DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN
CHƯƠNG 1
DIỆU QUÁN KHÁI LUẬN
Tịnh nghiệp sanh về Thế giới Cực lạc là điều chư
Thánh tán thán, các bậc hiền đều tôn sùng, vì thế, ngài Văn Thù, ngài Di Lặc
nguyện sanh, ngài Long Thọ, ngài Thiên Thân đều thệ đến. Các bậc Thánh Hiền còn
như thế, huống là những kẻ mông học như chúng ta mà chẳng muốn sanh về sao? Muốn
được về cõi Cực lạc thì Diệu quán là một trong những phương pháp niệm Phật cao
nhất. Diệu quán nầy phát nguyên khi Đức Phật còn tại thế, ngài cùng Đại chúng
đang ở núi Kỳ Xà Quật thành Vương Xá do Hoàng Hậu Vi Đề Hy khải thỉnh mà nói ra
pháp quán mầu nhiệm nầy. Trong Diệu Tông sao nói: "Phương pháp nầy lấy tâm
quán làm tông, thật tướng làm thể, mượn cảnh quán thật tướng, tướng Phật hiện
bày, toàn tâm là Phật, toàn Phật là tâm, suốt ngày quán tâm, suốt ngày quán Phật.
" Phương pháp nầy vô cùng mầu nhiệm, vì khi quán thì "Tâm ấy là Phật,
Tâm ấy làm Phật". Nó có công năng tối thắng là hành giả không gặp thời Phật
ra đời mà thường được thấy Phật nghe pháp làm lòng tin thêm kiên cố, không cần
trải qua nhiều kiếp mà được mau giải thoát, không dứt sạch hoặc nghiệp mà thoát
khỏi luân hồi và không cần tu các hạnh khác mà vẫn được các Ba la mật.
Chính vì thế, Tổ Thiên Thai Trí giả Đại Sư trong Quán kinh sớ đã cho là phương
pháp vô cùng mầu nhiệm và khi sắp lâm chung ngài niệm danh hiệu Quán kinh trước
khi viên tịch. Đàm Loan Đại Sư là một pháp sư nổi tiếng giảng kinh, vì bệnh
duyên nên tìm pháp trường sinh ở Đào Ấn Cư. Được Đào Ấn Cư trao cho mười quyển
kinh tiên, giải thích thuật trường sanh bất tử. Đại sư trên đường trở về gặp Sư
Lưu Chi người Ấn hỏi: “Ngài ôm kinh gì mà có vẻ hớn hở như thế?" Đại Sư
đáp: “Thuật trường sinh bất tử". Sư Lưu Chi bảo: "Thuật bất tử chỉ
trong nhà Phật mới có mà thôi. Nói rồi trao cho Đại Sư Đàm Loan quyển Quán
Kinh. Đại Sư Đàm Loan xem xong khen rằng: "Muốn bất tử chỉ tu có phương
pháp nầy!" Đoạn đem hết mười quyển kinh tiên ra đốt và quyết tâm tu Diệu
quán.
Qua lời tường thuật trên, ta thấy Diệu Quán quả là một phương pháp kỳ diệu liễu sanh thoát tử mà từ nghìn xưa Cổ Đức đã trân trọng. Để hiểu rõ Diệu quán nầy chúng ta cần phải biết rõ chủ trương đường lối, kinh điển y cứ, phương pháp tu hành và kết quả tu chứng. Có hiểu rõ như thế thì việc hành trì, Quán tưởng tam muội mới có kết quả chắc chắn.
CHÁNH ĐỀ
I. NHẬN ĐỊNH
Quán là phương pháp dùng trí huệ quán tưởng hay
quân chiếu để trụ tâm. Trong giáo pháp của Đức Phật dạy có nhiều pháp quán. Tóm
lại có 5 pháp chánh yếu:
1. Tổng quán
các pháp: Phương pháp nầy quán chiếu thấy tất cả các pháp đều không.
2. Biệt quán
tự tâm: Phương pháp nầy quán chiếu để tâm an như các pháp chỉ quán, hoàn
nguyên quán, pháp giới quán, tịnh tâm quán...
3. Sắc
quán: Phương pháp nầy quán thật tướng của thân như quán bất tịnh, quán bạch
cốt...
4. Sắc tâm
quán: Phương pháp nầy quán chiếu suốt năm uẩn, mười hai nhập, mười tám giới
đều không.
5. Đối thắng
cảnh quán: Phương pháp quán Phật, Bồ tát, y chánh trang nghiêm. Trong năm
món trên đây Diệu quán là cảnh quán tối thắng.
