DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN

 


CHƯƠNG 7

TỊNH ĐỘ VẤN BIỆN


Ân ái không sâu nặng không sanh vào cõi Ta bà, niệm Phật chẳng nhất tâm, không sanh về cõi Cực lạc. Ta bà uế trược, Cực lạc thuẩn vui, kiếp sống ở cõi Ta bà có hạn lượng, kiếp sống ở cõi Tịnh độ thọ mạng vô cùng. Ta bà chịu đủ mọi thống khổ, Tịnh độ thì an hưởng nhàn lạc. Ta bà theo duyên mà xoay quanh trong vòng sanh tử, Cực lạc một khi được về thì vĩnh viễn chứng vô sanh; nếu nguyện độ sanh thì tùy ý tự tại không bị các nghiệp trói buộc. Sự tịnh, uế, sống lâu, chết yểu, khổ vui, sanh tử đều có sai khác thật rõ ràng. Chủ nhiếp thọ về cõi Tịnh độ là Phật A Di Đà, đạo sư hướng dẫn cõi Tịnh Độ là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, giúp Phật giáo hóa là Bồ tát Quán Thế Âm và Đại Thế Chí. Giáo điển trọn đời thi thuyết của Như Lai đều ân cần căn dặn, khuyên mọi người tin nguyện vãng sanh.


Đức Phật A Di Đà cùng Bồ Tát Quán Âm, Thế Chí nương thuyền đại nguyện, vượt bể tử sanh, không chấp bờ nầy, không trụ bờ kia, chẳng ở khoảng giữa, chỉ lấy việc tế độ tiếp dẫn chúng sanh là Phật sự. Vì thế, trong kình A Di Đà nói: "Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhân nào nghe danh hiệu Phật A Di Đà rồi gìn giữ danh hiệu ấy hoặc một ngày cho đến 7 ngày một lòng không lậu Joạn. Người ấy khi mạng chung, Đức Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng, hiện ra trước mặt. Người ấy khi mạng chung, tâm không điên đảo liền được vãng sanh về quốc độ Cực lạc.” Kinh Vô Lượng Thọ nói: "Chúng sanh trong mười phương nghe danh hiệu tôi, nhớ tưởng nước tôi, gieo trồng công đức, hết lòng hồi hướng muốn sanh về nước tôi, nếu người ấy không được toại nguyện thì tôi không ở ngôi Chánh giác". Vì thế, ở Viện Vô Thường của Kỳ Hoàn Tĩnh Xá dạy người bệnh mất hướng về phía Tây, tưởng mình được vãng sanh về Tịnh độ, bởi vì ánh sáng của Phật A Di Đà chiếu khắp pháp giới chúng sanh, tiếp dẫn người niệm Phật không ngơi nghỉ. Thánh phàm một thể, cơ cảm hợp nhau. Chúng sanh ở trong tâm chư Phật nên mỗi hạt bụi đều là Cực lạc, Tịnh độ ở trong tâm chúng sanh nên mỗi niệm có Phật Di Đà, nếu chúng ta dùng trí huệ quán nầy rất dễ được vãng sanh và dứt hết nghi hoặc. Người tu thiền định nguyện vãng sanh sẽ dễ sanh vì tâm không tán loạn, người trì giới dễ sanh vì xa lìa các ô nhiễm, người bố thí dễ sanh vì không có ngã sở hữu, người nhẫn nhục dễ sanh vì tâm không sân khuể, người tỉnh tấn dễ sanh vì không thối chuyển, người không tạo thiện không tạo ác dễ sanh vì niệm dễ chuyên nhất, các ác đã làm, nghiệp báo đã hiện cũng dễ sanh vì thật lo sợ và xấu hổ. Người tuy có làm các điều lành nếu không có tâm thành tín, không có thâm tâm và không có tâm hồi hướng phát nguyện thì không được sanh lên Thượng phẩm. Điều thật đáng phàn nàn: Danh hiệu Phật A Di Đà thật dễ trì, cảnh Tịnh độ rất dễ sanh, thế mà chúng sanh không chịu trì, nên không thể vãng sanh! Đức Từ Phụ vô cùng thương xót. Phàm tạo các ác nghiệp sanh vào nẻo khổ, niệm A Di Đà sanh về Cực lạc, hai điều ấy chính từ miệng Phật nói ra, người đời sợ đọa vào địa ngục mà nghi không chịu niệm Phật cầu vãng sanh há không phải là điểu lầm lớn lắm sao? Ngày xưa, Tổ Huệ Viễn cùng các cao sĩ đương thời như Lưu Di Dân... kết Liên Xã ở Lô Sơn, một lòng tin thành niệm Phật Sau bảy, tám năm tu trì được cảm ứng rất đông, điều đó chứng minh những người tu Tịnh độ đều có kết quả mong muốn.


Tông Tịnh độ lấy tín, nguyện và hành làm tư lương, muốn được tin chắc trước phải hết nghi, muốn trực tiếp hết nghi không chỉ bằng vấn đáp. Vì thế, trong chương Tịnh Độ vấn biện nầy, chúng tôi dẫn lời Phật dạy và ý chỉ các Tổ sư để giải quyết hết các nhầm lẫn. Cũng như nhà tối ngàn năm, mặt nhựt chiếu đến là ánh sáng rỡ ràng, buồm thuận nước xuôi, ngàn dặm trải qua mà khỏi nhọc sức. Từ ngàn xưa các Thiền giả nhờ vấn đáp mà vào đạo Bồ đề, chúng tôi trân trọng kính mời toàn thể liên hữu trực nhập tâm tông qua chương "Tịnh Độ Vấn Biện" nầy. 



I. YẾU TỐ VÀO ĐẠO

LÒNG TIN VÀ NIỆM PHẬT


Hỏi: Người muốn vào đạo phải có điều kiện gì?


Đáp: Phật là Đạo Sư của tam giới, từ phụ của bốn loài. người quy tín thì diệt tội hằng sa, người xưng niệm được phước tăng vô lượng. Phàm muốn niệm Phật, cần phải khởi lòng tin, nếu người không tin thì không thể thu hoạch được, cho nên trong Kinh nói: Lòng tin là bước đầu vào đạo, những hàng trí giả dùng phương chước mẫu nhiệm cứu cánh, trước hết cũng phải dùng lòng tin rồi sau đó mới vâng làm. Nên Kinh A Di Đà nói: "Nếu có người tin cần phải phát nguyện sanh về quốc độ kia." Đây là lời khuyên tin của Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni. Trong kinh ấy cũng nói: "Các ông cần phải tin đây là lời khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn của chư Phật trong sáu phương". Trong kinh Pháp Hoa cũng nói: "Tùy thuận theo kinh, năng dùng lòng tin mà được vào". Luận Thập Trụ nói: "Nếu người gieo căn lành có lòng nghỉ thì hoa không nở, lòng tin thanh tịnh thì hoa liền nở, liền được thấy Phật". Thật vậy, người không có lòng tin như bánh xe không có chốt không thể đi xa. Người có lòng tin thì lời nói có lý đúng, lý đúng là đạo thành. Triệu Châu Pháp Sư dạy: Người không có lòng tin không thể truyển. Đại Hạnh Hòa Thượng nói: "Pháp môn niệm Phật không luận đạo, tục, nam, nữ, sang, hèn, giàu, nghèo chỉ có đủ lòng tin là có thể vào." 


Hỏi: Đã nói về lòng tin, vậy xin hỏi phải tin pháp gì?


Đáp: Người có lòng tin, y theo kinh nói: Tin niệm Phật Được sanh Tịnh độ, tin niệm Phật chắc được diệt tội, tin niệm Phật chắc được Phật chứng, tin niệm Phật chắc được Phật gia hộ, tin niệm Phật đến khi lâm chung Phật tự đến rước. Tin niệm Phật bất cứ ai có lòng tin đều được vãng sanh, tin niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ chắc được 32 tưởng tốt, tin niệm Phật vãng sanh Tịnh độ chắc được ở Vị bất thối, tin niệm Phật vãng sanh Tịnh độ chắc được vui vẻ trang nghiêm, tin niệm Phật văng sanh Tịnh độ chắc được sống lâu vô lượng, tin niệm Phật sanh Tịnh độ cùng các Bồ tát là bạn lữ, tin sanh về Tịnh độ liền không rời Phật, tin sanh về Tịnh độ hoa đài hóa sanh, tin Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp, tin sanh về Tịnh độ không đọa tam đổ. Sở dĩ dạy Niệm Phật, vì căn cứ vào Quán Kinh, niệm Phật một niệm chắc diệt được trọng tội sanh tử 80 ức kiếp, lại được vì diệu công đức 80 ức kiếp, đây là chỗ sáu phương chư Phật khuyên tin. Hòa Thượng Đại Hạnh dạy người niệm Phật: Tâm chỉ tin Phật, Phật liển biết vì Phật có tha tâm thông, miệng xưng danh Phật, Phật nghe được vì Phật có thiên nhĩ thông, thân lễ kính Phật, Phật liền thấy được vì Phật có thiên nhãn thông.


Lòng tin kiên cố cũng như người gieo hạt cây thật sâu, gốc cây chắc, nên gió thổi không động, cuối cùng có trái tốt giúp người hết đói khát. Người niệm Phật cũng như thế, chỉ cần có lòng tin sâu, được đến Tây Phương, thành Đẳng Chánh Giác, rộng giúp các nguy ách, nếu người không có lòng tin dù vào kho báu cũng chỉ về tay không, chẳng được vật gì! Cho nên trong Kinh nói: "Bồ tát Thập Trụ khởi lòng tin niệm Phật, về saKinh gặp duyên ác phải tan thân mất mạng, thà phải chịu chết vẫn không mất lòng tin." Kinh Duy Ma nói: "Tin sâu bên chắc như kim cương, pháp báu chiếu khắp như mưa cam lổ, nên người niệm Phật cần phải tin sâu."


Luận Vô Lượng Thọ nói: Niệm Phật có 5 môn: 


1. Lễ Bái Môn là thân nghiệp chuyên lễ Phật A Di Đà.


2. Tán Thán Môn là khẩu nghiệp chuyên xưng danh hiệu Phật A Di Đà.


3. Tác Nguyện Môn là chỗ có công đức lễ niệm chỉ muốn cầu sanh về thế giới Cực lạc.


4. Quán Sát Môn là đi đứng ngồi nằm chỉ quán sát Phật A Di Đà mau sanh Tịnh độ.


5. Hồi Hướng Môn là chỉ công đức niệm Phật, lễ Phật chỉ nguyện sanh Tịnh độ, mau thành Vô thượng Bồ đề. Đây là pháp môn Niệm Phật chính yếu trong kinh Vô Lượng Thọ.


Trong kinh Vô Lượng Thọ cũng nói: "Người niệm Phật có 4 pháp tu hành:


1. Trường Thời Tu, một khi phát tâm niệm Phật liên tục thẳng đến được sanh Tịnh độ thành Phật trọn không lui sụt.


2. Cung Kính Xứ Tu là chính hướng Tây phương chuyên tưởng không dời đổi. 


3. Vô Gián Tu là chỉ chuyên niệm Phật, không có những tạp thiện khác làm gián đoạn và cũng không có tham sân si tạp ác làm gián đoạn niệm Phật.


4. Vô Dư Tu là không có thêm các thứ tạp thiện làm gián đoạn niệm Phật. Vì sao? Vì tạp thiện tu hành nhiều kiếp khó thành bởi chỉ có tự lực. Còn người niệm Phật 1 ngày đến 7 ngày liền sanh về Tịnh độ, ở Vị Bất Thối, mau thành Vô thượng Bồ để, nương theo bản nguyện lực của Phật A Di Đà mau được thành tựu, nên gọi là Vô Dư Tu.


Căn cứ vào Quán Kinh khuyên người niệm Phật phẩm Thượng vãng sanh có nói: "Nếu có chúng sanh nào nguyện sanh về nước kia phải phát khởi ba thứ tâm liền được vãng sanh:


1. Chí Thành Tâm: Hành giả thân nghiệp chuyên lễ Phật A Di Đà, khẩu nghiệp chuyên xưng Phật A Di Đà, ý nghiệp chuyên niệm Phật A Di Đà cho đến vãng sanh Tịnh độ thành Phật, không sanh lòng thối chuyển gọi là chí thành tâm.


