DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN
CHƯƠNG 4
HÀNH QUẢ HẠ PHẨM VÃNG SANH
Pháp môn Tịnh độ là phương pháp rất viên đốn, rất thẳng tất, rất rộng lớn mà cũng rất giản dị của đức Như Lai muốn độ khắp tất cả chúng sanh. Vì sao? Vì tất cả pháp môn khác hành giả muốn thoát khỏi sanh tử, xa lìa nhà lửa Ta Bà cần phải đoạn hết kiến hoặc và tư hoặc. Trong thời mạt pháp nầy, người muốn dứt được 88 món kiến hoặc khó như đoạn một dòng sông 40 dặm, huống chi phải dứt hết 81 món tư hoặc thật khó vô cùng. Trong thời mạt pháp nầy tội nghiệp chất chồng, phước duyên quá mỏng, muốn tự lực đoạn hoặc, chứng chơn, liễu sanh thoát tử thực không dễ dàng! Chỉ có pháp môn Tịnh độ, hành giả cần có đủ lòng thật tin, thật nguyện và thật tha thiết trì danh hiệu Phật cầu sanh Tây Phương, dù người trọn đời làm việc ác nghịch, khi lâm chung nhờ thiện tri thức khuyên bảo nhất tâm niệm mười niệm, nương theo từ lực của Phật mà được mang nghiệp vãng sanh. Đã vãng sanh rồi là vượt phàm vào thánh, liễu sanh thoát tử, từ đó lần lượt tiến tu liền được thân chứng vô sanh, thẳng đến viên mãn Phật quả.
Đức Như Lai vì lòng thương xót chúng sanh căn cơ yếu kém nên chỉ cho pháp môn đặc biệt nấy, chỉ trong hiện đới ra khỏi sanh tử luân hồi, dù người ấy có á pham tội trong ngũ nghịch, thập ác, chỉ cần 10 niệm lâm hất loạn là Phật và Thánh chúng đến tiếp dẫn vàng sanh. Nói như vậy không phải pháp môn Diệu quán ấy chỉ để độ những hàng căn cơ thấp, mà là một Pháp mà viên đốn gồm nhiếp những bậc thượng thiện. Trên H Hoa Nghiêm, ngài Thiện Tài đã chứng vào bậc Đắng Giác, nhưng Bồ Tát Phổ Hiến bảo dùng mười Đại Nguyện hồi hướng vãng sanh Cực Lạc nếu muốn viên mân Phật quả, đồng thời cũng khuyên Hải Chúng ở Hoa Tang cầu sanh. Nên biết hồi hướng vãng sanh Tịnh độ là pháp cuối cùng đưa hành giả đến chỗ viên mãn Phát quá
Tâm tánh chúng sanh đối với Phật không khác, bể mê là chúng sanh, tỏ ngộ là Phật. Nên trong kinh Pháp Hoa có thí dụ: Như người cùng tử có sẵn hạt Như ý bảo châu trong chéo áo mà vẫn không biết, cứ lây lất các nơi tìm cầu cơm, áo khổ sở vô cùng. Chợt gặp thiện tri thức chỉ bảo cho, anh ta mới nhận ra được. Trong Quân Kình. Đức Phật dạy: "Có người suốt đời tạo tội ngũ nghịch thấp ác, sấp đọa vào địa ngục, may mắn gặp thiện n thức dạy cho niệm danh hiệu Phật mười niệm... lâm chúng liến được Phật và Thánh chúng rước về cõi Cực Lạc. Đây là một vấn đề rất khó tin, vì đối với các pháp môn khác, hành giả chỉ còn hoặc nghiệp chừng bằng sợi tơ vẫn bị nghiệp lực lôi vào vòng luân hồi. Vì sao người ác nghịch chỉ thực hành trong giây lát hoặc nghiệp to đường non mà có thể về Tịnh độ? Để hiểu rõ trường hợp đặc biệt nẩy chúng ta cần phải lý giải tường tận về hành và quả tu chứng.
I. NHẬN ĐỊNH VỀ NĂNG LỰC
Các pháp tu đều có tự lực, tha lực, tự nhiếp, tha nhiếp. Chư Phật Như Lai có trí lực không thể nghĩ bàn, trí lực Đại thừa, trí lực vô đẳng luân tối thượng. Vì trí lực không thể nghĩ bàn nên có thể lấy ít làm nhiều, lấy nhiều làm ít, lấy xa làm gần, lấy gần làm xa, lấy nhẹ làm nặng, lấy nặng làm nhẹ. Ví như người có năng lực lớn bỏ cọng cỏ với một ký đồ, nếu lấy ngón tay ấn phía ngọn cỏ, có khả năng làm đòn cân lệch về phía ấy. Đâu có thể nói nghiệp chúng sanh nặng lôi về phía ấy, mà ngón tay và năng lực của Phật không đủ làm thiên lệch đòn cân. Xin đem một vài thí dụ để thấy rõ năng lực có thể nghĩ bàn và năng lực không thể nghĩ bàn. Có trăm người lực lưỡng cùng đốn củi thời gian một năm, củi chứa cao như núi, nếu dùng năng lực thông thường muốn tiêu tan số củi ấy cũng phải mất cả tháng, nhưng chỉ cần dùng một mồi lửa đốt trong vài ngày là cháy tan sạch. Đâu có thể nói đống củi to như núi mà vài ngày không cháy hết sao? Có một người đàn ông sức yếu trói gà không chặt, may gặp Chuyển luân vương, được Chuyển luân vương dìu bay lên hư không tự tại, trong giây lát bay khắp bốn châu thiên hạ. Đâu có thể nói người sức yếu nương theo năng lực không thể nghĩ bàn của 82 yếuyến luân thánh vương mà không thể bay lên hư không? Có người vai mang cục đá nặng, bước xuống nước liền chìm, gặp vị quốc vương đưa lên thuyền, chỉ trong thời gian ngắn là có thể đến bờ bên kia. Đâu thể nói người mang đá nặng lên thuyền rồng mà không thể đến bờ kia ư! Trong tất cả năng lực không thể nghĩ bàn thì Phật lực là năng lực không thể nghĩ bàn cao nhất, chúng ta đâu có thể dùng cái biết có trở ngại mà nghi cái pháp vô ngại kia.
Lại nữa, hiệu Phật là vạn đức Hồng danh, là vừng ánh sáng lớn, chúng sanh vì mê nên chìm đắm trong bóng tối ngàn năm, dù bóng tối đã ngự trị cả ngàn năm trong một ngôi nhà, nhưng ánh sáng vừa chiếu đến là mọi vật đều sáng tỏ. Đâu có thể cho thời gian ngự trị lâu của bóng tối mà ngôi nhà không sáng được. Cũng thế người tạo tội ngũ nghịch, thập ác như bóng tối dầy đặc, câu niệm Phật vừa đến là ánh sáng giác ngộ chói chan nên bóng tối kia liền tan mất. Bóng tối vô minh đã tan, giác tánh hiện tiền, người ấy liền được tiếp dẫn văng sanh về cõi Tịnh độ.