Nói một cách tổng quát, quán có hai thứ là quán
chiếu và quán tưởng. Quán chiếu có nghĩa là soi xét cặn kẻ để tìm ra sự thực,
như người mê đắm về sắc thân, dùng trí huệ quán chiếu thấy nó chỉ là một đống
máu mủ dơ bẩn, hôi thối, sanh lòng nhờm gớm, làm tâm không còn thấy mê đắm khi
sự thật hiện bày. Quán tưởng là lấy cảnh tưởng để trụ tâm như người quán tưởng
tượng Phật, Bồ tát, tâm ý phải buộc vào cảnh quán, tâm lắng ở một
chỗ nên vọng tưởng bị dừng trụ và biến mất. Người chưa giác ngộ gọi là thức,
giác ngộ rồi gọi là trí, mà quán tưởng là phương pháp chuyển thức thành trí. Vì
sao quán tưởng lại có thể chuyển thức thành trí? Vì khi tâm quán tưởng Phật A
Di Đà, tâm an trụ ở Phật nên vọng thức lần tiêu, chỉ còn lại có trí huệ. Người
bị vọng thức chuyển thì tâm tưởng luôn luôn ở cảnh giới phàm phu, người quán tưởng
Phật thì cảnh giới phàm phu chuyển thành cảnh giới Phật. Chỗ nhiệm mầu của quán
tưởng là chuyển thức thành trí, chuyển cảnh phàm thành cảnh thánh. Đó là chỗ rất
thù thắng nên gọi là diệu quán.
II. CHỦ TRƯƠNG VÀ ĐƯỜNG HƯỚNG
1. Chủ
trương: Hoài bảo của Đức Thế Tôn là muốn chúng sanh thoát khỏi sanh tử luân
hồi. Muốn thoát khỏi sanh tử, hành giả phải giữ được tâm định để từ đó bỏ trần
theo giác. Nhưng vì tâm chúng sanh luôn luôn lay động, ý như ngựa dong rủi, tâm
như vượn chuyển cây, không lúc nào ngừng. Khi dong rủi với tiền trần, tâm ý đã
tạo ra vô vàn tội nghiệp, rồi cứ theo nghiệp đó mà bị lôi dẫn xuống lên trong
ba cõi không lúc nào ra khỏi. Muốn thoát khỏi sanh tử luân hồi, hành giả phải
giữ tâm được an trụ một chỗ thì vòng sanh tử tự nhiên bị cắt đứt, nên trong
kinh Di Giáo Phật đã dạy: "Cột tâm một chỗ, việc gì cũng xong". Do
đó, các tông phái trong Phật giáo bất luận Đại thừa hay Tiểu thưa đều lấy việc
định tâm làm gốc, mà Quán niệm là một phương pháp then chốt để làm cho tâm được định. Vì vậy, chủ trương của Diệu quân, dùng quán tưởng y chánh trang nghiêm, diệt tội chương, vãng sanh về Tịnh độ, dùng tâm quán tịnh, thì cõi Phật tịnh.
Quán tưởng là dùng trí huệ quán cảnh để trụ tâm. Để trói buộc con vượn tâm và con ngựa ý, hành giả chọn một cảnh quán trong 16 phép quán mà Đức Phật đã dạy trong quán kinh, rồi nhiếp tâm dừng trụ ở nơi đó. Cảnh quán như cột trụ, cột chặt vượn tâm và ngựa ý vào. Dù chúng muốn rong rủi, nhảy chuyển cũng chỉ ở chung quanh trụ cột, nên không thể tạo nghiệp, dần dần dừng tru hẳn. Như người quán y báo cõi Cực lạc, giữ chặt tâm nơi quán cảnh, lần lần tâm an định, cảnh vi diệu sẽ hiện tiến. Tuy vậy, tâm ý vốn rất tinh tế, cảnh thô không thể trói buộc được, nên cần phải có cảnh vi tế mới làm nó an tru hẳn. Do đó, Đức Phật dạy chúng ta tu 16 phép quán từ thấp lên cao, từ thô vào tế.
