƯỢNG


1. Tương đồng: 


Ba bậc Thượng phẩm nầy thuộc về hạng tu thiện hạnh, trọn đời niệm hồng danh Phật A Di Đà, khi lâm chung Phật, Bồ tát và quyến thuộc đến tiếp nghĩnh, trong chốc lát được vãng sanh về Cực lạc.


2. Sự dị biệt:


A. Về công hạnh: 


Bậc Thượng phẩm phát ba thứ tâm, tu ba thứ hạnh. Bậc Trung không đọc tụng kinh điển đại thừa nhưng khéo hiểu đệ nhất nghĩa, tin sâu nhân quả, không phỉ báng Đại thừa. Bậc Hạ: tin nhân quả không sâu, nhưng không hủy báng Đại thừa, phát Bồ đề tâm và niệm Phật nguyện sanh.


B. Về kết quả:


Hoa sen: Bậc Thượng là đài kim cương, hoa sen nở không búp, hành giả ngồi trên hoa sen vãng sanh. Bậc Trung là đài tử kim, hành giả vào hoa sen, hoa khép lại sanh về Cực lạc. Bậc Hạ hoa sen không có đài, hành giả vào hoa sen, hoa khép lại sanh về ao thất bảo.


Thánh rước có khác: Bậc Thượng, Phật, Bồ tát và chư thiện nhơn đồng hiện chơn thân đến rước. Bậc Trung, Tam thánh và quyến thuộc cùng với 1000 vị hóa Phật đến tiếp rước, điều nầy cho thấy hành giả không thấy chơn thân của tam Thánh và quyến thuộc rõ, chỉ thấy rõ 1000 vị hóa Phật mà thôi. Bậc Hạ, chỉ thấy Phật và Bồ tát nhưng không rõ, chỉ có 500 hóa Phật hiện rõ và tiếp dẫn vãng sanh.


Thời gian hoa nở sớm muộn: Bậc Thượng, hoa không búp, nở ngay khi được tiếp dẫn, bậc Trung, phải trải qua một đêm hoa mới nở. Bậc Hạ, sau một ngày một đêm hoa mới nở, nhưng chưa thấy rõ, sau 7 ngày mới thấy Phật, đến 21 ngày mới thấy thật rõ.


Thời gian được pháp: Bậc Thượng về Cực lạc chỉ trong chốc lát, được vô sanh nhẫn, được chư Phật thọ ký, chứng vô lượng Đà La Ni Môn. Bậc Trung về Cực lạc trải qua một đêm hoa nở, qua 7 ngày được Vị bất thối, bay đi cúng dường chư Phật trong mười phương, tu các tam muội, qua một tiểu kiếp chứng vô sanh nhẫn. Bậc Hạ 21 ngày sau nhận rõ Phật và nghe pháp, trải qua 3 tiểu kiếp được Bách pháp Minh môn trụ Hoan hỉ địa. Trong kinh dạy: "Hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh". Chúng ta thấy ở đây hoa nở thấy Phật, nhưng phải trải qua một thời gian dài mới chứng nhập. Do đó, chư vị Thiền sư cũng nói: "Đốn ngộ tuy bằng Phật, nhiều đời tập khí sâu, gió dừng sóng vẫn vỗ, lý hiện niệm còn xâm". Như vậy từ đốn ngộ đến chứng ngộ phải trải qua một thời gian tu tập mới hoàn thành, như người biết rõ đường về nhà, nhưng phải trải qua một cuộc hành trình gian nan mới đến được. Dù vậy, người đốn ngộ rồi không còn lui sụt, chỉ tiến chậm hay mau, nhưng chắc chắn đến nhà. Do đó, ở đây nói muốn ngộ vô sanh phải trải qua 3 tiểu kiếp, thật không có gì lạ.