2. Thâm Tâm là chân thật khởi lòng tin, chuyên niệm danh hiệu Phật, thể sanh Tịnh độ, lấy thành Phật làm kỳ, hoàn toàn không còn khởi nghi hoặc nên gọi thâm tâm."


3. Hồi Hướng Phát Nguyện Tâm là chỗ có công đức lễ niệm, chỉ nguyện vãng sanh Tịnh độ, mau thành Vô thượng Bồ đề nên gọi là Hồi Hướng Phát Nguyên Tâm. Đây là pháp Thượng phẩm văng sanh.


Kinh Văn Thù Bất Nhã nói: "Không quán tưởng mạo, chuyên xưng danh hiệu là thực hành Nhất hạnh Tam muội. Muốn mau được thành Phật cũng nên thực hành nhất hạnh tam muội nầy. Muốn đủ Nhất Thiết Chúng Trí cũng nên thực hành Nhất hạnh Tam muội nẩy. Muốn được thấy Phật cũng nên thực hành Nhất hạnh tam muội nấy. Muốn được sanh Tịnh độ cũng nên thực hành Nhất hạnh tam muội nầy." Đây chính Kinh Văn Thù Bát Nhã chỉ Pháp niệm Phật vãng sanh.


Kinh A Di Đà nói: "Nầy Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào nghe nói Phật A Di Đà rồi gìn giữ danh hiệu hoặc 1 ngày, hoặc 2 ngày cho đến 7 ngày một lòng không loạn, khi người ấy mạng gần chung, Phật A Di Đà cùng các thánh chúng hiện ra trước mặt, người niệm Phật tâm không điên đảo, liền được vãng sanh về cõi Cực lạc." Đây là pháp Niệm Phật văng sanh của Kinh A Di Đà.


Hỏi: Nếu niệm Phật 1 ngày được vãng sanh về Tịnh độ cần gì đến 7 ngày?


Đáp: Nói 1 ngày cho đến 7 ngày đều là chỉ thời gian lâm chung vãng sanh tịnh độ, mau thì 1 ngày, chậm thì 7 ngày, đây là Thượng phẩm văng sanh trong Kinh A Di ngày, đông Quán Kình nói: "Hạ Phẩm Hạ sanh hoặc có chúng sanh tạo nghiệp chẳng lành như ngũ nghịch, thập ác, những người nầy, vì ác nghiệp nên phải đọa vào ác đạo, trải qua nhiều kiếp chịu khổ vô cùng. Người nấy khi mạng chung gặp thiện tri thức dạy niệm danh hiệu Phật A Di Đà mười niệm trừ tội được vãng sanh. Đây là pháp vãng sanh của người bậc Hạ Hạ. Kinh Vô Lượng Thọ nói: cho đến một niệm liền được vãng sanh Tịnh độ. Đây là pháp vãng sanh của Bậc Hạ.


Hỏi: Như vậy là 1 niệm đến 10 niệm là bậc Hạ, còn 1 ngày đến 7 ngày là bậc Thượng phẩm phải không?.


Đáp: Phải. Một niệm đến 10 niệm là số niệm ít nên công đức cũng ít, sanh về Hạ Phẩm. Một ngày đến 7 ngày số niệm nhiều công đức cũng nhiều, nên sanh về Thượng Phẩm. Lại nữa, 1 niệm đến 10 niệm là chỉ người phát tâm trễ, 1 ngày đến 7 ngày là chỉ người phát tâm sớm. Dù vậy, một niệm đến 10 niệm, một ngày đến 10 ngày được vãng sanh về Tịnh độ, đồng ở Vị bất thối, thẳng đến Vô thượng Bồ để.


Lại nữa, người niệm Phật như tiếng khóc của con, cha mẹ nghe rồi liền mau đến cứu, đói thì cho ăn, lạnh thì cho ấm, đây là năng lực của cha mẹ chớ sức trẻ con không thể làm được. Người niệm Phật cũng như thế, chỉ cần niệm Phật một cách chí thành, tha thiết, Đức Phật là    



Đăng Đại Bi, nghe tiếng kêu liền đến cứu, chỗ có tội nghiệp Phật giúp diệt tội, chỗ có bệnh tật Phật giúp cho lành, chỗ có các chướng, Phật đều đẹp phá, cũng cho cha mẹ nuôi con vây. Kinh Pháp Hoa nói: "Tất cả chúng sanh đều là con ta, ta là cha các ngươi, các người chúng kiếp chịu khổ sở thiêu đốt, ta đều dẹp hết, dẫn ra khỏi ba côi.” Người tu theo đạo Phật phải cần niệm Phật. Kính Duy Ma nói: "Muốn trừ phiền não phải có chánh niệm". Niệm Phật là chánh niệm hiện tiến.



II. TỰ LỰC VÀ THA LỰC


Hỏi: Trong luận nói: Các pháp Phật nói ra số nhiều vô lượng, xin hỏi pháp nào là tự lực, pháp nào là tha lực?


Đáp: Đức Như Lai nói có đến 8 muôn 4 ngàn pháp môn, chỉ có một pháp môn Niệm Phật là vừa tự lực lại vừa tha lực, còn tất cả các pháp môn khác nói chung là tự lực.


Hỏi: Theo Kinh giáo thì tu tự lực bao lâu được thành? Tu tha lực bao lâu được thành?


Đáp: Căn cứ vào Kinh Phật người tu tự lực từ khi mới phát tâm phải trải qua một Đại A Tăng kỳ kiếp mới đến Sơ địa. Và trải qua một Đại A Tăng kỳ kiếp thứ 2 mới là Bồ Tát đệ Bát địa. Tiến lên một Đại A Tăng kỳ kiếp thứ 3 mới đến Bồ tát Đẳng giác, đó là đường tu và thời gian của người thực hành tự lực. 


Tha lực căn cứ vào pháp môn niệm Phật, Kinh A Di Đà nói: "Mau thì 1 ngày, chậm thì 7 ngày, niệm Phật Di Đà Đà, vãng sanh về Tịnh độ là Bồ tát Bát địa, vì Ao? Vì nương nhờ sức bổn nguyện của Phật A Di Đà mà được. Kinh A Di Đà cũng nói: "Chúng sanh nào sanh về Cực Lạc đều ở Vị bất thối chuyển", vị nầy chỉ cho Bố Tất đệ Bát Địa.


Hỏi: Trạng thái người tu tự lực và tha lực thế nào?


Đáp: Xin đem một thí dụ để biện minh. Người tu tự lực như một đứa trẻ được phong quan chức phải lên kinh đô nhận lãnh, muốn đến kinh đô phải trải qua con đường ngàn dặm mà đứa trẻ chỉ mới 7, 8 tuổi, (Như Cam La 7 tuổi đã được vua phong làm Thừa tướng), nếu đứa trẻ tự mình đi lên kinh thì không thể nào đến được, vì tuổi quá nhỏ và yếu đuối. Các pháp môn chuyên tu tự lực cũng như thế, vì pháp môn nầy phải tu nhiều kiếp mới thành, cũng như đứa trẻ tự mình đến kinh đô không làm sao đến nơi được.


Người tu pháp môn tha lực cũng như đứa trẻ tuy nhỏ tuổi nhưng theo cha mẹ và sức chuyên chở của xe ngựa voi, nên không lâu đã đến nơi. Vì sao? Vì đứa trẻ nấy nương theo tha lực mà được. Người tu niệm Phật cũng như vậy, khi lâm chung nương theo nguyện lực của Phật A Di Đà, trong một niệm sanh về Tây Phương Tịnh độ, được ở Vị bất thối. 


Người tu pháp tự lực như người nghèo đến làm công cho một người nghèo dùng sức rất nhiều mà được iến rất ít. Các pháp môn tu tự lực lại cũng như thế, được sức rất nhiều mà công đức rất ít. Người tu tha lự dùng người nghèo đến giúp việc cho một vị vương gia giàu có, làm việc rất ít mà được tiền rất nhiều. Vì sao? Vì nó vào sự giàu có của vương gia mà trả tiền rất khá. Người niệm Phật cũng vậy, vì nhờ vào nguyện lực của Phật, nên dụng công rất ít mà công đức rất nhiều, chỉ cần 1 ngày đến 7 ngày chuyên tâm niệm Phật, mau được sanh về Tịnh độ, liền chứng quả Vô thượng Bồ đề.


Vì sức nhỏ không thể tự mình làm được, nên người tu nhờ tha lực như con chim nhỏ muốn lên đỉnh núi Tu Di, phải nương nhờ vào cánh Đại Bàng, không bao lâu đã đến đỉnh núi được nhiều khoái lạc. Phàm phu niệm Phật cũng như thế, nương theo nguyện lực của Phật mà mau sanh về Tịnh độ Tây phương, thọ các khoái lạc. Các phương pháp tu tự lực như con chim nhỏ tự lực bay lên đỉnh núi, dù cố gắng sức trọn không thể đến được.


Người tu tự lực như sức của con tôm muốn dạc khắp đại dương thật không thể thành công, người tu tha lực như con tôm nhờ con rồng lớn mang đi chẳng bao lâu đi khắp đại hải. Người tu tha lực nhờ niệm Phật m chúng sanh đều mau đến Tịnh độ Tây phương. Người tự lực như phàm phu muốn đi quanh T đại Bộ Châu dùng chân từng bước tiến lên dù trải qua nhiều kiếp cũng khó đến, người tu tha lực như nương theo Chuyển cũng khánh vương bay trên hư không, chẳng mấy chốt mà vượt qua dễ dàng là nhờ vào năng lực của Chuyến luân Thánh vương. Người tu tha lực nương theo nguyên lực của Phật, chỉ trong một niệm liền được vãng sanh Tây phương, chứng địa vị bất thối. Người tu tự lực như người đi trên bộ, vất vả gian lao mà khó đến. Người tu tha lực như đi trên thuyền gặp nước xuôi gió thuận, khoẻ thân mà mau đến. Người tu niệm Phật cầu vãng sanh cũng thế, dụng công ít mà mau chứng Bồ đề. Pháp môn niệm Phật ứng theo sức bổn nguyện của Phật A Di Đà nên mau chóng thành Phật, vượt hẳn các pháp môn tự lực gấp trăm ngàn vạn lần.



III. LỢI ÍCH NIỆM PHẬT


Hỏi: Niệm Phật vãng sanh Tịnh độ được bao nhiêu lợi ích?


Đáp: Căn cứ vào Thiện Đạo Xà Lê Tập nói: "Pháp niệm Phật có 23 thứ lợi ích:


1- Diệt tội chướng nặng.


2- Ánh sáng nhiếp thọ.


3- Đạo Sư hộ niệm.


4- Bồ tát thầm gia hộ.


5- Chư Phật bảo hộ.


6- Tám bộ hộ vệ.


7- Công đức chứa nhóm. 


8. Nghe nhiều trí huệ. 9- Không thối vị Bồ đề.


10- Gặp đấng Đại hùng.


11- Cảm Phật đến rước.


12. Ánh sáng từ bị chạm thân.


13- Bạn thánh đồng khen.


14- Bạn thánh đồng tiếp.


15. Thần thông đi trên không.


16. Sắc thân thù thắng.


17. Sống lâu nhiều kiếp.


18- Được sanh về cõi thù thắng.


19. Mặt thấy Thánh chúng.


20. Thường nghe diệu pháp.


21. Chứng vô sanh pháp nhẫn.


22- Cúng dường 10 phương.


23- Trở về bổn quốc được Đà La Ni.


Hòa Thượng Đại Hạnh nói niệm Phật có 10 thứ lợi ích:


1- Nương Phật lực.


2- Pháp dễ làm.


3- Công đức tối đa.


4- Mình người rất vui.


5- Mau được gặp Phật.


6- Chắc được bất thối.


7- Chắc được vãng sanh Cực lạc.


8- Liền không rời Phật.


9. Thọ mạng dài lâu.


10. Cùng các bậc Thánh không khác. 


Các kinh niệm Phật vãng sanh nói có 30 thứ lợi


1- Diệt trừ các tội.


2. Công đức vô biên.


3. Được pháp thù thắng của Chư Phật.


4- Chư Phật đồng chứng minh.


5. Chư Phật đồng hộ niệm.


6- Mười phương chư Phật đồng khuyên tin niệm.


7- Nếu có họa hoạn niệm Phật liễn trừ.


8- Khi lâm chung lòng không điên đảo.


9- Niệm Phật một pháp nhiếp nhiều pháp.


10- Khi mạng chung Phật tự đến rước.