2. Đường hướng: Dùng quán tưởng diệt tội để được vãng sanh về Tịnh độ. Trong Quán Kinh Phật dạy: "Nầy Vì Để Hy! Bà có biết chăng, Phật A Di Đà cách đây không xa. Bà nên hệ niệm, quán chắc cõi kia, tịnh nghiệp sẽ được thành tựu. Ta nay vì bà nói nhiều thí dụ, cũng làm cho tất cả phàm phu đời sau muốn tu tịnh nghiệp sẽ được sanh về thế giới Cực lạc ở phương Tây." Do đó, đường hướng Diệu quán trước phải tu Tịnh nghiệp làm chánh nhân, chín phẩm làm chánh hạnh, tăn thiện và mười ba pháp quân làm chánh hạnh định thiện
Thế nào là chành nhân tịnh nghiệp? Trong Quân kinh dạy "Phật bảo bà Vì Để Hy! Bà có biết chăng? Ba môn Tịnh nghiệp nấy là Chánh nhơn tịnh nghiệp của chư Phật trong ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Muốn sanh về cõi Cực lạc phải tu ba phước 1 Hiếu dưỡng cha mẹ. tôn thờ sự trường, tâm từ không giết hại, tu tròn 10 nghiệp lành. 2- Gìn giữ ba quy y, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi. 3. Phát tâm Bồ đề, tin sâu nhơn quả, đọc tung kinh điển đại thừa, khuyên kẻ khác tu hành." Trong Thiện Đạo sở nói: Người nào tu một trong ba phước nấy hồi hương vâng sanh Cực lạc đều được vãng sanh.
Thế nào là chánh hạnh tân thiện? Hành giả sau khi đã tu chánh nhơn rồi, phát ý tu theo hạnh nguyện của chín phẩm sẽ được vãng sanh. Đây là lòng bị mẫn vô bờ của Đức Thế Tôn, không ai hỏi mà Ngài tự nói ra, muốn cho phàm phu đời sau nhờ Diệu quán nấy mà được văng sanh Cực lạc.
Thế nào là chánh hạnh định thiện? Chánh hanh định thiện nấy do Bà Vì Đề Hy xin Phật dạy cho tư duy và chánh thọ, nên Phật nói ra 13 pháp quán từ Địa quán đến Tạp tường quán. Người tu thành tựu pháp quân định thiên nấy thì tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật.
Tóm lại, đường hướng tu diệu quân là hành giả trước phải tu ba món phước làm chánh nhơn, sau đó tùy theo khả năng tu tân thiện hay định thiện đều được văng sanh Cực lạc.
III. KINH ĐIỂN Y CỨ
Luân Diệu Quán Tư tưởng nầy y cứ vào kinh Quân Vô Lượng Thọ, một trong 3 bộ kinh chủ yếu của Tông Tịnh độ. Kinh nầy do Đức Thích Ca Mâu Ni lúc ở nước Ma Kiệt Đà, thành Vương Xá, núi Kỳ Xà Quật (nằm phía Đông Bắc của thành) cùng với 1250 vị Ty kheo và ba muôn hai ngàn vị Bồ tát cùng hội về nghe pháp và do việc trong cung đình ở thành Vương Xá làm nhơn duyên phát khởi.
Nguyên vì Thái Tử ở thành Vương Xá là A Xà Thế bị Để Bà Đạt Đa dùng lời khích động xúi giục nên đem cha là Vua Tần Bà Ta La nhốt vào cấm ngục bỏ đói cho chết để tự mình lên làm Vua. Vương Hậu của Vua là bà Vì Để Hy sợ nhà Vua bị chết đói, nên trên thân thoa bột, trong chuỗi và mão đựng mật bồ đào, bí mật cung cấp cho vua dùng hằng ngày. Đệ tử Phật là đức Mục Kiến Liên mỗi ngày vận thần thông đến cấm ngục để thuyết pháp. A Xà Thế muốn vua Tần Bà Ta La mau chết, nên khi nghe thủ ngục cho biết mẫu hậu Vĩ Đề Hy và đệ tử Phật Mục Kiền Liên vào cấm ngục tiếp tế, lòng rất phần nộ, liền cầm gươm đến nơi định giết mẹ. Lúc ấy có 2 vị đại thần là Nguyệt Quang và Kỳ Bà khuyên ngăn A Xà Thế rằng: "Từ xưa đến nay, người vì đoạt ngôi mà giết cha rất nhiều, nhưng chưa từng nghe ông vua nào vô đạo hại mẹ. Ngày nay nhà vua làm việc vô đạo nấy, thật làm ô uế dòng họ vua chúa, có khác gì giai cấp hạ tiện, chúng tôi xin được từ biệt Ngài." A Xà Thế bất đắc dĩ, đem phu nhơn Vĩ Đề Hy nhốt trong thâm cung. Sau khi bị nhốt trong thâm cung, Bà rất buồn rầu đau khổ, hướng vọng về núi Linh Thứu lễ bái thỉnh cầu Đức Thế Tôn cứu hộ. Đức Phật biết rõ tâm cầu xin của bà, liền từ núi Linh Thứu hiện thần thông đến Vương cung. Phu nhơn Vĩ Đề Hy hoan hỷ đảnh lễ Đức Phật xong, kể rõ ác nghịch của đứa con duy nhất đã làm cho bà lòng đau buồn vô kể và xin Đức Thế Tôn khai thị.