Tóm lại, người tu công hạnh Thượng phẩm, trước tiên không được nghỉ và khinh chê kinh điển Đại thừa. Vì sao? Vì kinh điển Đại thừa là giáo pháp chỉ cho chúng ta trở về với quả vị cứu cánh. Ngày xưa, khi ngồi dưới cội Bồ để, đức Thích Ca Mâu Ni vừa thành đạo, câu nói đầu tiên của ngài là: Lạ thay! Tất cả chúng sanh đều có đầy đủ Như Lai đức tướng, tại sao cam chịu cảnh đau khổ trầm luân!". Từ đó, Ngài suy tìm, thì ra chúng sanh từ vô lượng kiếp đến giờ, chạy theo vô minh phiền não nên bị luân chuyển trong ba nẻo sáu đường, nhận giặc làm con, sống trong sự đối đãi hằng ngày quá quen thuộc, rồi tự chấp nhận cho nó là của mình. Đến khi nghe Phật chỉ Phật tánh của mọi người là chỗ tuyệt đối, rời cả văn tự, ngữ ngôn, xa cách phân biệt chấp trước, tự nhiên sanh nhiều nghi vấn. Nếu không phải là người có căn khí đại thừa thì cho rằng Phật nói pháp Đại thừa ngoài tri kiến thông thường thật khó tin. Người khinh chê kinh điển Đại thừa là người không tin mình có Phật tánh, như người không tin mình có sẵn hạt bảo châu như ý trong chéo áo thì suốt đời chịu cảnh bần cùng. Nếu không tin mình có khả năng bội trần hợp giác thì suốt đời chịu cảnh trầm luân. Người nghỉ và chê đại thừa sẽ không bao giờ được giải thoát. 


Người không nghỉ đại thừa tiến lên một bước nữa là đọc tụng kinh điển đại thừa, để hiểu được đệ nhất nghĩa đế tức là nhận ra Phật tánh của mình, từ đó phát tâm vô thượng, tin sâu lý nhơn quả, tu hành lục độ vạn hạnh, niệm Phật cầu sanh, chắc chắn được Phật đến tiếp dẫn vãng sanh về cõi Cực lạc. Mong toàn thể liên hữu cùng phát tâm thực hành công hạnh kể trên chắc được vãng sanh Thượng phẩm.


Qua phần cửu phẩm vãng sanh vừa trình bày, ba phẩm bậc Hạ tuy cũng được vãng sanh nhưng vẫn còn may rủi. Vì lúc lâm chung thiện tri thức thật khó gặp, khi tướng địa ngục hiện ra, hoặc hoàn cảnh bức bách, ma nghiệp dẫn đường, nếu không có thắng duyên hoặc túc nhơn thuần thục thì khó niệm được mười niệm để được vãng sanh. Ba phẩm bậc Trung tuy nói là hàng phàm phu phước thiện, nhưng thuộc phước thiện thế gian hoặc thiện của tiểu thừa. Do đó, Trung phẩm Hạ sanh tuy tu thượng phước nhưng thuộc về thế gian thiện, do đó phải có thiện tri thức lúc lâm chung, tuy không có tướng địa ngục hiện, ít bị bức bách ác duyên, nhưng nếu không nhờ câu hồng danh của Phật diệt tội thì khó vãng sanh. Phẩm Trung trung và Trung hạ nhờ trì giới thanh tịnh, tuy là giới Tiểu thừa nhưng có khả năng bảo đảm giải thoát, nên khi lâm chung Phật và Thánh chúng đến nghinh tiếp. Ba phẩm Thượng là những hàng Đại thừa thượng thiện, phần nhiều là những bậc xuất gia làm sa môn, giữ tròn giới luật, tu hạnh Bổ tất đầy đủ tự lợi và lợi tha, các ngài khi sắp lâm chung có nhiều thụy ứng. Phật và Thgần chúng cùng quyến thuộc đến khen ngợi và tiếp nghĩnh. Về cõi Cực lạc rồi là hoa nở thấy Phật ngộ vô sanh. Như thế, trong chín phẩm vãng sanh ba phẩm Hạ và phẩm Trung Hạ, khi lâm chung không có khả năng cảm nên Phật không ứng, phải nhờ vào sự giúp đỡ của Thiện trì thức, nếu không có Thiện tri thức thì khó được vãng sanh. Bốn Phẩm nầy còn trong số phần rùi may chưa chắc được vãng sanh như ý muốn. Duy có năm phẩm trên là những người hành thiện, có đầy đủ công hạnh cảm, nên khi lâm chung Phật liền ứng, chắc chắn được vãng sanh. Để khỏi các chướng nạn và chắc chắn có Phật và Thánh chúng hiện đến tiếp dẫn, mong toàn thể liên hữu thực hành năm phẩm trên, để đồng được vãng sanh, đồng thành Phật đạo.


Nam Mô A Di Đà Phật    

          

 

Comments

Popular posts from this blog