Các Đức Như Lai trong mười phương vì lòng đại bí, nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, nên nếu chúng sanh cố tránh không nghe lời Phật dạy, thì dù Phật có thương xót cách mấy cũng không làm sao được. Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Bồ Tát Đại Thế Chí nói: "Ví như có hai người, một người chuyên nhớ, một người chuyên quên, như thế hai người gặp như không gặp, hoặc thấy như không thấy. Hai người nếu cùng nhớ nhau, niệm nhớ mỗi lúc một sâu, từ đời nầy đến đời kia khắn khít bên nhau như hình với bóng. Đức Như Lai thương nhớ chúng sanh như mẹ nhớ con, mà con cứ trốn lánh, dù có nhớ nhiều lắm cũng chẳng được gì." Đức Phật mở lòng thương rộng lớn như cha mẹ thương con, những đứa con bị hư hỏng càng nhiều, cha mẹ càng thương, chúng sanh tạo nhiều tội trọng Phật càng thương xót, nhưng đòi hỏi đứa con phải có ý trở về, dù là ý muốn thật tối thiểu. Vì vậy, chúng ta cần phải biết rõ những ý muốn tối thiểu là như thế nào để các chúng sanh nghịch ác phải làm được, để có thể trở về quê hương gặp lại người thân. Trong phần Chánh hạnh Tân thiện nầy chúng tôi sẽ trình bày các bậc từ thấp lên cao, như những nấc thang để từ đó chúng ta tự kiểm điểm lấy việc làm của mình mà tinh tấn tiến lên quả vị cao hơn.
Hành quả vãng sanh bậc Hạ. Bậc nầy chỉ cho những hạng phàm phu tạo ác nghiệp được vãng sanh. Tuy cùng một bậc và cùng là phàm phu tạo ác nghiệp, nhưng chỗ tạo nghiệp thực hành và kết quả có khác nhau, nên có bậc Hạ Thượng, Hạ Trung và Hạ Hạ. Bậc Hạ Hạ là những hàng phàm phu tạo ngũ nghịch thập ác; bậc Hạ Trung là những phàm phu phá giới tạo ác và bậc Hạ Thượng là phàm phu tạo ác khinh tội. Những khảo sát sau đây cho chúng ta hiểu rõ những nghiệp tạo những công hạnh được vãng sanh và những kết quả khi vãng sanh về Cực Lạc.
II. PHẨM HẠ HẠ CỦA NHỮNG PHÀM PHU
TẠO NGŨ NGHỊCH, THẬP ÁC TRỌNG TỘI.
1.- Tạo nghiệp: Trong Quán Kinh đức Phật dạy: "Hoặc có chúng sanh tạo tội ngũ nghịch, thập ác, làm đủ các việc chẳng lành. Kẻ ấy do nghiệp ác đáng lẽ phải đọa vào ác đạo, chịu khổ vô cùng." Chúng sanh nầy tạo nghiệp tội ngũ nghịch. Thế nào là tội ngũ nghịch? Đây là tội cực ác, người phạm tội nầy khi lâm chung sẽ bị đọa vào địa ngục ngũ vô gián, không bao giờ ra khỏi. Năm tội đó là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, làm thân Phật ra máu và phá hòa hợp Tăng. Người phạm tội nầy khi lâm chung không nhận trung ấm thân mà đọa hẳn vào địa ngục.
Thập ác trọng tội là tội do ba nghiệp thân, khẩu, ý tạo nên. Thân có 3 thứ tội là sát sanh, trộm cướp, tà dâm. Khẩu có 4 thứ là nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều và nói lời hung ác. Ý có 3 thứ là tham, sân và si. Thập ác có trọng tội, thứ tội và khinh tội. Hạng nầy luôn tạo thập ác trọng tội. Làm đủ các việc chẳng lành là những người làm ác đã thành nghiệp, làm ác lòng không biết hổ thẹn. Những người như thế, muốn được vãng sanh về thế giới Cực Lạc cần phải có công hạnh đặc biệt.
2.- Công hạnh: Trong Quán Kinh, đức Phật dạy: "Người tạo tôi ngũ nghịch nầy khi làm chung nhờ gấp t hơi, đùng nhiều cách an ủi nói pháp mẫu cho nghe, lại đay tường tờm Phật. Đường nhơn tay nghe lời dạy, mong ét về khổ nào bức bách, không yên rảnh để quân năờng đức Phật Vô Lượng Thọ. Thấy thế, hiện hữu lại hầm Nếu người không thể tường đức Phật kia, nên chỉ thành niệm Nam Mô A Di Đà Phật, tiếng niệm không dứt cho đã 10 niệm. Hành giả vâng lời niệm Phật, mỗi niệm tr được tội trọng 80 ức kiếp sanh tử, được vãng sanh về thế i Cực Lạc Qua di day trong Kinh, chúng ta thấy chúng sanh tạo tôi nấy, muốn được vãng sanh, phải có những công hạnh chánh yếu tối thiểu là khi sắp lâm chung gặp thiên tri thức, dạy xưng niệm danh hiệu Phát liên tiếp cho đã mười niêm, mỗi niệm diệt 80 ức kiếp tôi nong sanh từ sẽ được vãng sanh.
Vì sao khi sắp lâm chung cần gập thiện tri thức? Thiện tri thức Tịnh độ là người có khả năng thông hiểu về Tịnh độ và có đủ phương tiên khai thị, để người sắp lâm chung có được niềm tin chắc quyết tâm niệm Phật chu sanh. Ở trong hoàn cảnh từ đại tan rã, thân thể đau thức ấp ngặt, thần thức mơ màng, tâm thức lo sợ hoang mạng, nếu được có thiện hữu khai thi, để làm cho người thm chung tin chắc, niệm Phật cầu sanh. Nếu có lông tin, nguyện, mêm Phật cầu sanh là nhân thủ thắng, có thiên hậu trợ niệm là duyên mạnh mẽ. Lại có sức nguyện lực từ bi của Phật A Di Đà tiếp dẫn, lúc đó nhơn và duyên hòa hợp, cảm và ứng hợp nhau chắc được vãng sanh, nên gặp thiện hữu trong lúc lâm chung là một điều quyết định.
Vì sao phải xưng niệm danh hiệu Phật liên tiếp cho đủ 10 niệm? Mỗi chúng sanh đều có nhất niệm trong tâm, nhất niệm là bản thể, bản thể nẩy chư Phật và chúng sanh vẫn đồng. Nhưng chư Phật thường ngộ không mê, bỏ trần về giác, tâm được thanh tịnh, đầy đủ vô lượng công đức trí huệ. Còn chúng sanh thì thường mê không ngộ, bỏ giác theo trần, làm tâm ô nhiễm, chứa đẩy vô lượng phiền não hoặc nghiệp. Nếu chúng sanh phát tâm niệm danh hiệu Phật A Di Đà, chính lúc niệm Phật là lúc bỏ trần về giác, bỏ mê theo ngộ, vô lượng phiền não hoặc nghiệp biến thành thanh tịnh và vô lượng trí huệ sẽ hiện bày. Lúc tâm niệm Phật, bản thể đồng với chư Phật không khác. Đức Phật luôn luôn thương xót chúng sanh như mẹ thương con, đại nguyện của Phật như một từ trường lớn, lúc nào cũng có đủ hấp lực để đáp ứng lòng thương cảm của chúng sanh. Từ trường của Phật là từ trường của thanh tịnh, cần có kim loại thanh ình thì mới hút được, mười niệm của người sắp lâm hung là kim loại tốt để được hút vào từ trường, mười iệm lúc không còn bị trói buộc của nghiệp lực nữa như ứa trẻ thơ biết quay về, biết nhớ mẹ, thì mẹ con luôn môn gặp mặt.