Đức Thế Tôn y theo chỗ mong muốn của Bà Vi Để Hy, hiện thần thông hiển bày các Tịnh độ trong mười phương, Bà Vì Để Hy đặc biệt chỉ chọn và mong muốn được sanh về tịnh độ Cực Lạc ở phương Tây, thỉnh cầu phương pháp quán tưởng để được vãng sanh Tịnh độ nẩy. Y theo nguyện vọng của Bà Vi Đề Hy, đức Thế Tôn chỉ dạy cho 13 phương pháp quán sát y báo và chánh báo Tịnh độ trang nghiêm, gọi là quán Định Thiện. Pháp quán khai thể là Nhựt tưởng, kế đó Thủy tưởng, Bảo địa, Bảo trì, Bảo lâu, Hoa toà, Bảo tượng, Chơn thân Phật, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Phổ quán và Tạp tưởng quán, tổng cộng 13 pháp.
Đức Thế Tôn lại vì hạng phàm phu tâm tán loạn ở đời vị lai mà nói chín phẩm tán thiện là bậc thượng, bắc trung và bậc hạ. Ngài vì các căn khí đại thừa, tiểu thừa và phàm phu tạo ác nghiệp mà nói phương thức vãng sanh Tịnh độ.
Phu nhơn Vi Để Hy khi nghe Đức Thế Tôn nói xong, liền được khai ngộ, đắc vô sanh nhẫn và năm trăm thể nữ cũng phát tâm bổ để, cùng phát nguyện văng sanh Tịnh độ. Tóm lại Đức Phật nói giáo lý định thiện và tán thiện là để khuyên hành giả phát nguyện vãng sanh. Bản ý của Phật hướng dẫn chúng sanh dùng xứng danh làm pháp tu hành rốt sau.
Đức Thế Tôn thuyết pháp ở Vương cung xong, liền trở về núi Linh Thứu. Thị giả A Nan đem lời dạy của Phật ở trong hội nầy vì chúng hội ở Linh Thứu mà thuyết mình một lần nữa. Như vậy hội thứ nhất gọi là Hội Vương Cung, hội sau gọi là Hội Linh Thứu. Đức Phật giảng nói ở Vương cung, A Nan trùng tuyên ở Linh Thứu không sai một lời nên gọi kinh nầy là một kinh hai hội.
Diệu quán tư tưởng nầy lấy quán Phật tam muội và niệm Phật tam muội làm tông chỉ, lấy nhứt tâm hỏi hướng vãng sanh làm thể. Do đó, pháp nầy lấy 13 pháp quán định thiện làm quán Phật tam muội, tán thiện chín phẩm làm niệm Phật tam muội. Quán Phật tam muội, Đức Thế Tôn theo lời thỉnh cầu của Bà Vĩ Đề Hy mà giảng nói. Như vậy pháp nấy Đức Thế Tôn tùy theo ý cầu xin của hành giả mà tuyên thuyết. Niệm Phật tam muội là Phật vì tất cả chúng sanh phàm phu thời vị lai mà giảng nói. Vì thế, trong lời dặn dò Phật chỉ phú chúc mọi người cần niệm Phật, là muốn pháp niệm Phật được lưu thông ở đời vị lai. Do đó, ở Quán kinh, cuối cùng Phật ân cần chỉ chúng sanh phàm phu niệm Phật. Dù vậy, quán tưởng cũng là phương pháp dùng tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật, nên việc chứng quán tưởng tam muội cũng là trọng điểm của Diệu Quán.
IV. PHƯƠNG PHÁP TU HÀNH DIỆU QUÁN
1.- Phát tâm Bồ Đề: Ở đời người làm việc không có mục tiêu như thuyền không bến đỗ, trôi dạt lênh đênh không định hướng. Trái lại, người làm việc có mục tiêu rõ ràng, thì dù chậm hay mau cũng có ngày đến đích. Quả vị Bồ đề là mục tiêu chính yếu của người tu hành nhắm tới. Vì sao? Như chúng ta đã biết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi còn là thái tử, sau khi dạo bốn cửa thành, chứng kiến được cảnh sanh già bệnh chết, tình thương cao cả muốn cứu độ tất cả chúng sanh nổi dậy, Ngài quyết chí xuất gia tìm đạo để cứu độ. Suốt 11 năm tìm đạo và tu khổ hạnh với ngoại đạo không có kết quả, cuối cùng ngài đã tự tìm ra con đường giác ngộ, giải thoát sanh tử cho tất cả chúng sanh, đó là quả vị Vô thượng Bồ đề. Chính vì hoài bão thuở ban đầu, nên Đức Phật đã nói ra vô lượng pháp môn, nhằm mục đích đất dẫn chúng sanh đến mục tiêu vô thượng ấy. Vì thế, người thực hành Diệu quán, trước phải vì sanh tử mà phát tâm bổ để. Khi đã định được mục tiêu thì tất cả hành động đều nhắm về mục tiêu ấy. Như học sinh muốn có bằng cử nhơn hay tiến sĩ trong tay, thì mọi thời giờ, mọi năng lực đều nhắm vào việc học, nhiên hậu mới có thể đạt thành.