11- Dùng ít công đức mau sanh Tịnh độ.


12- Hóa sanh trong đài hoa.


13- Thân màu vàng ròng.


14- Thọ mạng dài lâu.


15- Sống lâu không chết.


16- Thân có ánh sáng.


17- Đủ 32 tướng.


18- Được 6 thứ thần thông.


19- Được vô sanh pháp nhẫn.


20- Thường thấy chư Phật.


21- Cùng với Bồ tát làm bạn.


22- Hương hoa, âm nhạc sáu thời cúng dường.


23- Cơm áo tự nhiên nhiều kiếp không hết.


24- Mặc nhiên tiến đạo thẳng đến Bồ Đề.


25- Thường có tuổi trẻ không có tướng già. 


26. Thường được khỏe mạnh không có bệnh tật.


27. Không bị đọa ba ắc đạo.


28- Thọ sanh tự tại.


29. Ngày đêm sáu thời thường nghe Diệu Pháp.


30. Ở địa vị Bất Thối.


Kinh Niết Bàn nói: "Có năm trăm kẻ trộm cướp, cướp trộm các nơi. Vua Ba Tư Nặc bắt được truyền lệnh khoét mắt, chặt hết tay chân, đem liệng ngoài đồng. Trong số 500 người nầy có một người hướng theo Phật, nghe nói niệm Phật có thể cứu người khổ nạn, bèn kêu gọi những người đồng bọn hết lòng niệm Phật. Lúc bấy giờ các người giặc cướp đồng tâm phát nguyện niệm Phật. Họ chí tâm niệm Phật mắt và tay chân được hoàn phục như cũ. Do đó biết rằng niệm Phật lợi ích không thể nghĩ bàn.


Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: "Chẳng phải có thân bệnh được bình phục mà tất cả bịnh khổ đau nhức, nếu chuyên tâm niệm Phật thì bịnh khổ đều được tiêu trừ. Nếu bị bệnh nặng sắp chết, đau nhức bức bách không thể chịu được, đạt được niệm Phật tam muội tất cả bệnh khổ đều được tiêu trừ. Nên Hòa Thượng Đại Nhật và Hòa Thượng Thiện Đạo nói: "Người bị bệnh tật niệm Phật liền được tự trừ." Năng lực niệm Phật vô cùng to lớn, người bị bệnh khổ niệm Phật đều được lành bệnh không thể kể xiết. Gần đây có số người niệm Phật cảm được Xá lợi. Một số hạt Xá lợi vẫn còn giữ để cúng dưỡng. Nên biết Niệm Phật lợi ích không thể nghĩ bàn. 



IV. SỐ NGƯỜI VÃNG SANH NHIỀU ÍT


Hỏi: Kinh A Di Đà nói: "Hoặc đã sanh, hoặc đang sanh, hoặc sẽ sanh, trước khuyên niệm Phật vãng sanh, không biết hiện nay đã vãng sanh được nhiều ít?


Đáp: Căn cứ vào kinh Tịnh Độ nói: "Ở thế giới Tà bà đã có 67 ức Bồ tát Bất Thối, niệm Phật A Di Đà vãng sanh, các quốc độ khác lại cũng như thế. Những người văng sanh nầy nhiều vô lượng vô biên". Kinh Hoa Nghiêm nói: "Tỳ kheo Đức Vân niệm Phật A Di Đà vãng sanh Tịnh độ." Kinh A Di Đà nói: "A Nan và Xá Lợi Phất, các Tỳ kheo trong hội, nghe Phật nói hoan hỉ tin nhận vâng làm liền được vãng sanh." Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: "Bà Vi Để Hy cùng 500 thị nữ niệm Phật A Di Đà được vãng sanh về Tịnh độ." Chẳng phải chỉ có Bồ tát, Thanh văn vãng sanh, mà gần đây ở Bắc đô và Tây đô (Trung Quốc) có Thiền Sư Đạo Xước, Luật sư Thiện Đạo, Pháp sư Hoài Cảnh, Hòa Thượng Đại Hạnh và có hơn một trăm vị Tăng ở Pháp hội, niệm Phật A Di Đà nguyện vãng sanh Tịnh độ. Chẳng phải chỉ có Tăng vãng sanh, mà Ni sư, bạch y nam nữ niệm Phật A Di Đà, khi lâm chung được thoại ứng vãng sanh Tịnh độ nhiều không thể kể xiết, trong Thánh Hiền Lục và Vãng Sanh Truyện có ghi rõ. Như thế, pháp môn Niệm Phật là pháp môn mà chư Bồ tát, Nhị thừa, phàm phu Tăng, Tục, nam nữ cùng nhau thực hành vãng sanh Cực lạc.



V. SO LƯỜNG CÔNG ĐỨC NIỆM PHẬT


Hỏi: Kinh A Di Đà nói: "Không thể dùng căn lành, phước đức, nhơn duyên có tính cách chút ít mà được sanh phi nước kia." Không biết cái nào là ít cần lành và nh nào là nhiều căn lành?


Đáp: Đức Như Lai thuyết pháp nói ra 8 muôn bốn ngàn pháp môn. Trong tất cả pháp môn đều tu tạp thiện nên ít thiện căn, chỉ có một pháp môn niệm Phật là nhiều thiện căn, nhiều phước đức. Vì sao được biết? Căn cứ vào Quán Kinh nói: "Người thuộc Hạ phẩm Hạ sanh, chỉ cần 10 niệm thành tựu liền sanh Tịnh độ. Một tiếng niệm Phật diệt được tội trọng 80 ức kiếp sanh tử, được 80 ức kiếp vi diệu công đức, nên biết pháp môn niệm Phật có nhiều thiện căn. Lại nữa, người tu theo các phương pháp tạp thiện, tự mình tu hành phải trải qua nhiều kiếp mới thành, còn niệm Phật tu hành, nương theo bổn nguyện lực của Phật A Di Đà, nên mau thì 1 ngày, chậm thì 7 ngày, liền sanh về cõi Tịnh độ, ở Vị bất thối, nên kinh A Di Đà nói: "Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào, nghe nói Phật A Di Đà, rồi chấp trì danh hiệu hoặc l ngày, 2 ngày cho đến 7 ngày, một lòng không loạn, người ấy khi mạng chung, Phật A Di Đà cùng các Thánh chúng hiện trước người ấy, người ấy khi mạng chung lòng không điên đảo, vãng sanh về quốc độ Cực lạc của Phật A Di Đà." Nên biết pháp Niệm Phật là nhiều căn lành, nhiều phước đức. 


Hỏi: Niệm Phật một câu có thể diệt được tối trọng sanh lử 80 ức kiếp, không biết bao nhiêu thời gian là 1 kiếp?


Đáp: Một kiếp không thể đếm bằng thời gian mà biết được, căn cứ vào Kính giáo nói: "Có một cục đá vuông vức 40 dặm, ở cõi trời Đao Lợi có thiên y nhẹ chứng 3 thù (gram), lấy thiên y nầy mỗi năm đập vào cục đá, đập đến khi nào cục đá đó tan thành bụi gọi là 1 đại kiếp. Có người tạo nhiều tội nghiệp, hoặc sát, đạo, dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, tham, sân, tà kiến, ngũ nghịch, bất hiếu, bài bảng đại thừa. Tất cả ác nghiệp đã tạo ấy phải đọa vào địa ngục 80 ức kiếp. Nếu người niệm 1 câu Phật thì tội đọa địa ngục 80 ức kiếp đó liền được tiêu diệt, lại được 80 ức kiếp vi diệu công đức. Nên biết pháp môn niệm Phật là nhiều căn lành, nhiều phước đức.


Nếu tính về số kiếp thì 10,000 kiếp là 1 muôn kiếp. 10 muôn kiếp là 1 ức kiếp, từ 10 ức kiếp đến 80 ức kiếp công đức. Có người một ngày niệm 10 muôn câu A Di Đà Phật. Có người một ngày niệm được hai mươi muôn câu. Căn cứ vào Kinh A Di Đà niệm liên tục từ 1 ngày đến 7 ngày công đức vô lượng vô biên, nhờ nhiều công đức nên được vãng sanh về Tịnh độ. Được về Tịnh độ là thành Bồ tát Bát địa, do đó mà trong kinh A Di Đà. mười phương chư Phật đồng khen ngợi công đức không thể nghĩ bàn. Còn những người tu tạp thiện tính được từng món công đức nên gọi là ít căn lành vì nó có thể nghĩ bàn. Công đức niệm Phật rộng lớn vô biên, không phải tâm có thể nghĩ, chẳng phải miệng có thể đếm hết, nên Kinh nói không thể nghĩ bàn. Cho nên pháp Niệm nhiều căn lành, các pháp kip.


So sánh công đức Niệm Phật phân lâm ba bậc là so sánh 1 niệm, so sánh 10 niệm và so sánh 1 ngày đến 7 ngày. Trong Quán Kinh nói: "Niệm Phật một câu diệt được tám mươi ức kiếp tội trọng sanh tử, lại được 80 ức kiếp vi diệu công đức. Chỉ có 1 kiếp công đức còn không thể nghĩ bàn, hà huống trăm kiếp công đức, ngàn kiếp công đức, vạn kiếp công đức, một ức kiếp cho đến 80 ức kiếp không thể đếm số, nên gọi là công đức không thể nghĩ bàn. Kinh Quán Vô Lượng Thọ nói: "Người tạo tội ngũ nghịch, chê bai Kinh điển Đại Thừa, khi mạng chung niệm Nam Mô A Di Đà Phật 10 câu liền sanh về Tịnh độ." Đây là pháp vãng sanh cho bậc Hạ phẩm Hạ sanh. Một niệm công đức còn vô lượng huống chỉ niệm 2 niệm cho đến 10 niệm.


Hỏi: Tạo tội chương đã nhiều vì sao niệm Phật 10 niệm có thể diệt tội nhiều kiếp được?


Đáp: 10 câu hiệu Phật nhất định trừ diệt được các tội trong nhiều kiếp. Vì sao được biết? Xin đem vài thí dụ để giải thích. Có người chứa củi một ngàn ngày, chỉ cần châm một mồi lửa nhỏ thì đống củi bị cháy trong nửa ngày là tiêu sạch. Tội nghiệp phiền não cũng như đống củi, niệm Phật cũng như mỗi lửa, tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay do công đức của một cả đêm Nam Mô A kiế Đà Phật mà tất cả tội chướng đều tiêu diệt. Tôi chướng cũng như ngôi nhà tối, niệm Phật cũng như đèn sáng. Nhà tối ngàn năm, đèn sáng vừa chiếu đến các bóng tối liền trừ, công đức niệm Phật cũng như thế. Tội chướng từ vô lượng kiếp đến nay do công đức niệm Phật A Di Đà mà tất cả đều tiêu diệt. Nên biết niệm Phật nhất định trừ diệt được các tội trong nhiều kiếp. Quán Kinh nói: "Ngươi xưng danh hiệu Phật nên các tội tiêu diệt, ta nay đến rước ngươi." Niệm Phật mười tiếng công đức còn vô biên, huống chi có người một ngày niệm được mười muôn danh hiệu Phật A Di Đà, hoặc 1 ngày niệm được 20 muôn câu A Di Đà Phật. Công đức 1 ngày niệm Phật còn vô biên huống là 2 ngày đến 7 ngày công đức vô cùng.


Kinh A Di Đà nói: "Khi lâm chung, mau thì 1 ngày chậm thì 7 ngày niệm Phật liền được vãng sanh Tịnh độ. Lại nói: "Chúng sanh sanh về cõi ấy đều ở Vị bất thối." Địa vị bất thối là hàng Bồ tát Bát địa, đây là pháp văng sanh của Thượng Phẩm Thượng Sanh. Vì sao được biết? Ví như ở thế gian người mua nhà cửa, người có nhiều tiển thì mua ngôi nhà đẹp, nếu tiền của ít thì mua ngôi nhà xấu. Niệm Phật công đức rất nhiều nên sanh về Tịnh độ dự vào Thượng Phẩm, niệm Phật ít thì sanh về Hạ Phẩm. Đức Như Lai nói các công đức lành của 8 muôn 4 ngàn pháp môn chỉ có pháp môn niệm Phật là tối thượng. Đức Như Lai tuy nói các công đức lành duy có Pháp môn niệm Phật là nhiều thiện căn, nhiều phước đức, nếu đem các tập thiện mà so với niệm Phật thiết căn lành, ít phước đức, pháp môn Niệm Phật thật chẳng phải các môn khác có thể sánh kịp.