Vì sao mỗi niệm danh hiệu Phật trừ được 80 ức kiếp tội trọng sanh tử? Nguồn gốc của tội nghiệp thuộc về vọng tưởng vô minh không có thực thể, chúng như những bóng tối, dù ngự trị cả ngàn năm, nhưng bị một luồng ánh sáng chiếu vào thì chúng bị tan biến. Đức hiệu Phật A Di Đà là vạn Đức Hồng Danh, dịch là ánh sáng vô lượng. Nhà tối ngàn năm chỉ cần một luồng ánh sáng là gian nhà sáng rực. Bài tán kinh Pháp Hoa nói: "Dù cho tạo tội hơn núi cả, chỉ cần Diệu Pháp vài ba hàng." (Xin tham khảo Những Cánh Sen Hồng số 5 2000; trang 48-53)
3.- Kết quả: Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật dạy: "Khi mạng chung, người ấy thấy hoa sen vàng như vầng mặt nhật hiện ra trước mặt, trong khoảng một niệm sanh về thế giới Cực Lạc, mãn 12 đại kiếp hoa mới nở. Khi hoa nở 2 vị đại sĩ Quán Thế Âm và Đại Thế Chí dùng tiếng Đại Bi, vì hành giả nói thật tướng các pháp và cách trừ diệt tội chướng, đương nhơn nghe rồi thân tâm vui đẹp liền phát tâm vô thượng Bồ Đề". Qua đoạn kinh trên, ta thấy người tạo tội ngũ nghịch có kết quả được vãng sanh về cõi Cực Lạc. Đây là điều nghi vấn lớn, có người hỏi trong kinh Vô Lượng Thọ, đại nguyện thứ 18 có nói: "Lúc tôi thành Phật, chúng sanh trong mười phương chí tâm tín mộ muốn sanh về nước tôi, nhẫn đến mười niệm, nếu không được toại nguyện, thì tôi không ở ngôi Chánh giác, trừ kẻ tạo tội ngũ nghịch và hủy báng chánh pháp."
Vì sao ở đây nói người tạo tội ngũ nghịch cũng không được vãng sanh là ý gì? Đáp: nghĩa nấy căn cứ vào chỗ ức chế để giải thích. Trong nguyện trên, nói người tạo tội ngũ nghịch và bài báng Chánh Pháp không được vâng sanh, vì hai nghiệp nầy chướng rất to, người tạo nó khi lâm chung sẽ bị nghiệp lôi thẳng vào địa ngục A Ty, không trải qua thân trung ấm, nhiều kiếp chịu hành hình, không biết bao giờ ra khỏi. Vì thế, Đức Như Lai e rằng người tạo ra hai trọng nghiệp nầy, khi lâm chung sẽ bị đọa lạc liền, nên phương tiện dùng lời ức chế nói không được vãng sanh, chứ không phải nói là Phật không tiếp dẫn.
Lại nữa trong đây nói nhiếp thủ người phạm tội ngũ nghịch mà không nói người ấy có bài báng Chánh Pháp. Như vậy người ấy đã tạo tội ngũ nghịch, không thể bỏ họ bị lưu chuyển mãi, nên Phật khởi lòng Đại bi tiếp dẫn vãng sanh, nhưng người nầy chưa có tội bài báng Chánh Pháp. Nói bài báng Chánh Pháp thì không được vãng sanh là răn nhắc những người chưa tạo mà khuyên giải. Nếu họ đã lỡ tạo rồi thì Đức Phật lại vì lòng từ bi độ khắp mà tiếp dẫn vãng sanh, dùng phương tiện thiện tri thức giáo hóa lúc lâm chung để cho họ hồi tâm, đến lúc lâm chung chuyên tâm niệm Phật được diệt tội mà vãng sanh. Tuy về Cực Lạc rồi hoa khép nhiều kiếp, lúc ở trong hoa không được thấy Phật và Thánh Chúng không được nghe Phật thuyết Pháp, không được dạo mười phương cúng dường chư Phật, nhưng họ vẫn được hoàn toàn vui. Kình nói: "Người trong hoa sen vui như Tỳ Kheo nhập tam thiến." Nên biết rằng: tuy ở trong hoa sen nhiều kiếp chưa nở nhưng vẫn đầy an lạc, đâu chẳng hơn ở trong địa ngục một trời một vực sao!
III. PHẨM HẠ TRUNG CỦA PHẦM PHU
PHÁ GIỚI ÁC NGHIỆP
1.- Tạo nghiệp: - Trong Quán Kinh Phật dạy: "Hoặc có chúng sanh ngu tối, hủy phạm Ngũ giới, Bát Quan Trai giới, Cụ Túc giới, trộm của chùa và vật của hiện tiến Tăng, bất tịnh thuyết pháp, lòng không hổ thẹn. Kẻ tạo tội chướng như thế tất bị đọa vào địa ngục, lúc lâm chung tướng lửa địa ngục đồng thời hiện ra." Phẩm Hạ Trung nấy thuộc về phàm phu phá giới ác nghiệp. Phâm nói giới luật là chỉ những điều răn cấm của Đức Phật với hàng đệ tử tại gia và xuất gia, hàng tại gia giữ ngũ giới và bát quan trai giới, hàng xuất gia giữ Sa Di và Cụ Túc giới. Các vị nấy đã thọ giới rồi lại cố tâm hủy phạm. Tuy không nặng như ngũ nghịch, bài báng chánh pháp nhưng cũng là nghiệp địa ngục. Trộm của chùa tức là của Thường Trụ, vật nầy là của chúng Tăng trong mười phương đều có phần. Lại là của đàn na tín thí dâng cúng nên tuy vật nhẹ mà hình nặng như núi. Vật của hiện tiến Tăng là những đồ cúng dường của chư Tăng đồng như của Thường Trụ. Kinh chép: "Có Thầy Sa Di trộm 7 trái cây của Thường Trụ. Sa Di thứ hai trộm 2 cái bánh, Sa Di thứ ba trộm đường phèn, cả ba chết rồi đều đọa địa ngục. Bất tịnh thuyết pháp là nói những lời không đúng chánh pháp. Phật pháp có một vị là vị giải thoát, nhưng vì nuôi sống bản thân hoặc vì danh lợi đã nói sai chánh pháp tạo thêm nhơn duyên trói buộc đáng đọa tam đổ. Lòng không hổ thẹn chỉ cho những người nầy phá giới tạo ác không biết ăn năn, sự tạo ác đã thành nghiệp nên chắc bị đọa vào địa ngục, lúc lâm chung tướng địa ngục hiện như thấy lửa dữ, núi đao, nước cuốn, hoặc các nghiệp ác đã làm hiện ra, như người giết heo thấy heo đòi mạng, giết trâu bò thấy trâu bò đòi mạng. Tất cả đều là tưởng địa ngục.