Người tu Tịnh độ, không phải vì lánh khổ tìm vui một mình, mà vì muốn vãng sanh về cõi Cực lạc để đoạn hết phiền não, học hết các pháp môn, hầu trên thành đạo bồ để vô thượng, dưới cứu độ tất cả chúng sanh, nên phát tâm dùng diệu quán để sanh về Tây phương Cực lạc.
2.- Tu chánh nhơn Tịnh độ. Ở đời trồng dưa thì được dưa, trồng đậu thì được đậu, nhân nào quả nấy không sai. Trong Quán kinh, Đức Phật dạy: "Người muốn sanh về cõi Cực lạc, phải tu ba phước:
a. Hiếu dưỡng cha mẹ, tôn thờ sư trưởng, lòng nhân từ không giết hại, tu trọn mười nghiệp lành.
b. Gìn giữ tam quy, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi.
c. Phát tâm bổ đề, tin sâu nhân quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa, khuyến tấn người tu hành.
Ba phước nầy là chánh nhân tịnh nghiệp của chư Phật trong ba đời.
Người tự muốn mau chứng Diệu quân phải lần hượt diệt trừ gốc rẻ vọng tưởng, như người muốn đựng đồ quý, trước phải đổ bỏ đồ nhơ, dùng tro chất tẩy chùi sạch sẽ, sau dùng nước nóng và chất thơm rửa lại, rồi sau đó mới có thể dùng đựng vị cam lỗ. Chúng sanh từ vô thì đến nay lăn lộn trong sanh tử, xuống lên ba nẻo sáu đường, không có ác nào không tạo, không có việc ô uế nào không làm. Vì thế muốn tu Diệu quán trước phải trừ các trợ duyên bên ngoài như ăn, mặc, ở, học tập cho phù hợp với hoàn cảnh tu hành. Dứt các nhơn bên trong, phải nghiêm trì tịnh giới, không sát, đạo, dâm, vọng, ngoài thân không phạm, trong tâm không động, thân và tâm đều trong sạch như băng tuyết, bằng cách dùng nguyện, tỉnh tấn, niệm, xảo huệ và nhất tâm để hỗ trợ. Trừ các nghiệp hiện tiến, khi tiếp xúc với trần cảnh, không khởi vọng niệm phân biệt theo sáu trần, xoay các cảm giác trở về bản tâm thanh tịnh. Nhờ vậy mà ngũ dục dứt, ngũ cái tiêu, mới có thể tu hành Diệu quán.
3.- Thật hành chánh nhơn tán thiện. Trong phần tu hành được chia làm hai là tán thiện và định thiện, nếu muốn tuần tự từ thấp lên cao, chúng ta cần tu tân thiện trước rồi kế đó đi dần đến định thiện. Phần tán thiện, Đức Như Lai vì phàm phu đời sau mà nói ra, phần định thiện là do yêu cầu của đương cơ là bà Vĩ Đề Hy muốn cầu học pháp tư duy và chánh thọ. Để tuần tự tu tập từ thấp lên cao, chúng tôi xin trình bày phần sau trước và đổi phần trước ra sau. Chúng tôi sẽ nói về chín phẩm vãng sanh trước, có nghĩa là chúng tôi chọn phần thực hành từ pháp quân thứ 14 đến 16 trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ.
Bậc hạ là những phàm phu tạo đủ ngũ nghịch, thập ác trọng tội thuộc về hạ hạ, phàm phu phá giới thứ tội thuộc về hạ trung và phàm phu tạo thập ác khinh tội thuộc về hạ thượng. Bậc trung là những phàm phu thế thiện thượng phước, thuộc về trung hạ, những phàm phu tiểu thừa hạ thiện thuộc về trung trung, những phàm phu cân tánh tiểu thừa thượng thiện thuộc về trung thượng. Bậc thượng là những phàm phu đại thừa hạ thiện thuộc về thượng hạ, những phàm phu đại thừa trung thiện thuộc về thượng trung và những phàm phu đại thừa thượng thiện thuộc về thượng thượng. Trong ba bậc chín phẩm nấy, mỗi phẩm đều có công hạnh và kết quả khác nhau, tùy theo khả năng hành giả. Tuy có kết quả chậm mau khác nhau, nhưng người dự vào chín phẩm nầy đều được vãng sanh về cõi Cực lạc và tu tập một đời được bổ xứ làm Phật. Vì vậy có thể nói người được vãng sanh về Cực lạc coi như được chứng quả thành Phật.