Lại nữa, pháp môn Niệm Phật y theo Kinh nói thì rất khó gặp. Vì sao được biết? Kinh Đại A Di Đà nói: Thuở quá khứ có một quốc vương, phát khởi lòng tin nghĩ sẽ thực hành yếu pháp Niệm Phật liển đến gặp thiện tri thức, quyết chí cầu pháp Niệm Phật. Lúc bấy giờ thiện tri thức mới đáp rằng: Nấy đại vương chỗ cốt yếu của pháp Niệm Phật nầy, lý rốt ráo thật khó nghe. Nhà vua quyết tâm học pháp Niệm Phật nên đáp: Thưa Đại sư, xin Ngài vui lòng vì tôi mà nói pháp yếu Niệm Phật, tôi sẽ trọn đời cúng dường để ngài sai xử. Khi đó Thiện tri thức đáp: Nấy đại vương! Nếu ngài muốn biết pháp yếu Niệm Phật trước phải bỏ ngôi vua, ở đây phục vụ cung cấp cho ta không thối chuyển, ta sẽ vì vua mà nói pháp yếu Niệm Phật. Lúc ấy nhà vua bỏ ngôi vua theo hầu thiện tri thức cung cấp những điều cần dùng, không nể khổ cực, không sanh lòng thối chuyển. Nhà vua nghe dạy về pháp Niệm Phật Tam Muội, vua chuyên tu pháp nấy, sau đó gặp 2 muôn 8 ngàn chư Phật đểu vì nhà vua mà nói Niệm Phật Tam Muội. Nhà vua nghe được pháp Niệm Phật nên được thành Phật. Huống chỉ ngày nay được nghe và chí thành tin niệm, đâu thể không được vãng sanh về thế giới Cực lạc. Ức ức chương sanh bị chìm đắm trong đường ác, chẳng được thành Phật, chỉ vì không gặp được pháp môn Niệm Phật. Nếu biết pháp môn Niệm Phật thật khó gặp.



VI. SO SÁNH VIỆC TRÌ TRAI VÀ LÀM PHƯỚC


Hỏi: Người niệm Phật phải trì trai không?


Đáp: Phải. Niệm Phật cũng cần phải trì trai. Hòa Thương Đại Hạnh từ nhỏ đến già trì trai không khuyết.


Hỏi: Trì trai được bao nhiêu công đức?


Đáp: Kinh Đại Văn Mặt Tạng nói: "Trì trai có năm thờ giờ dần trì trai được 8 muôn 4 ngàn ức năm lương thực, giờ mẹo trì trai được 8 muôn ức năm lương thực, giờ thìn trì trai được 6 muôn ức năm lương thực, giờ tỵ trì trai được 4 muôn ức năm lương thực, giờ ngọ trì trai được năm trăm ngày lương thực. Sau giờ ngọ không thành trai. mắc tội không được 1 phần công đức. Nói lương thực đứ là nói dùng không cùng tận. Đời nầy có đủ y áo vật thực đều do đời quá khứ trì trai mà được. Hòa Thượng Đại Hạnh nói: "Người niệm Phật cần phải trì trai. Như ngày được dư lương thực còn không thể nghĩ bàn huống là 10 năm, trăm năm thì phước đức không thể nghĩ bàn Vì vậy, người niệm Phật cần phải trì trai.



VII. TỘI NẶNG NGHI CHÊ NIỆM PHẬT


Hỏi: Khen ngợi niệm Phật có bao nhiêu công đức, bài hàng niệm Phật có bao nhiêu tôi? 


Đáp: Kinh Tạp Tập nói: "Một lần chê bai, bài báng người niệm Phật bị muôn kiếp đọa vào địa ngục A Ty Một lần khen ngợi người niệm Phật diệt được trăm kiếp tôi cực trọng". Hòa Thượng Đại Hạnh nói: "Người không chỉ tâm niệm Phật lại chê bai Phật Pháp, bị đọa vào Địa Ngục A Tỳ, chịu các điều khổ, không có ngày ra."


Hỏi: Trong A Tỳ Địa Ngục có những hình cụ gì?


Đáp: Kinh Quán Phật Tam Muội nói: “Địa Ngục A Tỳ ngang dọc rộng đến 8 muôn bốn ngàn do tuần, bảy lớp thành sắt, 7 lớp lưới sắt, 7 lớp rào sắt, 8 muôn bốn ngàn rừng gươm, 8 muôn bốn ngàn chảo dầu sôi, chó đồng, rấn sắt, chim sắt đầy khắp trong ngục. Một người vào ngục cảm thấy mình đẩy cả ngục, nhiều người vào ngục cũng cảm thấy đẩy cả ngục. Ngục nấy chịu khổ rất lâu, không có ngày ra, không có kẻ hở trong lúc hành hình suốt 8 muôn đại kiếp. Sau đó mới ra khỏi lại bị đọa vào loài súc sanh, nếu không hồi tâm niệm Phật không nhờ đâu mà ra khỏi, nếu người chí tâm niệm Phật thì các tội vô gián liền bị tiêu diệt.


Kinh Pháp Hoa nói: "Thấy có người đọc tụng kinh nẩy, khinh chê ghen ghét sân hận trong lòng liền bị đọa vào địa ngục vô gián". Huống chi chê pháp Niệm Phật, người ấy tội còn nặng hơn kẻ khinh chê người chép đọc tụng kinh kia hơn muôn vạn phần. Vì vậy, Hòa Thượng Đại Hạnh dạy: Khi niệm Phật phải luôn luôn nhẫn nhục, dù có bị đánh mắng cũng không oán hờn, vì sợ chác thêm tôi báo cho người kia. Kinh Di Giáo nói: "Giác thêm công đức không gì hơn lòng sân khuế, nó là lừa để cướphải phòng bị, không cho nó xâm nhập. Lửa dữ có thể đốt cháy hết vật quý báu ở thế gian, còn lửa sân thiêu hết thất thánh tài công đức, cho nên người niệm Phật cần phải nhẫn nhục."


Kinh Hoa Nghiêm nói: "Một niệm khởi lòng sản, mở trăm muôn cửa chướng." Quán kinh cũng nói: "Khen ngợi sự tốt của người khác tự mình được công đức, dùng lời nói hung ác mắng người xấu, tự mình chịu tội báo Vì sao biết được? Trong Kinh Báo Ân nói: "Sa Di Huân Để vì khinh chê một vị Sư già tụng kinh tiếng như chó sủa, do một lời nói ác đó, trải 500 đời làm thân chó." Nên biết mắng người, mình tự bị tội. Kinh A Hàm nói: "Có một người khen ngợi sự thắng diệu thiện sự của người tu hành, trong 500 đời thường được tướng mạo tốt đẹp đoan chính, hơi miệng thường có mùi thơm trong sạch như hoa Ưu Bát La, dù nghịch gió đến 40 dặm vẫn còn nghe hương.” Nên biết, khen ngợi người khác đều được quả báo tốt, người niệm Phật cần nên khen ngợi việc tốt của người. Kinh Pháp Hoa nói: "Không nên nói tốt xấu, ngắn dài của người khác, chỉ chuyên tâm niệm Phật, mau vãng sanh Tịnh độ, thoát khỏi chốn trầm luân."



VIII. CHỨNG NGHIỆM GIÁO PHÁP


Hỏi: Đã niệm Phật A Di Đà chắc sanh Tịnh độ, chắc được vô lượng công đức, không biết có gì chứng nghiệm, làm tăng trưởng lòng tin chăng?


Đáp: Có đại chứng nghiệm. Kinh A Di Đà nói: "Chư Phật trong 6 phương hằng hà sa số hiện tướng lưỡi rộng dài, trùm khắp cõi tam thiên đại thiên thế giới mà nói lời thành thật, không dối chúng sanh, khuyên phải tin đức Thích Ca Mâu Ni đã nói, niệm Phật được vô lượng công đức, một ngày đến 7 ngày xưng danh hiệu Phật A Di Đà, chắc được vãng sanh Tịnh độ. Đây là sáu phương chư Phật lấy bản nguyện làm bằng chứng.


Kinh Đại Bảo Tích nói: Đức Phật A Di Đà lúc còn là Tỳ Kheo Pháp Tạng đã phát 48 nguyện lớn, trong ấy nói: "Khi tôi thành Phật nhơn thiên trong 10 phương nghe danh tự tôi mà không được quả vị Bồ Tát vô sanh pháp nhẫn, các pháp Tổng trì thì tôi không ở ngôi chánh giác. Sanh về quốc độ tôi mà không được 32 tướng tốt thì tôi không ở ngôi chánh giác. Người niệm mười niệm thành tựu không được sanh về nước tôi thì tôi không ở ngôi Chánh Giác. Người sanh về nước tôi nếu còn bị đọa vào 3 đường dữ thì tôi không ở ngôi chánh giác. Người nào sanh về nước tôi mà hình mạo không đồng nhất, có tốt xấu, thì tôi không ở ngôi chánh giác. Người sanh về nước tôi, nếu không được thiên nhãn, thiên nhĩ, lục thông tự tại, thời tôi không ở ngôi chánh giác. Chúng sanh mười phương xưng niệm danh tự tôi, mà không được Chư Phật trong 10 phương khen ngợi, thời tôi không ở ngôi chánh giác. Nếu người nữ nào chán nhầm nữ thân, nguyện sanh về nước tôi, khi lâm chung không chuyển nữ thân thành nam tử, lại thọ nữ thân, thời tới không ở ngôi chánh giác. Nếu tất cả chúng sanh nương theo nguyện lực của tôi không được những quả báo như đã kể trên, thời tôi không chứng Vô thượng Bồ đề, nếu có lời gì dối trá chúng sanh, tôi thể sẽ ở trong ác đạo, không được Vô thượng Bổ đề". Đây là chỗ lập nguyện của Phật A Di Đà. Kinh A Di Đà nói: "Đức Phật A Di Đà thành Phật đến nay đã hơn mười kiếp." Phật A Di Đà đã thành Phật lời nguyện đã tròn, người niệm Phật chắc chắn được vãng sanh.


Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã nói trong Kinh A Di Đà: Người chuyên niệm danh hiệu cũng là một việc khó, ta thực hành pháp niệm Phật nầy được vô thượng Bổ để cũng rất khó. Kinh Pháp Hoa đức Phật nói: "Ta vốn lập thệ nguyện, muốn tất cả chúng sanh giống như ta không khác, như trước ta đã nguyện, nay hạnh nguyện đầy đủ độ tất cả chúng sanh, đều đưa vào cõi Phật. Đó là lời lập nguyện của Phật Thích Ca."


Kinh Quán Âm nói: "Thệ lớn sâu như biển, nhiều kiếp không nghĩ bàn, hầu nhiều ngàn ức Phật, phát nguyện thanh tịnh lớn." Đây là chỗ phát nguyện của Đức Quán Thế Âm. Ngày xưa A Xà Lê Thiện Đạo ở trong chùa Tây Kinh cùng Pháp sư Kim Cang so sánh pháp môn Niệm Phật hơn kém. Ngài lên trên tòa cao liên phát nguyện: "Căn cứ vào các kinh Thế Tôn đã nói về pháp môn Niệm Phật được sanh về Tịnh độ. Niệm một ngày cho đến 7 ngày, một niệm cho đến 10 niệm được sanh về Tịnh độ. Đây là lời chơn thật không dối gạt chúng sanh thì xin hai tượng trong Phật đường nấy đều phóng hào quang. Nếu pháp Niệm Phật nẩy người niệm không được vãng sanh Tịnh độ, dối gạt chúng sanh, thì khiến Thiện Đạo nấy ở trên tòa cao rớt xuống, bị đọa vào Đại Địa ngục, chịu khổ thời gian dài vĩnh viễn không bao giờ ra khỏi. Nguyện xong ngài cầm cây gậy Như ý chỉ vào trong Phật đường, hai tượng liền phóng hào quang. Đây là lập nguyện của A Xà Lê Thiện Đạo.