2.- Công hạnh: Trong Quán Kinh dạy: "Nhưng người nấy may mắn gặp thiện tri thức giảng nói cho nghe về oai đức Thập lực, sức thần thông quang minh của Phật A Di Đà, cùng các pháp Giới, Định, Huệ, Giải thoát, Giải thoát tri kiến. Đương nhơn nghe xong, sanh lòng tin trọng, nên trừ được tám mươi ức kiếp tội trọng sanh tử, lửa dữ địa ngục hóa thành gió mát, thổi các hoa trời, trên có hóa Phật và hóa Bồ Tát hiện thân tiếp dẫn." Qua đoạn kinh kể trên, chúng ta thấy chúng sanh tạo tội nầy muốn được vãng sanh ngoài việc gặp thiện tri thức ra, phải nghe hiểu về oai đức Thập lực và ánh sáng nhiếp thủ của Phật A Di Đà và pháp Ngũ phần, sanh lòng tin nên tội diệt được vãng sanh.
A. Thế nào là oai đức Thập lực? Đây là nói về mười thứ Trí lực của Như Lai. Thế nào là 10 Trí lực?
1. Thị xử phi xử trí lực: Như Lai biết một cách chắc thật đối với tất cả nhân duyên quả báo, nếu tạo thiện nguyệp thì được quả báo vui, nếu tạo ác nghiệp thì mắc quả báo đau khổ.
2. Nghiệp dị thục trí lực: Như Lai biết rõ nghiệp duyên quả báo, sanh tử trong ba đời của tất cả chúng sanh.
3. Tịnh lự giải thoát trí lực: Như Lai tự tại vô ngại đối với thiền định, biết khắp và đúng như thật thứ tự sâu cạn.
4. Căn thượng hạ trí lực: Như Lai biết đúng căn tánh, thấy biết được quả lớn nhỏ của chúng sanh.
5. Chủng chủng thắng giải trí lực: Như Lai biết tất cả đúng như thật các thứ dục lạc thiện ác của chúng sanh.
6. Chủng chủng giới trí lực: Như Lai biết đúng như thật về các giới phần khác nhau của chúng sanh ở thế gian.
7. Biến thủ hành trí lực: Như Lai biết đúng và khắp nơi các hành hữu và lục đạo của thế gian và hạnh vô lậu của Niết bàn.
8. Túc trụ tùy niệm trí lực: Như Lai biết đúng các túc mạng một kiếp cho đến trăm ngàn muôn kiếp, chết đây sanh kia, khổ vui thọ mạng của chúng sanh.
9. Sanh tử trí lực: Như Lai biết đúng như thật về thời gian sanh tử, cõi thiện ác của chúng sanh.
10. Lậu tận trí lực: Như Lai đoạn hẳn các tập khi 10 hẳng còn sanh khởi, biết khắp và đúng như thật.
B. Thế nào là thần thông quang minh của Phật?
Quang minh của Phật A Di Đà chiếu khắp quốc độ ở mười phương thế giới, chúng sanh nào gặp ánh sáng đó chạm vào thân, liền tiêu trừ tội chưởng, thân tâm an lạc. Lại nữa giữa chân mày của Phật có lông trắng xoắn tròn xoay bên phải, sáng sạch như trân châu toả ra ánh sáng bằng năm hòn núi Tu Di, người thấy được tướng nầy, tự nhiên được thấy tất cả tướng hảo của Phật, dứt trừ được trăm ức Na do tha tội trọng sanh tử. Như thế, Thiện tì thức khen ngợi oai đức và thần thông của Như Lai A Di Đà làm cho đương nhơn sanh lòng tin chắc và nguyện thiết được vãng sanh về cõi Phật A Di Đà.
C. Thế nào là giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến? Theo Đại thừa nghĩa chương thì năm pháp nầy được gọi là năm phần pháp thân.
- Pháp giới thân Như Lai lìa tất cả lỗi lầm của ba nghiệp thân, khẩu, ý nên gọi là Giới Thân.
- Chơn tâm của Như Lai vắng lặng, tự tánh bất động, xa lìa tất cả vọng niệm nên gọi là Định Thân.
- Căn bản trí và thể của Như Lai tròn sáng, tự tánh thanh tịnh, quán sát thông đạt tất cả Pháp tánh nên gọi là Huệ Thân.
- Tự thể của Như Lai xa lìa mọi trói buộc, tháo chốt mở bày tự tại vô ngại nên gọi là Giải Thoát Thân.
- Chứng biết tự thể xưa nay vô nhiễm, thật sự thoát ngoài tri kiến nên gọi là Giải Thoát Tri Kiến Thân.
Đây là phương pháp tu "Xưng tán Như Lai" trong Thập Đại Nguyện Vương của Đức Bồ Tát Phổ Hiền, hành giả tu pháp nầy phần nhiều túc duyên đã thuẩn thục, nên khởi lòng tin chắc một lòng niệm Phật. Vì nhơn duyên niệm Phật nên tội chướng sanh tử bị tiêu diệt, lửa địa ngục không còn, thiên hoa hiện đến có hóa Phật và hóa Bồ Tát hiện thân tiếp dẫn.
3.- Kết quả:
Quán Kinh dạy: "Trong khoảng một niệm liền được vãng sanh vào trong hoa sen, nơi ao thất bảo, trải qua 6 kiếp hoa sen mới nở, vừa lúc hoa nở Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí hiện đến dùng Phạm âm an ủi và vì đương nhơn thuyết pháp thậm thâm của Đại thừa. Hành giả nghe xong liền phát đạo tâm Vô Thượng". Kết quả của bậc Hạ Trung nầy là trong khoảng một niệm sanh vào trong hoa sen nơi ao thất bảo. Nơi đây dùng để gột rửa vọng nghiệp của chúng sanh. Nói đến hoa sen chúng ta liên tưởng đến một nơi nhỏ hẹp tù túng, nhưng hoa sen ở Hạ Phẩm Hạ Sanh, thường lớn cỡ ba, bốn dặm vuông, chiều cao bằng ba, bốn tầng lầu, hoa sen nào cũng phát hào quang phản ảnh vọng nghiệp của chủ nhân hoa ấy. Nếu chủ nhân nhiều vọng tưởng khởi lên hào quang sẽ u trầm ảm đạm, nếu nội tâm thanh tịnh thì hoa sẽ chiếu sáng rực rỡ, nhờ nhìn thấy được vọng tưởng của mình nên hành giả gột rửa lần lần đến hoàn toàn cũng sạch. Tuy hoa sen chưa nở, hành giả vẫn có thể n ngoài nghe các Bồ Tát thuyết pháp ở phòng Ngữ Ngôn Đà La Ni. Phòng nầy đặc biệt khi vào đấy, Bồ Tát nói pháp đều biến thành ngôn ngữ của đương nhơn, nên hành giả dễ thâu nhận Chánh Pháp. Đồng thời hành giả cũng được đến Tháp Tịnh Quán. Tháp nầy vô cùng to lớn có thể hiện ra cảnh giới ở mười phương rõ ràng như thấy mặt mình trong gương. Hành giả vào trong tháp nấy, chỉ cần nghĩ đến đâu là cảnh ấy hiện, như một đài thiên văn vũ trụ tinh vi nhất. Nhờ đó mà hành giả thấy rõ cảnh khổ đáng chán, cảnh tịnh an vui nên hết lòng tu tập.