4.- Thật hành chánh nhơn định thiện. Phần định thiện nầy do bà Vĩ Để Hy cầu Phật dạy cho tư duy và chánh thọ. Người tu 13 pháp quán nầy hiện đời được tam muội và chứng được vô sanh nhẫn. Trong Quán kinh, về pháp Quán Tượng, Phật dạy: "Pháp quán nấy tu thành, trừ diệt tội trọng trong võ lượng ức kiếp sanh tử, ngay hiện đời hành giả chứng được tam muội." Người chứng được tam muội là người thuần tường, khi lâm chung tịnh nghiệp hiện tiến, tâm nhân mở tỏ thấy mười phương Tịnh độ chư Phật, tùy nguyện vãng sanh. Về pháp quán Hoa Toà, Phật bảo bà Vì Để Hy: "Ta sẽ vì ngươi mà phân biệt giải nói pháp trừ khổ não". Khi Phật vừa nói xong, liền có đức Phật Vô Lượng Thọ hiện thân đứng trên tòa sen trong hư không, Bồ tát Quán Thế Âm, và Đại Thế Chí đứng hầu hai bên. Lúc ấy, bà Vi Để Hy được thấy, quỳ xuống lễ dưới chân Phật, vui mừng khen ngợi, liền được vô sanh nhẫn." Người được vô sanh nhẫn là người an trụ cái lý không sanh không diệt mà không động. Tổ Long Thọ dạy: "Người chứng vô sanh nhẫn thuộc Bồ Tát địa thượng, quả vị từ địa thứ 7, địa thứ 8 và địa thứ 9 trở lên. Căn cứ vào ba a tăng kỳ kiếp thì vị nấy trụ ở kiếp cuối.
Tóm lại, phương pháp tu hành Diệu quán nầy gồm thâu các căn, diệt hết tội chướng, vãng sanh Cực lạc. Hành giả phát tâm tu nhơn tịnh nghiệp hồi hướng cũng được vãng sanh, kẻ thực hành tán thiện dù là hàng ngũ nghịch, thập ác cũng được vãng sanh, bậc thực hành định thiện hiện tiền chứng được tam muội vào vị Bồ Tát địa thượng tùy nguyện vãng sanh. Thật là một phương pháp tu trăm người tu trăm người được vãng sanh, muôn người tu muôn người được chứng quả không sót một. Thật là cái phao cho chúng sanh đang chìm đắm trong bể khổ ở thời mạt pháp nấy.
V. LỢI ÍCH
1.- Dễ được vãng sanh: Như trên đã nói người được vâng sanh về Cực lạc coi như một đời viên thành Phật quả. Vì sao? Vì người được sanh về cõi Cực lạc có thân liên hoa hóa sanh, tuổi thọ vô lượng, chứng vào vị không lui sụt, ở trong chánh định tụ, gần Phật, bạn là Bồ tát, chim nói pháp, nước reo kinh, đầy đủ thắng cảnh, thắng duyên, chỉ có tiến mà không lùi, thì công nào không mãn, quả nào không tròn. Trong Quân kinh Tứ Thiếp sở, Tổ Thiện Đạo dạy: "Có người chỉ làm thế thiện hồi hướng cũng được vãng sanh; có người thực hành giới thiện hồi hướng cũng được vãng sanh; có người thực hành xuất thế thiện hỏi hướng cũng được vãng sanh. Ba món phước trên là tịnh nhân mà hồi hướng cũng được vãng sanh Tịnh độ.
Trong Quán Kinh Phật dạy: "Có hạng người trong đời làm những tội cực ác như ngũ nghịch, thập ác, phạm từ trọng tội, phá tăng, bài báng chánh pháp chưa từng hồ thẹn. Khi mạng chung các khổ tướng tụ họp, lửa dữ địa ngục hiện trước người ấy. Bỗng người ấy gặp thiện trì thức khuyên hãy gấp chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà. Hoá Phật và Bồ tát tìm tiếng xưng niệm mà đến, trong chừng một niệm, người ấy vào hoa sen báu, vãng sanh Cực lạc." Những người tạo tội cực ác không biết ăn năn, nhưng xưng niệm danh hiệu Phật cũng được văng sanh. Thật là một việc dễ trong muôn ngàn việc dễ làm.