Đại Hạnh Hòa Thượng nói: "Nếu có người y theo Kinh A Di Đà, lòng chỉ tin Phật, miệng chỉ xưng danh hiệu Phật, thân chỉ kính lễ Phật, có việc không vừa lòng liền nhẫn nhục, mặc áo cũ rách, ăn uống thô sơ, hiếu nghĩa và nhơn từ, chuyên tâm niệm Phật, gặp duyên chẳng lui sụt, đến chết niệm Phật không thay đổi, những tạp thiện và tội ác đều không làm, chuyên tâm niệm Phật, người được như vậy, nếu y kinh niệm Phật, không sanh Tịnh độ, niệm một câu Phật không diệt tội 80 ức kiếp sanh tử, không được 80 ức kiếp vi diệu công đức; mê hoặc chúng sanh, Đại Hạnh tôi nguyện sẽ bị quả báo, sáu căn tan biến, toàn thân ghẻ lở ai cũng đều thấy khổ đau không kể xiết, tương lai vào thẳng Địa ngục không có ngày ra. Thệ nguyện như những cô xe bầu chì những vật quí giá để dâng tặng quốc vương. Xe chò báu cần phải kiên cố mới có thể đến kinh đô khỏi má vật quí giá và khỏi bị ngã nghiêng làm hư hại, khi đến nhà vua được an toàn sẽ được phong quan chức. Niệm Phật cũng thế, cần phải có thệ nguyện trước tiên mớ mau chứng Bồ Đề. Nếu người không nguyện mà ta manh, thì không thể được thành tựu. Nên Kinh A Di Đà nói: "Nếu người có lòng tin, cần phải phát nguyện nguyện sanh về nước kia."



IX. THU NHIẾP CÁC GIÁO


Pháp môn niệm Phật tổng trì biện tài vô ngại, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí huệ và nguyện lực phương tiện đầy đủ, đều do niệm Phật. Niệm Phật như Bảo Châu Như Ý, khi có trong tay, mong cầu việc gì cũng được toại nguyện. Nếu tự mình niệm Phật, dạy người khác niệm Phật, đây chính là đang bố thí. Do niệm Phật nên diệt trừ các tội là trì giới, ác pháp không sanh là nhẫn nhục, đi đứng ngồi nằm niệm danh hiệu Phật không rời tâm miệng là tinh tấn, tin sâu không nghỉ, chỉ thành niệm Phật, được sanh Tịnh độ, không sanh thối chuyến là thiền định; do dụng công niệm danh hiệu Phật, tất cả kinh giáo văn tự lần lược hiểu rõ là trí huệ. Nên gọi niệm Phật là thu nhiếp lục độ biện tài vô ngại.


Căn cứ vào niệm Phật thu nhiếp lục độ có được quả báo tốt ở cõi Cực lạc, nhờ có niệm Phật vãng sanh Tình đô được ăn mặc tự nhiên, tiền của đầy dẫy thuộc về bố thí độ. Nhờ niệm Phật nên được vãng sanh về Cực lạc được liên hoa thân đủ sáu thần thông thuộc trì giới độ. Nhờ niệm Phật sanh về Tịnh độ được thân đoan chánh có đủ 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp thuộc nhẫn nhục độ. Nhờ niệm Phật sanh về Tịnh độ được cây, nước, chim, rừng, Phật và Bồ Tát đều nói pháp, nghe tiếng ấy rồi đểu tự nhiên sanh lòng niệm Phật, Pháp, Tăng thuộc tỉnh tấn độ. Nhờ niệm Phật nên được vãng sanh về Cực lạc, lại không có duyên khác, thường ở trong Tam muội thuộc về thiền định độ. Sanh về cõi Cực lạc tự nhiên hiểu rõ tất cả các pháp thuộc trí huệ độ. Vì thế pháp môn niệm Phật thu nhiếp lục độ quả báo hơn trăm ngàn muôn ức lợi, nên kinh Niết Bàn nói: "Niệm Phật một hơi phân làm 16 phần, nếu có người bố thí chúng sanh cả thế giới trải qua 3 tháng, so với 16 phần niệm Phật chỉ bằng 1 phần công đức, 1 phần còn trội hơn công đức bố thí cả thế giới kể trên. Nên biết Niệm Phật vượt hẳn tài thí trăm ngàn ức bội phần.



X. GIẢI CÁC ĐIỂU NGHI TRONG KINH LUẬN


Hỏi: Kinh Kim Cang Bát Nhã nói: "Nếu dùng sắc thấy la, dùng âm thanh cầu ta, người ấy theo đạo tà, không thể thấy Như Lai". Vì sao trong đây nói Niệm Phật A Di Đà, vãng sanh về Tịnh độ, được thấy đức Như Lai?


Đáp: Sở dĩ trong Kim Cang Bát Nhã nói như vậy vì người cầu tướng mạo và âm thình là tìm cầu nhơn và nga mà không cầu vãng sanh hoặc cầu Vô thương Bồ đề bởi vì thế Pháp Thân là vô tướng bàhông tướng nhơn, tương Vì thì Trong Quán Kinh và A Di Đàn Kình dạy cần khối Hưởng niệm hoặc chuyên xứng danh hiệu, không cấu nhờn, ngã, chỉ cầu vãng sanh Tịnh độ, nếu dùng sác tường, âm thính vọng cầu pháp thân vô tướng đó là tà, đây là đối với Bồ Tát Địa Thượng mà nói. Căn cứ vào Bát Nhã Kinh: Bấy giờ đức Thế Tôn trước hướng về cung trời Đao Lợi, vì mẹ mà thuyết pháp rồi từ cung trời Đao Lợi trở lại cõi Diêm Phù Đế. Ngài Tu Bồ Đề vì nhớ Đức Thế Tôn nên nhập định quán Phật, Phật liền ở trước mặt. Trong lúc ấy có 1 thiên nữ đi tìm khắp mọi nơi với lòng mong thấy được Thế Tôn, khi đã gặp Phật rồi, Thiên nữ hỏi: Bạch Thế Tôn! Con có phải là người trước tiên gặp được Phật không? Đức Thế Tôn đáp: Ngươi là người thấy sau. Thiên Nữ thưa: Con là người đầu tiên đến đây, không có người nào có thể đến thấy Phật trước, vì sao nói con thấy Phật sau. Đức Thế Tôn bảo: Có ông Tu Bồ Đề đã nhập định, trừ sạch nhơn ngã, quán thấy được pháp thân ta trước, còn Thiên nữ vì khởi tâm nhơn ngã, tìm sắc thân của ta nên thấy sau. Đức Thế Tôn vì đối với thiên nữ kia, nên nói bài tụng như đã dùng hỏi.


Ý của bài tụng nầy đối với ngoại đạo vì đem lại ích đương thời mà nói ra, không can hệ đến việc vị lại nên không đồng với Quán Kinh. Lại nữa trong kinh Bát Nhã ngăn những người ngoại đạo, chấp từ đại, ngũ uẩn cho là thường còn, chấp sắc thân là ta, ấm thì hiểu th vì lý do đó mà không thấy được Như Lai. Này có điều Quán Kình dạy, chán cõi Ta Bà, nguyện lìa sanh tử, mau sanh Tịnh độ, mau chứng Bồ đề, không cần thấy ngà tưởng liền được thấy Như Lai.


Hỏi: Trong Vãng Sanh Luận nói: Người nữ, kẻ căn thiếu và hàng Nhị thừa không được vãng sanh. Vì sao trong Quân Kình nói Bà Vi Để Hy và 500 thị nữ đồng được vãng sanh và ở trong Trung phẩm hàng Nhị thừa đều được vãng sanh là ý gì?


Đáp: Theo Vãng Sanh Luận nói: Người nữ và hàng Nhị thừa không được vãng sanh vì hai thành phần nầy không có tánh muốn vãng sanh. Như người nữ chỉ yêu thích thân nữ, không cầu vãng sanh Tịnh độ, không chịu niệm Phật nên luận ngăn cho là không được sanh. Hàng Nhị thừa cũng như thế, chỉ mong trụ ở quả vị Niết Bàn, không nguyện sanh Tịnh độ, kẻ thiếu căn không hiểu niệm Phật nên cũng không được sanh. Quán Kinh và A Di Đà Kinh nói hàng Nhị thừa, kẻ căn thiếu và nữ nhơn nếu hồi tâm niệm Phật, nhàm chán thân nữ, nhàm chán căn khuyết, không chấp trụ Tiểu quả liền được vãng sanh. Đây là luận về sự vãng sanh đối với căn cơ và pháp, để hiểu rõ toàn bộ chúng ta cần phải quán xuyến 5 môn sau đây:


1.- Niệm Phật đối với Di Lặc môn


Hỏi: Công đức niệm Phật A Di Đà so với công đức Di Lặc nhiều ít thế nào?


Đáp: Niệm Phật A Di Đà công đức nhiều hơn gấp ngàn vạn phần so với công đức niệm được? Y cứ vào Kinh nói: "Phật A Di Đà hiện tại ở du sao h giác viên quả mãn, vượt hẳn các địa, nên người tây niệm công đức rất nhiều. Di Lặc hiện ở địa vị Bồ T Đẳng Giác, quả vị chưa viên mãn nên xưng niệm c đức so sánh rất ít. Di Lặc. Vì


Hỏi: Vì sao không niệm Di Lặc để sanh về cung t Đâu Suất mà lại niệm Phật A Di Đà để vãng sanh vị Cực lạc Tịnh độ?


Đáp: Vì Đâu Suất thiên không ra khỏi tam giới, khi bảo thân thiên thượng đã hết, liền trở lại cõi Diêm Phú Đê vì vậy nên không nguyện vãng sanh về cõi trời. Nếu vãng sanh về Tịnh độ là ra khỏi ba cõi, cất đứt năn đường, một lần sanh về Cực lạc thẳng đến thành Phật. không còn bị đọa lạc, nên cần phải nguyện sanh Lan nữa, cung trời Đâu Suất rất ít thời gian nhận được điều vui, còn Quốc độ của Phật A Di Đà toàn sự vui tối tháng nên gọi là Cực lạc, thời gian ở đây toàn nhận điều v không có hạn kỳ. Vì thế, sanh về cõi Cực lạc nhơn duyên thù thắng hơn cung trời Đâu Suất gấp trăm ngàn má lần. Vì sao biết được? Trong Kinh nói:  


Thân tướng thù thắng: Chúng sanh sanh về cõi Phật A Di Đà đều có đủ 32 tưởng như Phật. Người ở cung trời Đâu Suất không có tướng nấy.


Đ chúng thù thắng: Đã sanh về cõi Tịnh độ rồi thì cùng Bồ Tát bất thối làm bạn lữ, thọ nam tử thân, không có nữ tướng. Trái lại trên cung trời Đâu Suất nam nữ ở chung lộn xộn.


Thọ mạng thù thắng: Chúng sanh quốc độ Phật A Di Đà tuổi thọ đồng Phật, một đời tiến đến Phật quả, không còn trở lại. Thọ mạng người ở cung trời Đâu Suất đến bốn ngàn tuổi, khi tuổi thọ đã mãn liền bị đọa lạc vào luân hồi.


Thần thông thù thắng: Nhơn dân cõi Phật A Di Đà đều có đủ 6 món thần thông. Người ở cung trời Đâu Suất không có thần thông.


Quả báo thù thắng: Chúng sanh cõi Phật A Di Đà y phục, ẩm thực, hương hoa, anh lạc, tất cả cung cụ tự nhiên hóa thành, không cần tạo tác, thọ dụng dài hạn không bao giờ dứt. Chư Thiên cung trời Đâu Suất phải tạo tác mới có, dù có y phục tự nhiên, hưởng không được lâu dài. Bốn ngàn tuổi đã qua, mạng sắp lâm chung có năm thứ tướng suy thoái:


1) Hoa trên đỉnh héo.

2) Thân toát mồ hôi.

3) Đi đứng chẳng định

4) Khí lực suy nhược.  

5) Thân thể rung rẫy.


So với Cực lạc, nhân dân gấp trăm nghìn mala phần thù thắng.


Hỏi: Trong tương lai khi Đức Di Lặc hạ sanh, thuyế pháp ba hội độ các chúng sanh đắc quả A La Hán, vì phỏ không nguyện sanh về Đâu Suất nội viện mà cần sanh về cõi Phật A Di Đà?