IV. PHẨM HẠ THƯỢNG CỦA PHÀM PHU
TẠO THẬP ÁC KHINH TỘI
1.- Tạo tội: - Trong Quán Kinh dạy: "Có chúng sanh làm các thứ ác nghiệp tuy không phỉ báng kinh điển Đại thừa, nhưng tạo nhiều nghiệp ác không biết hổ thẹn." Đây là hạng phàm phu tạo mười thứ ác nhẹ. Thế nào là mười thứ ác nhẹ? Về thân nghiệp, họ không giết người mà chỉ giết loài vật, hoặc những loài vật nhỏ, hoặc ngộ sát mà thôi. Như vậy người tạo nghiệp ác nhiều không hổ thẹn, nhưng những việc ác thuộc về nghiệp nhẹ. Thế nào là không phỉ báng kinh điển Đại thừa? Như chúng ta biết, kinh điển của Phật chia ra làm hai loại là Tiểu thừa và Đại thừa? Kinh Tiểu thừa gọi là kinh không có nghĩa rốt ráo (bất liều nghĩa), chỉ ở trong vòng tương đối hĩa thôi. Trái lại kinh điển Đại thừa được gọi là rốt ráo (liều nghĩa) kinh nầy nói đến chỗ tuyệt đối, chỉ thẳng Phật tánh. Người nghe không phỉ báng là người có túc duyên thuần thục mới không chê sợ pháp khó tin của Phật nói ra.
2.- Công hạnh: Trong Quán Kinh dạy: "Kẻ ấy khi lâm chung, gặp thiện tri thức nói cho nghe danh để 12 bộ kinh Đại Thừa, liễn trừ diệt được những nghiệp ác rất nặng trong một ngàn kiếp. Lại bảo chắp tay niệm Nam Mô A Di Đà Phật, do đương nhơn thành tâm niệm Phật nên trừ tội trọng trong 50 ức kiếp sanh tử." Người phàm phu tạo tội nầy, so với các bậc ở trước lúc sắp lâm chung không có tướng địa ngục hiện, may mắn lại gặp thiện tri thức nói cho nghe danh đề của mười hai bộ kinh. Mười hai bộ kinh là mười hai thể loại mà Phật đã thuyết pháp giáo hóa suốt 49 năm. Mười hai thể loại nầy là:
1. Khế kinh: còn gọi là trường hàng tức thể loại văn xuôi trực tiếp ghi chép giáo lý của Phật.
2. Trùng tụng: là phần kệ tụng tuyên thuyết lại ý chính của Trường hàng.
3. Cô khởi: là phần kệ tụng độc lập, trực tiếp ghi chép giáo thuyết của Phật mà không lập lại văn trường hàng.
4. Thọ Ký: là đoạn văn giải thích về giáo nghĩa, đặc biệt chỉ cho lời ấn chứng trước của Đức Phật đối với việc làm vị lai của đệ tử.
5. Vô vấn tự thuyết: là Phật không đợi có người hỏi pháp mà tự khai thị giáo pháp.
6. Nhân duyên: là ghi chép nhân duyên thuyết pháp, giáo hóa của Phật, như phẩm tựa của các kinh
7. Thí dụ: là dùng thí dụ để giảng nói pháp nghĩa.
8. Bổn sự: là các kinh nói về hành nghi của Phật thời quá khứ, những kinh mở đầu bằng 4 chữ: "Phật như thị thuyết" đều thuộc về bổn sự.
9. Bổn sanh: là thể loại kinh nói về các hạnh Đại bi mà Đức Phật đã tu hành vào thời quá khứ.
10. Phương quảng: là các kinh giảng nói giáo nghĩa rộng lớn sâu xa.
11. Vị tằng hữu: là nói về những việc ít có của Phật và các đệ tử.
12. Luận nghị: là Đức Phật biện luận, phân biệt thể tánh các pháp làm sáng tỏ ý nghĩa.
Trong 12 phần giáo nầy, thiện tri thức đặc biệt ca ngợi phần Vô Vấn Tự Thuyết. Vì sao? Vì pháp môn Tịnh độ thuộc pháp môn bất khả tư nghị, nên hàng Nhị Thừa không biết để khải thỉnh, hàng Bồ Tát cũng không hiểu tận cùng, nên đức Thế Tôn vì lòng đại bi, thương chúng sanh thời mạt pháp mà tự nói ra. Đó là phương pháp đặc biệt, nếu người có lòng tin pháp môn nầy thì công đức cũng không thể nghĩ bàn, nhờ vậy mà trừ được tội trọng trong ngàn kiếp. Đồng thời, Thiện tri thức bảo chấp tay niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Phàm phu phẩm Hạ Thượng nấy tuy có tạo ác nghiệp nhưng họ cũng đã từng đọc tụng kinh điển, nên thiện tri thức giảng cho 12 phần giáo, nhưng trong hoàn cảnh tứ đại chia lìa đau nhức ép ngặt nên khó thâu nhận, do đó thiện tri thức dạy chấp tay niệm Phật. Chắp tay qui hướng là thân nghiệp thanh tịnh, miệng xưng hồng danh là khẩu nghiệp thanh tịnh, ý chuyên chú nhớ về quốc độ An Lạc là ý nghiệp thanh tình. Trong lúc ấy tâm niệm Phật nên tâm ấy là Phật, tâm ấy làm Phật. Lại nữa người niệm Phật là trở về tánh vô lượng quang, nên tội nghiệp phiền não tự nhiên tiêu diệt.
3.- Kết quả: Quán Kinh dạy: "Lúc ấy Đức Phật Vô Lượng Thọ cảm biết liền sai hóa Phật và hóa Quán Âm, Thế Chí đến trước hành giả khen rằng: "Lành thay! Thiện nhơn, ngươi đã xưng niệm danh hiệu Phật, các tội được tiêu diệt, nên ta đến rước đây! Lúc ấy, hành giả thấy ánh sáng của hóa Phật đầy khắp cả nhà, trong lòng vui mừng liền xả thọ, ngồi trên hoa sen báu theo hóa Phật sanh về ao thất bảo. Trải qua 49 ngày hoa sen mới nở. Khi hoa nở, Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Ch phóng ánh sáng lớn, đứng trước người ấy, giảng thuyế cho nghe nghĩa lý thâm diệu của 12 bộ kinh. Đương nhơn nghe rồi, tin hiểu, phát tâm vô thượng Bồ Đề. Trải qu 12 tiểu kiếp, thành tựu Bá Pháp Minh Môn, được vào Sơ Địa."