2.- Trừ sạch nghiệp chướng: Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay bị trôi lăn trong vòng sinh tử, lên xuống trong ba nẻo sáu đường, phần nhiều bị nghiệp chướng nhiều đời trói buộc, dù có được giác ngộ, nhưng nghiệp chướng nhiều đời sâu dày, do đó phải theo nghiệp lôi đi. Người tu Diệu quán nầy sẽ dứt trừ được vô biên nghiệp chương. Trong Quân kinh Phật dạy: "Nếu người quán được pháp Địa Quán nầy, sẽ trừ được tám muôn ức kiếp tội nặng sanh tử. Bỏ thân nẩy, đời sau chắc được sanh về Tịnh độ, tâm được vô ngại". Trong Quán Bảo Lầu Phật dạy: “Nếu thấy tướng nầy sẽ trừ được nghiệp ác rất nặng trong vô lượng kiếp. Khi mạng chung, kẻ ấy quyết định sẽ được sanh về cõi Cực lạc.” Trong quán Hoa toà, Phật dạy: "Pháp tưởng nẩy nếu thành, sẽ diệt trừ tội chướng trong năm muôn ức kiếp sanh tử, quyết định được sanh về thế giới Cực lạc. Qua những dẫn chứng trên cho thấy, người tu Diệu quán nầy sẽ trừ sạch tất cả nghiệp chướng nhiều đời nhiều kiếp, hiện đời nầy khi lâm chung được vãng sanh về cõi Cực lạc.
3.- Hiện đời gặp Phật: Một trong tám đại nạn của hành giả là sanh ra nhằm thời không có Phật. Đức Phật là đấng pháp vương, có thể giải quyết tất cả nghi vấn của chúng sanh, nên người gặp Phật chắc chứng được đạo quả. Trong Thập Trụ Tỳ Bà Sa Luận, Tổ Long Thọ dạy quiống thời mạt pháp cách Phật khá xa, các hàng Bồ Tá không được gần Phật, nên muốn không lui sụt quả vố thượng Bổ để rất khó, chỉ bằng nguyện vãng sanh về cõi Cực Lạc Phật A Di Đà đang thuyết pháp liền chứng được vị không lui sụt”. Trong Quán Kính Phật dạy: “Người quán tưởng niệm Phật hiện đời, đương lai sẽ được thấy Phật, không cần phương tiện, tự được tâm mở tỏ. Từ ngàn xưa, những người niệm Phật đều được gặp Phật Đại sư Huệ Viễn ở Lô Sơn trong 11 năm gặp Phật ba lần Ngài Pháp Chiếu một hôm niệm Phật, thần dạo cõi Cực Lạc gặp Phật A Di Đà, đức Phật chỉ ông Tăng y rách đứng hầu bên Phật mà nói: Đây là Ông Thừa Viễn ở Hoành Sơn đấy. Khi xuất định Ngài vội đến Hoành Sơn tìm, khi gặp Ngài Thừa Viễn thời rõ ràng là ông Tăng y rách đã thấy ở Cực Lạc. Ông cư sĩ Lưu Trình Chỉ đương lúc niệm Phật thấy đức Phật A Di Đà hiện kim thần phóng quang chiếu mình ông. Ông liền đảnh lễ và bạch rằng: “Ngưỡng mong Đức Thế Tôn từ mẫn xoa đầu con và lấy y trùm thân con". Rồi ông rập đầu nơi chân Đức Phật. Đức Phật liễn đưa tay vàng xoa đầu ông cùng kéo y vàng phủ lên mình ông. Qua ba câu chuyện kể trên cho thấy người tu quán tưởng niệm Phật chắc được gặp khai ngô." Tổ Liên Trì dạy: "Chúng sanh trong thời mat Phật. Tổ Diên Thọ dạy: “Đã gặp Phật Di Đà, lo gì không pháp cách Phật đã xa mà được gặp Phật là một điều thì thắng hy hữu"!
4.- Được tam muội: Tam muội phiên âm từ chữ Samadhi, Hán dịch là chánh định. Người tu hành thường trụ tâm ở một chỗ, không cho tán loạn, giữ gìn sự an tĩnh, trạng thái nấy gọi là tam muội. Khi đạt được tam muội liền khởi ra chánh trí huệ và khai ngộ chơn lý. Người được tam muội có thể đạt đến cảnh giới Phật gọi là đắc Phật tam muội. Tam muội có nhiều thứ như Pháp Hoa tam muội, Thủ Lăng Nghiêm tam muội, Kim Cang tam muội, chư Phật hiện tiền tam muội, nhưng trong tất cả tam muội thì Niệm Phật tam muội được coi là vua của các tam muội.