Đáp: Đức Di Lặc chưa hạ sanh, việc vị lai chưa thể đợi được. Vì sao được biết? Trong Kinh nói: "Sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn, trải qua 56 ức 7 ngàn muôn năm. Lúc đó tuổi thọ của con người ở kiếp thành sống lâu 8 muôn bốn ngàn tuổi, Đức Di Lặc mới ra đời Vì vậy thời gian ở vị lai còn quá dài, không thể chờ đợi, chúng sanh mạng ngắn ngủi sợ phải đắm chìm trong bể khổ, nhiều kiếp chịu tai ương không thể chờ đợi Phật Di Lặc ra đời. Còn Phật A Di Đà hiện đang thuyết pháp trụ ở thế giới Cực lạc, rộng độ chúng sanh, về ở Tây phương là mau chứng đạo quả so với sự chờ đợi hạ sanh của Đức Di Lặc hơn trăm vạn phần.


Dù người gặp Phật Di Lặc ra đời thuyết pháp ba hội, rộng độ tất cả chúng sanh, được quả A La Hán, nếu hướng về đại thừa mới đến Sơ địa. Ức ức chúng sanh không gặp Phật Di Lặc, niệm Phật A Di Đà cầu sanh Tịnh độ là Bồ Tát từ Bát địa trở lên. Mau thì một niệm. mười niệm, chậm thì một ngày đến bảy ngày xưng niệm Phật A Di Đà biển xanh Tứ Di Lặc trăm ngàm vườn tức hỏi phẩả


Lại nữa, ngày Đô Bổn Sư nói Kinh A Di Đà thi Đầu Bồ Tát Di Lặc cũng ở trong hội ấy tên là Bồ Tát A Đạt Đa. Lúc ấy Bồ Tát Di Lặc còn niệm Phật A Di Đà. bà tưởng chúng sanh đời vị lai đâu chẳng chịu niệm Phật A Di Đà. Lại nữa, pháp môn niệm Phật làm tiêu hấp cho các kình, nên Phật có lời huyền ký, thời mạt pháp cuối cũng, các pháp bị diệt hết, chỉ pháp niệm Phật của trụ được một trăm năm giáo hóa chúng sanh, nên Mới pháp môn niệm Phật diệu dụng không thể nghĩ bàn.


2. Niệm Phật đối với Tọa Thiên Môn


Hỏi: Niệm Phật A Di Đà sao bằng tọa thin, khán tâm, dùng pháp quán vô sanh?


Đáp: Niệm Phật A Di Đà vãng sanh Tịnh độ mau thành quả Phật thù thắng hơn môn Võ Sanh Quán trăm ngàn an bội Vì sao được biết? Kinh Duy Ma Cật nói: "Vi như ở giữa hư không tạo lập cung thất, hoàn toàn không để thành, ở trên đất mà xây dựng cung thất tùy ý không ngai. Vô Sanh quân tâm cũng như vậy. Vì sao? Vì vô sanh là vô tưởng, mà vô tưởng tức là hư không, nên khó thành tựu. Pháp môn Niệm Phật là sự lý song tu, giống như ở trên đất tạo lập cung điện, chắc chắn dễ thành. Vô xanh quân tâm như người nghèo khó chẳng có tiến bạc. học và muốn tạo lập ngôi nhà to lớn như cung điện của nhà vua, tuy cố gắng đốn cây từ nhỏ đến già chết, tron không thành tựu, cuối cùng chỉ phí công vô ích mà thôi Người tu Vô Sanh quán tâm vì công đức pháp tài không thể thành tựu, uống dụng công phu không có lợi ích Pháp môn niệm Phật không giống như thế, vì niệm Phật một câu diệt trừ 80 ức kiếp tội trọng sanh tử, liền được 80 ức kiếp vì điệu công đức, như một công tử nhà giàu muốn tạo lập nhà cửa liền được thành tựu. Vì vậy, trong Quán Kinh nói: "Đức Như Lai A Di Đà có Đại Nguyện lực lâu đời, người nhớ tưởng chắc được thành tựu, chẳng đồng với vô sanh quán. Vì sao? Kinh Pháp Hoa nói: "Phật Đại Thông Trí Thắng, một kiếp ở Đạo Tràng, Phật pháp chẳng hiện tiền, chẳng được thành Phật Đạo." Nên biết tọa thiền quán tâm thành Phật chậm, còn niệm Phật chậm nhất bảy ngày, mau thì một ngày được sanh về Tịnh độ, liền chứng vào vị Bồ tát Bát địa, vì nhờ vào nguyện lực của Phật.


Hỏi: Công đức khán tâm nhiều hay ít so với công đức niệm Phật?


Đáp: Khán tâm công đức ít so với niệm Phật công đức nhiều hơn trăm ngàn muôn phần. Vì sao được biết? Y theo Quán Kinh nói: "Niệm Phật một câu diệt được 80 ức kiếp tội trọng sanh tử, được 80 ức kiếp vi diệu công đức." Một lần khán tâm chưa biết diệt được bao nhiêu tội, được bao nhiêu công đức, cũng không thấy nói diệt được bao nhiêu tội sanh tử, trái lại, niệm Phật dù tướng địa ngục hiện cũng đều nếu nghiệp văng sanh Tịnh độ Nên biết khán tâm công đức ít hơn công đức niệm Phật. 


Hỏi: Niệm Phật vãng sanh được quả báo gì, Quân vớ sanh thành được quả báo gì? So hai thứ cái nào thù thắng hơn?


Đáp: Niệm Phật vãng sanh được 32 tướng, 6 thần thông. thọ sanh không dứt, ra khỏi ba cõi, thẳng đến thành Phật, không có đọa lạc, Bồ Tát Thánh chúng là bạn lữ, Phật A Di Đà hiện tại thuyết pháp. Còn Quán Vô Sanh thành tựu sanh ở Trường Thọ Thiên, trải qua 8 muốn bốn ngàn kiếp, liền đọa vào ác đạo. Tu Vô Sanh quán, muốn người tu chưa có một người thành tựu. Dù may mắn được thành cao nhất cũng chỉ sanh về Trường Thọ thiên. So với niệm Phật thật cách xa ngàn muôn bội phần.


Hỏi: Y cứ vào Vô Sanh quán chỉ dạy khán tâm, tâm ấy là đỏ, là trắng, là xanh, là vàng, quán như vậy sẽ thành hay không thành?


Đáp: Vô Sanh khán tâm chẳng phải xanh, trắng, chẳng phải đỏ vàng, không nói thành hay không thành, Tâm không có tướng mạo lại không có thành tựu, hư phí công phu, nhọc nhằn có ích lợi gì? Có người vấn nạn rằng: Khi khán tâm liền được thành Phật. Người khán y thì được ấm, khán thực phẩm thì được no, khán vàng thì được đổ trần báu để dùng, khi khán tâm cũng đắc đạo. Thời nay người khán y cũng không được ấm, khán tâm cũng không chứng quả. Trong Tượng Pháp Quyết Nghi Kinh hối: Tọa Thiền không phải ở trong thời mạt pháp. V sao? Vì trong kinh ấy có nói rõ: "Sau khi Phật diệt độ là thời chánh pháp trong năm trăm năm trì giới kiên cố, Thời tượng pháp một ngàn năm kế tiếp tu thiền định được kiên cố. Thời mạt pháp một muôn năm niệm Phật kiên cố." Y cứ vào Pháp Vương Bổn Ký thì thời nấy thuộc vào thời mạt pháp hơn mấy trăm năm. Vì vậy, thời nấy thuộc thời niệm Phật chứ không phải là thời Tọa Thiền. Vì thế, Đại Hạnh Hòa Thượng ở trước một số thiền sư, môn đồ dạy hồi tâm niệm Phật rất nhiều, đều có thành tựu vì hợp thời cơ.


3.- Niệm Phật đối với Giảng Thuyết Môn


Hỏi: Công đức niệm A Di Đà Phật nhiều hay ít so với công đức nghe kinh?


Đáp: Công đức niệm Phật nhiều hơn công đức nghe kinh gấp trăm ngàn vạn bội phần. Vì sao được biết? Trong Quán Kinh phần Hạ phẩm Hạ sanh dạy: "Có hạng người làm ác, do tạo nghiệp ác cực trọng, nên khi lâm chung tướng lửa địa ngục đồng thời hiện ra. Người ấy may mắn được gặp thiện tri thức nói 12 bộ kinh. Người ấy nghe rỗi, diệt trừ được một ngàn kiếp tội. Năng lực nghe kinh diệt tội ít, nên tưởng địa ngục chưa mất. Người trí dạy niệm Nam Mô A Di Đà Phật mười niệm, diệt trừ được 80 ức kiếp trọng tội sanh tử, tướng địa ngục mất, người ấy theo Phật vãng sanh.  


Hỏi: Đọc kinh công đức nhiều hay niệm Phật công đức nhiều?


Đáp: Đọc kinh công đức ít hơn niệm Phật. Hòa Thượng Đại Hạnh nói: "Người không niệm Phật tu hành, đọc tụng kinh cũng như người đọc toa thuốc, người niệm Phật như người uống thuốc. Đọc toa thuốc thì bịnh không lành, uống thuốc vào bệnh mới thuyên giảm. Đọc kinh hành đạo công đức vẫn ít hơn niệm Phật.


Hỏi: Giảng kinh công đức nhiều ít so với công đức niệm Phật?


Đáp: Giảng kinh công đức cũng ít hơn công đức niệm Phật trăm ngàn phần. Vì sao? Vì giảng kinh cũng như đếm châu báu, niệm Phật cũng như dùng châu báu, đếm của báu tuy nhiều không thể trừ được nghèo đói, không nói được diệt tội, không nói được công đức. Người dùng của báu tuy không được nhiều nhưng có thể cứu giúp thân mạng, được công đức vô lượng. So sánh thì niệm Phật vẫn nhiều hơn công đức giảng kinh trăm ngàn phần.


Lại nữa người giảng kinh như người mài đá, tuy được một phần lợi ích nhưng đều đáp lại cho người khác, làm tổn công đức của mình khi nhận người lễ bái cúng dưỡng, tổn hại rất lớn. Vì vậy trong luận nói: "Như người nghèo ngày đêm đếm châu báu cho kẻ khác, tự mình không được nửa phân tiền, đa văn cũng như vậy."  


Vì thế, biết rằng công đức giảng kinh so với công đức niệm Phật ít hơn gấp trăm nghìn phân. Vì sao được biến Trong luân Duy Thức nói: "Người học Duy Thức phả phá ngã chấp và biến kế sở chấp. Người giảng luận phần nhiều miệng luôn nói pháp, tâm phần nhiều có ngã chấp và biến kế sở chấp. Người giảng pháp không khởi ng chấp trong muôn người mới có một người." Kinh Pháp Hoa nói: "Ngã mạn tự khoe cao, tâm siểm khúc không thật, trong ngàn muôn ức kiếp, không nghe được danh từ Phật, cũng không được nghe chánh pháp.” Người giảng luận muốn tránh tâm ngã mạn tự khoe thật khó, tuy giảng kinh luận vì động cơ độ người, nhưng không bằng công đức niệm Phật. Vì vậy có một số pháp sư như Hoài Cảm, Trí Nhơn đều bớt phần giảng kinh, luận, đồng quy tâm niệm Phật.


4.- Niệm Phật đối với Giới Luật Môn


Hỏi: Công đức niệm Phật nhiều hay ít đối với công đức trì 250 giới.


Đáp: Công đức niệm Phật hơn công đức trì giới trăm ngàn muôn phần. Vì sao biết được? Y theo Kinh dạy "Người Trì giới chứng được quả Tiểu thừa chỉ vừa vào hàng Sơ địa là cao lắm. Kinh A Di Đà nói: "Nếu người chấp trì danh hiệu từ 1 đến 7 ngày, lâm chung Phật và Thánh Chúng rước về cõi Tịnh độ. Người sanh về cõi ấy ở vị Bất thối mà vị nẩy thuộc về Bồ Tát Bát địa sắp lên. Do đó, người niệm Phật công đức nhiều hơn người trì giới hơn trăm vạn phần.


Lại nữa, căn cứ vào kinh nói thì thời nấy không phải là thời trì giới, mà là thời niệm Phật. Y theo king Tượng Pháp Quyết Nghỉ nói: "Sau khi Đức Bổn Sư diệt độ, trong khoảng 500 năm trì giới được kiên cố là thời chánh pháp. Tượng Pháp 1000 năm kế, Tọa thiền được kiên cố, mạt Pháp một vạn năm là thời niệm Phật kiên cố.” Tính đến nay đã vào thời mạt pháp khá lâu. Nên biết đây là thời thích hợp cho niệm Phật, không phải là thời trì giới nên chuyên trì giới khó thành công. Dù có người chuyên trì giới nhưng thường được danh dự lợi dưỡng, hiện ít người được A La Hán quả, đa số chết rồi sanh về cõi trời, dù sanh được ở cõi trời vẫn còn ở trong nhà lửa. Đời nay, người trì giới, muôn người không có một người giữ giới trọn vẹn. Vì sao? Vì giới rất vì tế mà tâm người thời mạt pháp rất thô, giới nhiều khó giữ, người xưng danh hiệu Phật số ít dễ làm có nhiều công đức.