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Phật dạy: "Chúng phàm phu thì chỉ thấy sắc thân thô sơ của Phật, còn luc nghiệp của mỗi loài khác đạo thấy thân Phật không đồng. Do tùy theo mỗi loài nên tiến, không phải chính thân tướng tốt đẹp nên gọi là Ứng thân". Hóa thân cũng như Ứng thân, tùy theo nghiệp chúng sanh mà thấy có sai khác. Phàm phu và Nhị thừa vì còn ý thức phân biệt và chấp theo trần cảnh bên ngoài, nên chỉ thấy Ứng thân hay Hóa thân Phật. Hàng Bồ Tát đều ngộ lý duy tâm nên thấy được Báo Thân Phật, Bồ Tát địa tiển chỉ thấy phần thô, Bồ Tát địa thương mới thấy được phần tế; nếu Bồ Tát lìa được nghiệp thức thì ngộ được Pháp thân Phật; vì Pháp thân là vô tưởng, nên khi Phật tiếp dẫn vãng sanh, hành giả thấy thân tưởng chẳng đồng.
Hành giả thấy ánh sáng đầy khắp nhà là chỉ cảnh giới quang minh diệu hương hiện đến, hành giả lòng không còn trĩu mến chuyện tình thế gian, xa lìa các thọ nhiễm, thần thức nhẹ nhàng, ngồi trên hoa sen, sanh về ao thất bảo. Hoa sen khép lại, đến 49 ngày sau hoa sen mới nở, khi hoa nở chỉ gặp 2 Bồ Tát nói 12 bộ kinh, nghe rồi phát tâm Vô Thượng. Phải trải qua 12 tiểu kiếp mới gột rửa phần trần cấu, thành tựu Bách Pháp Minh Môn. Bách Pháp Minh Môn là môn trí huệ thấu suốt trăm pháp một cách rõ ràng. Theo kinh Hoa Nghiêm người thấu suốt 5 uẩn, 18 giới, 12 xứ gọi là thấu suốt các pháp.
Tóm lại, phẩm Hạ Thương tuy gọi là phàm phu tạo ác nghiệp, những ác nghiệp thuộc về tội nhẹ, nên được Phật và Thánh Chúng đến an ủi phóng quang tiếp dẫnước thế giới Cực Lạc. Tuy chưa gặp Phật nhưng các Bồ Tát thương đến thuyết pháp. Bậc nấy cũng được gọi là thiện nghiệp.
V. SO SÁNH SỰ ĐỒNG DỊ CỦA HẠ PHẨM
1.- Tương đồng: Ba bậc nấy tương đồng về: địa vị, sự gặp thiện tri thức, niệm danh hiệu Phật và thời gian văng sanh.
A. Địa vị của phẩm nấy chỉ cho hàng phàm phu ác nghịch, nhưng mức độ có nặng nhẹ khác nhau:
Phẩm Hạ Hạ là những người tạo nghiệp cực ác như ngũ nghịch, thập ác. Người tạo nghiệp nầy mạng chung không nhận trung ấm thân, đoạ thẳng vào địa ngục, nhiều kiếp chịu khổ. Phẩm Hạ Trung tuy cũng tạo trọng tội, phá các giới trọng không biết hổ thẹn, nhưng trước đó cũng đã từng thọ giới quy hướng Tam Bảo nên lúc lâm chung lửa địa ngục hiện, song chưa bị lôi thẳng vào. Phẩm Hạ Thượng cũng tạo thập ác nhưng tội nhẹ không phải tội nghiệp địa ngục.
B. Gặp thiện tri thức:
Trong ba phẩm trên hành giả đều may mắn gặp thiện tri thức, vì đây là điều kiện Lăng thượng cho việc vãng sanh. Tuy thiện tri thức của ba bậc dạy bảo có khác nhau: phẩm Hạ Hạ được dạy xưng niệm danh hiệu Phật cho đến 10 niệm, phẩm Hạ Trung thiện tri thức dạy xưng tân oai đức thần thông quang minh, làm cho hành giả tin chắc niệm Phật mà thoát tướng địa ngục, phẩm Hạ Thượng thiện tri thức dạy danh để 12 bộ kinh và nhiếp thân khẩu ý, nhiếp tâm niệm Phật, nhưng gặp thiện tri thức là điều kiện ắt có và đủ cho 3 phẩm.
C. Niệm danh hiệu Phật:
Tuy việc tạo tội nghiệp mỗi phẩm có nặng nhẹ khác nhau, nhưng mẫu số chung diệt tội vãng sanh Cực Lạc vẫn là Hồng Danh Nam Mô A Di Đà Phật. Vì sao danh hiệu của Phật A Di Đà có năng lực to lớn như thế? Thực ra câu Hồng Danh Nam Mô A Di Đà Phật là dùng nhơn để cảm quả Đại Nguyện. Trong Đại Nguyện thứ 18 Phật có phát nguyện: "Nếu có chúng sanh nào ở mười phương nghe danh hiệu tôi, xưng niệm cho đến 10 niệm mà không được tiếp dẫn về cõi An lạc tôi thệ không ở ngôi chánh giác." Người được vãng sanh về nước Cực Lạc tất cả tội nghiệp tự tiêu, ở chánh định tụ, vào Vị bất thối, một đời tiến đến Phật quả, nên năng lực Niệm Hồng Danh rất to lớn.
D. Thời gian vãng sanh:
Ba bậc Hạ Phẩm văng sanh tuy là tạo nghiệp và việc làm có sai khác, nhưng thời gian vãng sanh thì đồng. Vì vậy nên Kinh nói: "Thời gian khoảng chừng khảy móng tay là đến Tây Phương." Hạ phẩm Hạ sanh thấy hoa sen vàng như bánh xe, chốc lát sanh về Cực Lạc. Trong Hạ phẩm Trung sanh thì lửa địa ngục tất, thiên hoa rải đến, Hóa Phật và Bồ Tát tiếp dẫn trong một niệm sanh về ao thất bảo. Hạ phẩm Thương sanh, sau khi xứng danh Phật thì hóa Phật và hóa Bồ Tát đến tiếp dẫn, hành giả theo hoa sen báu chứng khảy móng tay sanh về Cực Lạc.
Trong Luận Đại Thừa Khởi Tin nói: "Chúng sanh thấy Phật đều do nghiệp thức của mình mà có thể thấy được Pháp thân, Báo thân hoặc Hóa thân Phật. Hàng phàm phu tạo ác, nghiệp thức mê mang, khi thiện trì thức dạy niệm Phật, thường chỉ vào Phật tượng hoặc cốt Phật được tạo ra để người lâm chung có chỗ y cứ. Nên lúc ấy người lâm chung thấy Phật, chính là hình tượng họ đã gặp hoặc đang thờ trong chùa đó là hóa Phật và Bồ Tát mà đương nhơn được thấy.