Trong Quán Kinh đức Phật dạy: “Đây là món tưởng thứ tám, pháp quán nầy tu thành tựu liễn trừ diệt tội trọng trong vô lượng ức kiếp sanh tử, ngay hiện đời hành giả chắc được Niệm Phật tam muội. Trong Quán Chơn thân Phật, Đức Phật dạy: “Hành giả chỉ nên thành kính nhớ tưởng chơn thân Vô Lượng Thọ Như Lai khiến cho tâm mắt được thấy. Thấy được tướng nầy là thấy tất cả chư Phật mười phương. Vì thấy chư Phật nên gọi là Niệm Phật tam muội. Qua những dẫn chứng trên cho chúng ta thấy, hành giả tu Diệu Quán, thành tựu pháp quán, chắc được Niệm Phật tam muội, hiện đời gặp vô lượng chư Phật, nên được chư Phật hiện tiền thọ ký. Tóm lại người tu Diệu quán nầy việc làm ít mà thành công nhiều nhờ vào lòng từ bi tiếp độ của chư Phật, nên người đang tu nhân hoặc kẻ ác nghịch biết hồi hướng về Tây phương cũng được vãng sanh. Nghiệp chướng trong về lượng kiếp từ đây dứt trừ, như người trút được gánh nặng ngàn cân, thênh thang một mình nhẹ bước lên bờ giác, trong hiện đời gặp Phật, chứng được tam muội, thật không có phương pháp nào kỳ diệu bằng.
Tổng kết: Diệu quân pháp môn là một pháp môn võ cùng kỳ diệu, có thể nói là lòng từ bi triệt để của Phật độ cho những kẻ từ trước tới nay chưa được độ. Trong Kinh Vô Lượng Thọ, Đại nguyện thứ 18, đức Phật A Di Đà có nguyện: “Lúc tôi thành Phật, mười phương chúng sanh chỉ tâm tín mộ muốn sanh về cõi nước tôi, nhẫn đến 10 niệm, nếu không được sanh thời tôi không ở ngôi chánh giác, trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp.” Nhưng trong Diệu quán Hạ phẩm Hạ sanh, hàng tạo tội ngũ nghịch và bài báng chánh pháp nghe lời thiện tri thức chỉ cần 10 niệm sẽ được vãng sanh, chứng tỏ pháp môn Diệu quán độ khắp không bỏ một ai, nếu niệm Phật sẽ được vãng sanh về cõi Phật.
Thiên Thai Trí Giả Đại sư là Tổ Pháp Hoa Tông, khi sắp viên tịch, Ngài bảo kê giường hướng về Tây phương rồi chuyên niệm A Di Đà Phật. Ngài bảo thị giả xướng to danh để: Quán Vô Lượng Thọ Phật kinh. Xướng để kinh xong, Ngài tán thán rằng: “Bốn mươi tám nguyện trang nghiêm Tịnh độ, ao sen đài báu dễ đến mà không người. Kẻ ác tướng địa ngục đã hiện, ăn năn niệm Phật còn được vãng sanh, huống là người giới huệ, huân tu thánh hạnh, quyết chắc công phu không luống uống! Dứt lời Ngài nói: "Các Thầy bạn của ta hiện theo đức Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đồng đến rước ta. Nói xong, ngồi kiết già mà tịch, an nhiên như nhập thiền định. Ngài còn là người truyền thủ diệu chỉ "nhất tâm tam quán, nhất niệm cụ túc vạn hạnh". Đại sư thân chứng Pháp Hoa Tam Muội, hoằng truyền tông chỉ Pháp Hoa vẫn lấy Tịnh độ làm quy túc cầu vãng sanh Cực Lạc. Ngài viết Quán Vô Lượng Phật kinh sở Diệu Tông sao hiển bày diệu quán, và khi sấp viên tịch lại xướng đề kinh, thật đã rõ pháp Diệu quán nầy mầu nhiệm biết chừng nào!
Vì vậy hành giả muốn vào viên chỉ Diệu quán này trước phải hoàn thành phương tiện hạ thủ công phu, như người muốn đựng chất để hồ quý giá phải súc bình thật sạch thì đồ quý đựng mới trọn ngon, kế tu chánh nhơn tịnh nghiệp và thực hành tán thiện để chắc được văng sanh, sau đó thực hành định thiện để tội nghiệp vô lượng kiếp tiêu trừ, hiện đời được vô sanh nhẫn, chứng Quán tưởng niệm Phật tam muội, đức Từ Phụ A Di Đà đưa tay vàng sờ đầu thọ ký, trong khoảng khảy móng tay văng sanh về thế giới Cực lạc. Đây là pháp môn vô cùng thù thắng, hành giả nên cẩn thận từng bước thực hành.
Comments
Post a Comment