Hỏi: Niệm Phật được lợi ích nhiều hay ít so với trì giới?


Đáp: Niệm Phật được lợi ích nhiều, không bị tổn hại, trì giới bị tổn hại nhiều, ít có lợi ích. Vì sao được biết? Căn cứ vào Kinh Mục Liên Sở Vấn nói: "Trong giới văn có ngũ thiên, thất tụ, người phá giới thiên thứ nhất bị sấu trăm muôn năm đọa địa ngục, phạm thiên thứ hai gấp bội thiên thứ nhất, thứ ba gấp bội thứ hai, thứ tư gấp bội thứ ba, thứ năm gấp bội thứ tư. Thiên nhẹ nhất cũng phạm đột kiết la, bị chín trăm muôn năm đọa địa ngục, Vì vậy, trong muôn người không được một, nên biết bị tổn hại nhiều, lợi rất ít. Trái lại người niệm Phật một câu tổn bước tội trọng tám mươi ức kiếp sanh tử. Vì thế, người bị tội phá giới, niệm Phật A Di Đà tội liền được trừ dứt. Vì sao được biết? Căn cứ vào Quán kinh nói: "Hoặc có chúng sanh hủy phạm 5 giới, 8 giới và cụ túc giới, người như thế phải bị đọa địa ngục, thọ khổ nhiều kiếp. Khi sắp lâm chung gặp thiện tri thức vì người ấy nói 10 oai đức của Phật A Di Đà và khen ngợi thần lực ánh sáng của Đức Phật kia và dạy người ấy niệm Phật. Người kia nghe rồi nhứt tâm Niệm Phật được diệt trừ 80 ức kiếp tội trọng sanh tử, vãng sanh Tịnh độ, nên biết tội phá giới niệm Phật cũng được tiêu diệt. Do đó, niệm Phật thuẩn ích lợi không tổn hại. Vì thế, có rất nhiều luật sư đã chuyên tâm niệm Phật nguyện vãng sanh về Cực lạc thế giới. Trong Quán Kinh cũng dạy: "Ba phẩm bậc Trung là người học luật niệm Phật vãng sanh Tịnh độ. Nên biết trì giới khổ hạnh không bằng niệm Phật.


5.- Niệm Phật đối với Lục Độ Môn


Hỏi: Công đức niệm Phật nhiều hay ít so với sáu pháp Ba La Mật?


Đáp: Công đức niệm Phật nhiều hơn lục Ba La Mật gấp hơn trăm ngàn muôn phần. Vì sao được biết? Y theo Kinh Duy Ma nói: "Người niệm định tổng trì. tư cấu sanh Tình độ đều được vãng sanh, tất cả việc khác không cân hỏi đến."


Hi: Có người cho rằng niệm Phật như đánh trống miệng, phải giải thích thế nào?


Đáp: Cũng như miệng đánh trống, vì miệng tụng tâm ghi là do đánh trống mà thành, nếu không có tâm niệm, miệng không đâu mà đánh trống được. Niệm Phật cũng vậy, tâm tin miệng xưng liền được sanh Tịnh độ, mau chứng Vô thượng Bồ đề. Nếu không có tâm miệng thì không nhờ vào đâu mà được vãng sanh. Vì thế, miệng đánh trống cũng không hại gì?


Hỏi: Vì sao không niệm Phật Thích Ca lại niệm Phật A Di Đà ?


Đáp: Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy. Đức Bổn Sư nói kinh, ân cần khuyên niệm Phật A Di Đà để được sanh về Tịnh độ, mau chứng Bồ để. Đức Bổn Sư dạy niệm Phật A Di Đà như cha mẹ có nhiều con cái đang ở chỗ nguy hiểm, nhà lửa sắp cháy tan, con cái sắp bị chết thiêu, cần tìm cách cho con cái ra khỏi. Cũng vậy, đức Bổn Sư vì Ta bà trược ác không thể ở lâu, sợ e chúng sanh phải đắm chìm vào địa ngục, nên đêm chúng sanh đồng về Tịnh độ, hưởng các điều vui. đượm bị trầm luân, nên dạy nhớ niệm Phật A Di Đà, mà không niệm Bổn Sư. Phương pháp niệm Phật thành Phật không phải chỉ Đức Thích Ca niệm Phật Tam muội mà được thành Phật, mà chư Phật ba đời trong mười phương đều nhơn niệm Phật tam muội mà được thành Phật. Kinh Nguyệt Đăng Tam Muội nói: "Chư Phật trong ba đời ở mười phương đều học niệm Phật tam muội, mau chứng vô thượng Bồ Đề." Nên biết chư Phật trong ba đời nhữn niệm Phật mà được thành Phật.


Hỏi: Vì sao không niệm 10 phương chư Phật lại riêng niệm có Phật A Di Đà?


Đáp: Chư Phật trong mười phương hiện tại Phật A Di Đà là bậc tối thắng tối tôn bậc nhất. Trong mười phương Phật, Phật A Di Đà cùng chúng sanh kết duyên rất sâu dầy. Hiện tại Chư Phật trong mười phương, Phật A Di Đà có nguyện lực nhiếp hóa chúng sanh rất nhiều. Trong mười phương Phật, Tịnh độ Phật A Di Đà rất tuyệt hảo. Tịnh độ chư Phật trong mười phương thì Tịnh độ Phật A Di Đà rất gần. Danh hiệu mười phương chư Phật, niệm danh hiệu Phật A Di Đà công đức rất lớn. Vì lý do trên nên niệm Phật A Di Đà mà không niệm Phật khác.


Hỏi: Vì sao nói pháp môn niệm Phật rộng nhiếp hết các môn?


Đáp: Niệm Phật tuy là một pháp nhưng có khả năng thu nhiếp rộng rãi các môn. Vì sao được biết? Xin cử thí dụ để giải thích. Niệm Phật như viên Như ý Bảo châu tuy chỉ có một viên, có thể nhiếp hết các châu báu khác Nên Kinh Pháp Hoa nói: "Long nữ vì hiến bảo châu nên mau được thành Phật." Niệm Phật tuy là một pháp nhưng có khả năng tăng trưởng tất cả công đức, dẫn chúng sanh về Tịnh độ, mau chứng Vô thượng Bồ để, nên niệm Phật một pháp bao gồm tất cả pháp. Kinh Duy Ma nói: "Niệm định là tổng trì, bao hàm tất cả pháp.” Nên một pháp Niệm Phật bao hàm các pháp.



XI. NIỆM PHẬT RA KHỎI BA CÕI


Hỏi: Cực lạc Tịnh độ là ở ngoài ba cõi hay ở trong ba cõi?


Đáp: Tịnh độ Cực lạc chắc chắn ở ngoài ba cõi. Nói ba cõi là cõi dục, cõi sắc, cõi vô sắc. Cõi dục từ Diêm Phù Để nẩy lên đến Lục dục thiên. Sắc giới từ Lục dục thiên lên đến Phạm chúng thiên gồm có 18 cõi gọi là sắc giới thiên. Vô sắc giới gồm bốn cõi trời từ Không vô biên xứ đến Phi tưởng Phi phi tưởng xứ. Lại nữa, tam giới hướng lên gồm có 28 cõi trời, hướng xuống đến vô gián địa ngục loài người ở giữa, như ở trong lao ngục, nên Kinh Pháp Hoa nói: "Ba cõi không yên như ở trong nhà lửa." Chúng sanh thường bị sanh già bệnh chết, lo lắng tai họa thiêu đốt không dứt, cho nên Bà Vi Đề Hy nhàm chán Ta Bà cho là nơi ngũ trược ác xứ. Vì sao gọi là ngũ trược?


1. Kiếp trược chỉ dịch bệnh, cơ cẩn, đao binh hoành.


2. Phiền não trược chỉ tất cả chúng sanh não bức bách. trược chỉ cho nhơn mạng vô đều bị phiên


thường ngắn ngủi 3. Mạng 4. Kiến trược chỉ chúng sanh điên đảo chấp lắm bài báng không tin.


5. Chúng sanh trược chỉ chúng sanh say mê trong duc vọng xoay quanh trong sanh tử, lấy khổ làm vuj không cẩu ra khỏi. Lại có ác đạo như địa ngục, ngà quỷ, súc sanh đầy dẫy, các việc ác chứa nhóm. Quả thật cõi Tà Bà nầy là cõi trược ác. Vì vậy Chư Phật rủ lòng thương dạy nhàm chán cõi ác trược, ưa mến điều vui ở cõi Cực lạc phương Tây, nên Kinh có bài tụng:


Phật từng vào ngục ba cõi 

Dẫn chúng sanh ra ngoài 

Đấng Đại Trí nhơn thiên 

Thương xót chúng mê muội 

Nên mở môn cam lộ 

Rộng độ các chúng sanh. 


Trung Luận nói: 


Vượt khỏi ngục ba cõi 

Mắt như hoa sen xanh 

Chúng Thanh văn vô số 

Nên con cung kính lễ. 


Vãng Sanh Luận nói: 


Quán tưởng của cõi kia 

Vượt khỏi xa ba cõi 

Cứu cảnh như hư không 

Rộng lớn không ngăn mé. 


Quần Nghi Luận nói: 


Tịnh độ vượt ngang ba cõi 

Thoát khỏi tất cả năm đường 

Người được vãng sanh Cực lạc, 

Không có danh xưng ba cõi 

Thẳng đến vô thượng Bồ đề.


Qua những lời kệ tụng trên cho thấy Tịnh độ Phật A Di Đà ở ngoài ba cõi, nên nói người tu niệm Phật mau ra khỏi ba cõi.


Nếu muốn niệm Phật A Di Đà mau sanh Tịnh độ cần phải thành tựu ba nghiệp, thứ nhất tâm chỉ có lòng tin kiên cố, thứ hai miệng chỉ có niệm danh hiệu Phật kiên cố, thứ ba thân chỉ có cung kính, không hỏi có người không người, cao thấp già trẻ, ngày đêm thường không giải đãi gọi là kính thành tựu. Không bàn về lỗi người tốt xấu, không nói suông như nói ăn, đếm của cho người, chỉ miệng niệm Phật, mỗi tiếng liên tục không dứt gọi là khẩu thành tựu. Không rơi vào tham sân phiền não, không đánh mắng náo loạn, oán hận, tật đố, sát, đạo, dâm, vọng là cái nhơn đọa tam đồ cùng pháp niệm Phật không tương ứng. Vì thế, chỉ có người lòng tin chắc niệm Phật, không phân biệt kẻ đạo người tục, không luận nam nữ, giàu nghèo, không luận tạo tội có nặng nhẹ, chỉ cần có lòng tin làm gốc, nếu thành tựu thì vạn bệnh đều lành, không cần thuốc thang ở thế gian, muôn thiện đều tự thành; không nhờ vào kinh sách thế gian mà sớm thành tựu muôn thiện, vì nó không phải là khả năng của mình làm được, cũng không phải do sức tu hành của mình mà được. Nếu y cứ vào kinh văn, người tu từ phầm phu đến Sơ địa phải trải qua một Đại A Tăng ký kiếp phu nhờ năng lực của Tam Bảo không phải trải qu nếu kiếp. Y Kinh văn nói: Người nghe nói danh hiệu Phật A Di Đà cho đến một niệm một lòng hoan hỉ dùng mãnh, chí tâm hồi hướng liền được vãng sanh, ở vào Vĩ Bất Thối.


Kinh Pháp Hoa nói: "Đối với người có trí, xin đem thí dụ để giải rõ: Ở trong thế gian chỉ mẹ có thể làm cho thân con được yên ổn. Còn xuất thế gian chỉ có chư Phật có thể làm cho chúng sanh thoát khỏi khổ ba cõi, được sanh về Tịnh độ, thấy Phật, nghe pháp." Y theo kinh thì Phật có lòng từ bi, hỉ xả. Từ là ban vui, bi là cứu khổ. Chẳng luận người chịu khổ hay các loài địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thọ khổ đều cứu tế bình đẳng, nếu còn hỏi loài nào thì không gọi là Đại Bi. Như người mẹ ở thế gian đối với con có các thứ khổ đều không nài lao nhọc. Chư Phật là đấng Đại bi, không luận oán thân, đạo tục, nam nữ, bình đẳng đồng đều cứu khổ hết.