2.- Dị biệt: Những điểm dị biệt của Hạ Phẩm rất nhiều, nhưng tóm lại gồm các điểm chính yếu sau đây:
A. Tạo tội có sai khác:
Hạ Phẩm Hạ Sanh tạo ngũ nghịch, thập ác trọng tội, người nầy khi lâm chung liền bị nghiệp lôi thẳng vào địa ngục. Phẩm Hạ Trung là người phạm các giới trọng, khi lâm chung tướng địa ngục hiện ra, như thấy lửa đốt, người thấy sợ hãi chạy vào địa ngục. Phẩm Hạ Thượng là phàm phu tạo nghiệp ác khinh tôi, tôi chưa thành nghiệp tuy làm ác không biết hổ thẹn. nhưng không phỉ báng kinh điển đại thừa. Như vậy, tuy nói chung là ác nghiệp nhưng tạo tội có ba bậc là cực ác, thứ ác và khinh ác. Hai hạng trước đã tạo thành ác nghiệp, còn hạng sau chỉ mới tạo ác mà thôi.
B. Tướng hiện có sai khác:
Phẩm Hạ Hạ không thấy Phật hiện chỉ thấy hoa sen vàng to như bánh xe hiện ra, vì nghiệp thức quá nặng nên không thể thấy Phật, chỉ thấy hoa sen biểu trưng cho tòa ngồi của Phật mà thôi. Phẩm Hạ Trung thấy lửa địa ngục tất, thiên hoa đến, hóa Phật và hóa Bồ Tát đến tiếp dẫn. Phẩm Ha Thượng, sau khi xưng danh liền có hóa Phật, Bồ Tát cầm hoa sen tiếp dẫn, hành giả thấy mình ngồi trong hoa sen sanh về cõi Cực lạc. Tướng hiện có sai biệt là do chúng sanh nghiệp cảm mà thấy, chứ Phật bao giờ cũng bình đẳng.
C. Thọ pháp chẳng đồng:
Phẩm Hạ Hạ, đương nhơn gặp thiện tri thức dùng lời an ủi, nói pháp mẫu cho nghe, vì khổ não bức bách không quán tưởng được, nên dạy niệm danh hiệu Phật, tiếng niệm không dứt cho đến đủ 10 niệm, diệt tội vãng sanh. Phẩm Hạ Trung gặp Thiện Tri Thức giảng về thập lực, oai thần quang minh, giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến. Đương nhơn nghe pháp lòng tin chắc, đổi lửa dữ thành gió mát thổi các hoa trời, hóa Phật và Bồ Tát tiếp dẫn vãng sanh. Phẩm Hạ Thượng, đương nhơn gặp Thiện Tri Thức nói cho nghe danh để 12 bộ kinh diệt được tội ngàn kiếp. Lại bảo chắp tay niệm Nam Mô A Di Đà Phật liền được vãng sanh.
Sư thọ pháp chẳng đồng ở đây phẩm Hạ Hạ chỉ có lòng tin chắc, nhưng không thực hành được pháp quán tưởng, chỉ niệm danh hiệu Phật 10 niệm thôi. Phẩm Ha Trung là nghe pháp, hiểu pháp, lòng tin chắc, nên hoản cảnh thay đổi và Phật, Bồ Tát đến tiếp dẫn là do lòng tin chắc phát nguyện mà được vãng sanh. Phẩm Hạ Thượng đương nhơn hiểu rõ Đệ Nhất Nghĩa Đế, chắp tay niệm Phật là do thực hành mà được vãng sanh. Tuy thọ Pháp có khác, nhưng hành giả thực hành một trong 3 món tư lương đều được vãng sanh.
D. Thánh rước có khác:
Phẩm Hạ Hạ không thấy được hóa Phật, Bồ Tát mà chỉ thấy hoa sen vàng to như bánh xe lớn hiện ra trước mặt, giây lát được vãng sanh về Cực lạc. Phẩm Hạ Trung tướng lửa địa ngục hóa thành gió mát thổi hoa trời, trên có hóa Phật và Bồ tát hiện thân tiếp dẫn. Phẩm Hạ Thượng không có tướng địa ngục, có hóa Phật và có hóa Quán Âm, Thế Chí đến trước hành giả, khen rằng: "Nầy thiện nhơn, ngươi đã xưng niệm danh hiệu Phật nên các tội tiêu diệt, ta đến rước đây." Hành giả thấy ánh sáng hóa Phật đầy khắp cả nhà, lòng vui mừng liền xả thọ, ngồi trên hoa sen báu sanh về ao thất bảo. Sự khác biệt của 3 phẩm nầy là hai phẩm Hạ và Trung có tướng Địa ngục, nhờ có lòng tin kiên cố mà được vãng sanh, phẩm Hạ Hạ không thấy Phật và Bồ tát mà chỉ thấy hoa sen biểu trưng. Phẩm Hạ Trung có thấy hóa Phật và hóa Bồ Tát nhưng chỉ ở trong trạng thái giấc mộng. Trái lại phẩm Hạ Thượng đương nhơn thấy Phật và Bồ tát Quán Âm, Thế Chí rõ ràng, Phật và Bồ Tát có lời khen, hành nhơn thấy mình ngồi trên hoa sen vãng sanh. Đương nhơn thấy cảnh thật, cảm giác thật không phải cảnh trong chiêm bao.
E. Hoa nở sớm muộn:
Phẩm Hạ Hạ phải ở trong hoa sen 12 đại kiếp, phẩm Hạ Trung ở trong hoa sen trải qua 6 đại kiếp, phẩm Hạ Thượng ở trong hoa sen 12 tiểu kiếp. Chữ kiếp nói cho đủ là Kiếp Ba phiên âm từ chứ Kalpa của tiếng Phạn, Tàu dịch là Đại thời là thời gian rất dài, trải qua 4 thời gian thành, trụ, hoại, không gọi là một kiếp. Trong Luận Đại Trí Độ nói: "Người thọ từ 10 tuổi, qua 100 năm lại tăng thêm 1 tuổi cho tới 8 vạn bốn ngàn tuổi. Người thọ từ 8 vạn 4 ngàn tuổi, qua 100 năm lại giảm 1 tuổi cho tới khi con người chỉ còn 10 tuổi. Gộp một tăng một giảm gọi là 1 tiểu kiếp. Gộp 20 tiểu kiếp thành 1 trung kiếp, gộp 4 trung kiếp thành một đại kiếp.
Nói là ở trong hoa sen, nhưng hoa sen ở cõi Cực Lạc rất to lớn, theo Tây Phương Du Ký thì ở phẩm Hạ hoa sen cũng to lớn bằng mấy tòa nhà rộng cở ba bốn dặm, chúng sanh ở trong ấy để gột rửa vọng tưởng. Tuy hoa chưa nở nhưng các vị cũng được nghe pháp do chư Bồ Tát thuyết giảng bằng ngữ ngôn Đà La Ni và có thể vào Tịnh Quán Tháp để có thể thấy cảnh giới của 10 phương và luôn được sự hướng dẫn của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tuy nói là ở trong hoa sen, nhưng sự an lạc còn hơn ở Thiên cung, thời gian tuy nói có dài nhưng đối với hành nhơn có đầy đủ các thắng duyên như Bát Đại Cảnh Sơn, Hoa Tạng Triển Lãm quán cùng các Bồ Tát là bạn lữ nên thời gian không còn là vấn đề đối với hành giả nữa.