Những khổ đó là gì? Là khổ của thế gian và khổ của địa ngục. Dù khổ trăm ngàn muôn vạn bội, Chư Phật têu cứu hết huống là những khổ nhỏ trong con người, nếu các Ngài không đến cứu là cùng lời dạy trong kinh mái ngược nhau. Những người đang thọ khổ cần phát tánh sám hối, làm các hạnh giới, tạo các công đức, các làng mau trừ thì lòng tin mới thành tựu, sanh từ từ đây chấm dứt. Người không tin lời Phật dạy thì khổ không thể dứt. Trong các thứ tin, trước phải tin Tam Bảo, năng lực Tam Bảo rất bình đẳng và rộng lớn, trong thế gian không cần hỏi giàu nghèo, nam nữ chỉ có lòng cung kính Tam Bảo thì tự nhiên dự được một phần giải thoát khổ đau. Muốn được giải thoát chỉ có lòng tin nơi Tam Bảo là then chốt, nếu không có lòng tin không khác gì người mù và điếc. Nên biết người niệm Phật mỗi tiếng không dứt, không bệnh nào chẳng lành, không tội nào không dứt, chắc chắn khỏi lo sợ, cũng không thối chuyển, mỗi ngày trong tẩm mất tự nhiên mở tỏ, mỗi việc làm đều hợp với kinh giáo, đi đứng nằm ngồi tâm đức không tán loạn, cũng không mất oai nghi.


Người niệm Phật dù nghe nhiều Kinh Luận đều cùng tâm hạnh tương ưng tăng thêm lòng vui vẻ, tiếp dẫn những người có lòng tin, như mẹ cứu con không từ mệt nhọc. Người không có lòng tin cần nên ngậm miệng, không nên mở lời làm cho người khác chê bai chánh pháp, chẳng những chê bai người mà còn chê bai Đức Phật. Trong kinh A Di Đà, khi Đức Thích Ca Mâu Ni nói pháp môn Tịnh độ là vì tất cả chúng sanh mà nói. Sáu phương chư Phật đều biết kinh nầy khó tin, e rằng chúng sanh đời sau nghi chê, nên hiện tướng lưới rộng dài để minh xác văn kinh nấy không dối trá. Gần đây, các hành giả sanh nhiều nghi hoặc và chê bai, chính vì việc ấy nên chư Phật có lời huyến ký, biết trong đời mạt pháp, chúng sanh không tin. Nếu có người nào có lòng tin thì tất cả chư Phật cùng nhau hộ niệm. Tư mình không tin lời Phật dạy, là tự mình không được căn lành và không thể ở vị bất thối. Đây là lời nói của Phật A Di Đà: "Nếu chúng sanh không tạo Tịnh Nghiệp là tự mình làm chương ngại đường vào cõi Thánh.” Tất cả các kính đều do Phật nói ra, nếu người nào tự tu hành đúng theo giáo lý, thì chư Thiện thẩn luôn luôn hộ trợ, làm cho người ấy sanh lòng kính tìn, tu hành không bỏ, chư Phật sẽ hộ trợ vị ấy theo bồn nguyện lực. Người nghe mà không tin bị đọa vào địa ngục, không có ngày ra, đâu chẳng phải điểu lầm to cho cả một đời sao?


Nếu người đọc kinh văn Tịnh độ, lắng lòng xét kỹ chắc chắn sẽ cùng kinh giáo tương ưng, dùng pháp niệm Phật trì giới để đoạn trừ phiền não. Chỉ cần có lòng tin sâu chắc chỉ thành không lui sụt, mỗi niệm tiếng Phật không dứt, không cần hỏi kẻ đạo người tục, giàu có, bẩn hần, xấu tốt, nam nữ, có tội nặng hay nhẹ, chỉ cần làm cho lòng tin thành tựu chắc có kết quả mong muốn. Bằng không có lòng tin thì, dù chư Phật có từ bị như cha mẹ thương con cũng không thể cứu nổi, chắc chắn không thể vãng sanh. Chỉ có lòng tin thành tựu thì Chư Phật thường còn không mất, cũng không lui sụt. Tin Phật là bậc Đại Thánh tối tôn tối thượng, nên dù chúng sanh ở quá khứ, hiện tại và vi lai, không cần hỏi tâm thiện ác nhiều ít Phật đều biết rõ. Như có người tin Phật Đại từ bi có thể cứu chúng sanh trong ba thời, dù có tạo nhiều ác nghiệp tội chướng mà phát lòng ăn năn chữa lỗi, Phật đều biể rõ và đều cứu độ đúng lúc, như người mẹ thấy con ở chỗ đơ bẩn, đói lạnh quyết lòng cứu giúp chẳng bao giờ xa lìa. Dù con không có lòng hiếu thảo, mẹ vẫn không nài khó nhọc lo cho con cả cuộc đời, huống chỉ Đức Phật là bậc đẩy lòng Đại Từ Bi thì lòng cứu khổ to lớn hơn cha mẹ ngàn muôn lần. Không phải chỉ có cứu khổ ở thế gian, mà còn cứu khổ lớn sanh tử. Cho nên, thế gian có lòng tin thì Phật liền cứu, cũng không hỏi tội nặng nhẹ.


Kinh Pháp Hoa nói: "Tất cả chúng sanh đều là con ta, ta là cha của chúng, các người nhiều kiếp bị các khổ thiêu đốt, ta đều cứu giúp ra khỏi ba cõi." Đức Phật cứu độ không luận đạo tục, nam nữ, giàu nghèo, sang hèn, già trẻ, tốt xấu, và tội nặng nhẹ, chỉ cần có lòng tin, có lòng hối lỗi, lòng tin thành tựu, niệm danh hiệu Phật không dứt là Phật đến cứu. Trong kinh nói: "Tất cả chư Phật đều đến hộ niệm, đều được chẳng thối chuyển. Pháp hy hữu khó tin nầy chỉ cần lòng tin, không luận người có tội, hoặc người nữ, chỉ luận có lòng tin hay không, hể giới hạnh thành tựu thì đều được vãng sanh, chẳng phải là khó tin, chẳng phải là ít có. Thiện nam và thiện nữ nào có lòng tin chẳng dối trá, không luận tội nặng nhẹ, các bệnh đều trừ, các khổ đều dứt, chẳng luận xa gần, chỉ giữ lòng tin, tâm mau dứt nghi hoặc, liền biết xam Phật như mẹ cứu con nên gọi là pháp hy hữu khó tin. Khi nói kinh nấy rồi hằng hà sa chư Phật ở sáu phương, mỗi vị đều hiện tướng lưới rộng dài, chứng minh cho biết chúng sanh trong ba đời nghe Phật dạy đều được vãng sanh. Nên gọi là pháp hy hữu khó tin. Kinh nói: "Niệm một câu Nam Mô A Di Đà Phật diệt được 80 ức kiếp tội nặng sanh tử, được tất cả chư Phật hộ niệm"


Lòng Từ Bi của Chư Phật là bình đẳng cứu khắp chúng sanh chẳng luận kẻ đạo người tục biết hối lỗi hồi hướng phát nguyện chắc được Phật cứu không hề sai sót, nên chúng sanh có lòng tin niệm Phật được thành tựu thì không có tội nào không diệt hết, không có bệnh nào là không lành, không có khổ nào là không trừ, không có nỗi lo nào mà không vui mừng. Nếu có người nghe liền hối lỗi rồi học, thực hành niệm Phật thì năng lực của Phật sẽ gia hộ.


Người có lòng tin thì về thân nghiệp không được sát sanh, trộm cướp, dâm dật, cũng không được đánh đập giết hại chúng sanh, cũng không được ăn mặc lòe loẹt. trang sức trau dồi, ăn mặc gấm vóc lụa là, khêu gợi lòng người, làm chướng đạo nghiệp dễ bị chìm vào biển khổ.


Về khẩu nghiệp, không được uống rượu, ăn thịt, ăn ngũ vị tân, không được nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiểu, nói lời hung ác. Nếu giữ khẩu nghiệp thanh tịnh là cùng với Phật đạo tương ứng, nếu gia tâm niệm Phật thì được sáu phương chư Phật hộ niệm. Về ý nghiệp thì không được tham, sân, si vì nó là ba độc, bỏ tham sân si chuyên tâm niêm Phật chắc thoát khỏi tam giới văng sanh Tịnh độ.


Tóm lại, tâm người vốn vô thường, pháp cũng không nhất định, vì tâm và pháp có muôn điều sai khác. nếu tin điều đó thì khắp cả đều tin, nghỉ việc đó thì khắp cả đều nghi. Kinh Hoa Nghiêm nói mười điều tin, nếu nghỉ một điều trong đó thì tất cả đều nghi, Thiên Thai Trí Giả Đại Sư nói mười điều nghi, nếu khỏi một điều nghi là vào tất cả các điều tin, một lần vào niềm tin thì vĩnh viễn không rời khỏi niềm tin ấy. Chỗ tin tưởng ấy là chỗ cứu cánh, chính Tịnh độ là chỗ cứu cánh toàn hão, cõi ấy có vị Giáo chủ đang thuyết pháp hiệu là Vô Lượng Thọ, đức Phật ấy thuyết Pháp chưa từng gián đoạn. Khổ nổi kẻ phàm phu tai bị nghi chướng nên điếc mà không nghe, Tâm bị nghi chướng nên mê mở mà không biết. Vì không nghe, không biết nên cứ chạy theo ác tập, mừng vui theo thô tâm, cho thác thai ở Liên trì là giả dối, an vui ở trong thai ngục uế trược không biết cái thân phần đoạn sanh tử nầy từ đâu mà được, từ đâu mà đến, tin theo nghiệp thức, tự cách chơn như. Ở trong cảnh huyễn, luôn chấp kia đây, đời đời trầm luân xa cách đường Thánh. Vì thế, đức Thích Ca Như Lai, khởi lòng đại bị ở trong cõi uế trược, rền vang giọng Pháp khen ngợi chỗ Diệu lạc của cõi Tịnh độ kia, ở trong sanh tử làm bậc đại Đạo sư, dùng thuyền Bát Nhã chở mọi người đến thẳng bờ kia, độ sanh ngày đêm không từ mệt mỏi. Tuy vậy, bà của Phật A Di Đà vốn không có kia đây, thuyền của Phật Thích Ca thật không có đi, đến, như có một ngọn đèn ở giữa, có 8 tấm gương ở tám góc, gương tuy có Đông, Tây nhưng ánh sáng không có sai khác. Đức Phật Di Đà thuyết pháp khắp trùm ánh sáng. Đức Thích Ca phương tiên chuyên chỉ gương ở hướng Tây. Người đã đến bờ kia mới có thể quên kia đây, người chưa vào pháp giới làm sao trong ấy lại cố bỏ Đông Tây, nếu chưa cứu cánh đừng chia phương hưởng đừng chia kia đây, phải chánh niệm tin chắc. Ý chỉ của hai Đại Thánh, hành giả đọc vào đây có thể tin chắc. Tin là mẹ của muôn việc lành, nghi là cội gốc của các tội ác, phải thuận theo mẹ, phải nhỗ cội gốc xấu thì chướng duyên của chúng sanh điếc có thể được nghe, mê có thể tỉnh. Người chưa thoát sanh tử liền được thoát sanh tử, người chưa sanh Tịnh độ liễn được sanh về Tịnh độ vì thuận theo lời dạy của Phật Thích Ca, về cõi Phật Di Đà là theo Đại Nguyện của Phật Di Đà. Từ ngày hai Đại Thánh kiến lập chiết nhiếp đến nay, người về Tịnh độ hằng hà sa số, vì sao chúng ta lại không tin? Vì sao còn nghi? Tự mình đã tin rồi lại dùng phương tiện làm cho người chưa tin đều tin đó là lòng từ bi của Đại Sư Trí Giả. Hy vọng chúng ta hiểu rõ lòng từ bị tha thiết của Đại Sư, học theo việc làm của Đại Sư, chắc chắn chúng ta sẽ đồng được vãng sanh về Cực lạc. 

   

 

Comments

Popular posts from this blog