F. Lợi ích sau khi sen nở có khác:
Phẩm Hạ Hạ khi hoa nở, hai Đại sĩ Quán Thế Âm và Đại Thế Chí dùng tiếng Đại bì vì hành giả nói thật tướng các pháp và cách trừ diệt tội chưởng. Đương nhơn nghe rồi thân tâm vui đẹp, liền phát tâm Vô Thượng Bồ Đề. Phẩm Hạ Trung lúc hoa nở, Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí đến dùng Phạm âm an ủi và vì đương nhơn giảng thuyết pháp thậm thâm của Đại Thừa. Hành giả nghe xong liền phát đạo tâm vô thượng. Phẩm Hạ Thượng khi hoa nở, Bồ Tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí phóng ánh sáng lớn, trụ trước người ấy, giảng thuyết cho nghe nghĩa lý thâm diệu của 12 bộ kinh; đương nhơn nghe rồi tin hiểu, phát tâm vô thượng Bồ Đề, thành tựu Bách Pháp Minh Môn được vào Sơ Địa. Phẩm Hạ Hạ tuy cũng gặp hai Đại sĩ, nhưng đương nhơn chỉ mới phát tâm ở vào vị Kiến Đạo. Phẩm Hạ Trung nghe được pháp Đại thừa liền phát Đạo Tâm Vô Thượng ở vị Tu Đạo. Phẩm Hạ Thượng sau khi nghe, phát tâm và vượt hẳn Tam Hiển chứng thẳng vào dòng Thánh. Qua phần khảo sát sự tương đồng và dị biệt, chúng ta thấy tuy cùng được vãng sanh, nhưng do nghiệp thức mà có sai biệt. Tuy vậy, nếu đã về được cõi Cực Lạc rồi thì công nào không đủ, quả nào chẳng tròn.
Tóm lại, điều kiện chính yếu của Phẩm Hạ nầy là phải gặp thiện tri thức, có lòng tin, không bài báng kinh điển Đại Thừa và phải nhất tâm niệm danh hiệu Phật Trong lúc lâm chung gặp thiện tri thức là một điều rất khó, trừ phi đương nhơn túc duyên đã thuần thục. Vì vậy, việc vãng sanh nấy hoàn toàn tùy thuộc vào Thiện tì thức. Nếu không có thiện tri thức coi như việc vãng sanh thật khó. Thêm một điều khó nữa là lúc sắp đọa địa ngục, tử đại phân ly, đau nhức không thể kể xiết, nếu túc duyên chưa thành thục dù được nghe giảng nói cũng khó khởi lòng tin, và cũng khó nhất tâm niệm Phật. Vì vậy, đối với người sắp chết, dù đã niệm Phật thuần thục hay chưa hề niệm Phật, phần quan trọng là nhờ sự giúp đỡ của thân nhân. Vì lúc lâm chung, thiện trí thức vẫn là then chốt trong việc hộ niệm vãng sanh, vì để xây dựng được niềm tin và khuyến tấn niệm danh hiệu Phật. Nếu là quyến thuộc của người sắp lâm chung, chúng ta cần mời chư Tăng đến hộ niệm, vì hình ảnh chư Tăng, Ni làm tăng trưởng niềm tin mạnh mẽ. Nếu không có chư Tăng. Ni chúng ta nên mời ban hộ niệm đến hộ niệm cũng tốt, vì lâm chung chánh niệm chắc được vãng sanh. Nếu người lâm chung là người đã từng niệm Phật, quyến thuộc nên lấy lời của Tổ Thiện Đạo dạy chánh niệm vãng sanh sau đây để an ủi khuyến tấn người bệnh làm theo.
Tổ dạy: "Phàm tất cả những người lâm chung muốn sanh về Tịnh độ không nên sợ chết, thường nhớ thân nấy nhiều khổ, chẳng sạch, ác nghiệp đầy dẫy, nếu bỏ được thân nhơ nhớp nẩy sanh về Tịnh độ, nhận vô lượng khoái lạc, thoát khỏi đường khổ sanh tử. Đây là một việc rất vừa ý, như cởi bỏ áo rách dơ bẩn để mặc là gắm thơm sạch, cần nên buông bỏ hết, không sanh long luyến trước. Phàm khi có bệnh nặng, phải nhớ thân người vô thường, nhất tâm niệm Phật chờ chết, căn dẫn quyến thuộc, người nhà và những người thăm bệnh, nếu đến thăm tôi xin vì tôi mà niệm Phật. Không được nói những việc xảy ra ở thế gian, hoặc việc tốt xấu trong gia đình, cũng không cần dùng lời an ủi chúc lành, tất cả đều là những lời vô ích; nếu người bệnh sắp chết, thân thuộc không được khóc lóc hoặc dùng lời bi lụy làm hoặc loạn tâm thần mất chánh niệm, cần nên đồng nhau niệm Phật hỗ trợ vãng sanh. Đừng cho người sắp mất tỏ lòng lưu luyến thế gian, liền thành trở ngại không được giải thoát. Nếu có người hiểu rành pháp môn niệm Phật, nên thỉnh đến khuyên bảo niệm Phật vãng sanh rất là may mắn, có nhiều lợi ích!" Người y theo các lời chỉ dẫn ở trên thì chắc được vãng sanh không nghỉ.
Có người hỏi Tổ: Tìm thuốc trị bệnh có nên chăng? Đáp: Tìm thuốc trị bệnh không trở ngại gì! Tuy vậy, chúng ta phải biết thuốc là để trị bệnh chứ không thể trị mạng, nếu mạng đã tận thuốc đâu có thể cứu được. Đặc biệt giết mạng loài vật làm thuốc thì không nên làm. Hỏi: Cầu thần ban phước thế nào? Đáp: Mạng người sống lâu, chết yểu đã định khi thọ thân, đâu có nhờ thần quỷ mà sống lâu hơn được. Đặc biệt không nên giết hại mạng chúng sanh để tế tự, tạo thêm tội nghiệp.
Có người hỏi Tổ: Có người đương thời chưa từng niệm Phật, y theo pháp dạy của Ngài có được vãng sanh chăng? Đáp: Pháp nấy Tăng, tục, nam, nữ chưa từng niệm Phật mà dùng y theo đều được vãng sanh quyết định không nghỉ. Tôi thấy có nhiều người bình thương niệm Phật lễ bái, phát nguyện cầu sanh Tây Phương, đến khi bệnh lại sợ chết, không lo cho lúc lâm chung, đợi khi mạng mất, hơi tan, hồn theo nghiệp dẫn mới niệm Phật, đánh chuông hộ niệm thì sự đã trễ rồi. Sanh tử là việc lớn, lúc lâm chung rất quan hệ, phải tự mình lo liệu, để một niệm sai lầm, nhiều kiếp thọ khổ, phải suy xét kỹ. Nếu người muốn vãng sanh khi bình thời phải gắng sức niệm Phật, khi lâm chung dùng pháp nầy có thể nói:
Đường rộng Tây Phương thong thả bước Đi thẳng về nhà chẳng hỏi ai!
Ba phẩm Hạ nầy, phần nhiều nhờ vào sự giúp đỡ của thiện tri thức và thân bằng, quyến thuộc, nếu được thân thuộc giúp đỡ thì việc vãng sanh không khó. (Xin tham khảo Những Cánh Sen Hồng 2-1997; trang 4-9)
Comments
Post a Comment