DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN

 


CHƯƠNG 8

GIÁO NGHĨA NIỆM PHẬT


Vừa qua, chúng ta đã nghiên cứu chín phẩm văng sanh, ở ba phẩm Hạ, dù được thiện trì thức giảng dạy giáo lý, nhưng khả năng diệt tội ít không thể vãng sanh, cuối cùng phải dạy xưng danh hiệu Phật A Di Đà, diệt được 80 ức kiếp tội trọng sanh tử liền được vãng sanh. Ở ha phẩm Trung, tuy tinh chuyên nghiêm trì giới luật, nhưng phải nhờ trì danh hiệu Phật A Di Đà mà được vãng sanh. Ở ba phẩm Thượng, tuy hành giả tạo nhiều công đức lớn, hiểu rõ Đệ nhất nghĩa đế, nhưng vẫn phải chuyên trì danh hiệu Phật A Di Đà, phát nguyện vãng sanh về Tịnh độ thì mới được vãng sanh. Như thế, hàng phàm phu dù căn tánh ác nghịch, căn tánh Tiểu thừa hoặc căn tánh Đại thừa nếu không niệm danh hiệu Phật A Di Đà, nguyện vãng sanh về Cực lạc thì chắc chắn không được vãng sanh, dù người đó đã được tam muội hoặc vô sanh pháp nhẫn. Vì sao? Vì niệm Nam Mô A Di Đà Phật là đem thân mạng nầy nương về với Đức Phật A Di Đà. Chữ Nam Mô là tiếng Phạn dịch là Quy mạng có nghĩa là đem thân mạng nầy hồi hướng về Đức Phật A Di Đà, điều nầy phù hợp với Đại nguyện nên chắc được vãng sanh. Lại nữa, ý nguyện là động cơ chính yếu của người muốn vãng sanh về Cực Lạc. Kình dạy: “Tu hành không nguyện đạo quả khó thành". Như thế, người mạnh vãng sanh về chín phẩm phải lấy việc chuyên trì đang hiệu làm gốc. Để cho việc niệm Phật có kết quả mong muốn, chúng ta cần phải hiểu rõ giáo nghĩa niệm Phật sau dây:


Pháp môn Niệm Phật A Di Đà vãng sanh về cõi An lạc, tóm lại không ngoài ba điều cốt yếu là lòng tin, chí nguyện và thực hành.


A. Lòng tin do dứt hết các nghi hiểu rõ ràng mà có được ý chỉ chuyên nhất và lòng quyết định. Người muốn vâng sanh về cõi An lạc có 3 thứ là tin tự tâm, tin cõi Phật và tin pháp môn Niệm Phật.



I. TIN TỰ TÂM


1.- Tin bản tâm chúng ta từ vô thỉ không khởi và vô chung không diệt, tiếp nối thường hằng, theo duyên mà chuyển biến, từ sống đến chết, tuy chết mà không dứt, từ chết lại sanh, tuy sống chẳng phải thường, từ quả có nhơn, nhơn thục thành quả, chẳng phải là sự ngầu nhiên của một đời cho nên cần tìm chỗ vĩnh viễn an ổn và được cái vui chơn thật. Do nghiệp mà thọ thân, có thân lại tạo nghiệp, không phải một khi đã chết là xong tất cả, cho nên phải ôm lòng lo xa nghĩ rộng. Đường sanh từ khổ rất dài, xuống lên biến đổi, mịt mờ trong sâu nẻo, không biết trôi dạt vào đâu, ba đường mù mịt, giường sắt chảo dầu đáng sợ! Thân người khó được nay đã được, Phật pháp khó nghe nay đã nghe, thật là một điều đáng vui mừng, đừng để tấc bóng quang âm trôi qua vô ích. Chúng ta như con rùa mù đã gặp bộng cây trôi, Phật hiệu phải chuyên trì niệm. Cho nên cổ đức dạy: "Tâm nầy không hướng thân nấy hiểu, lại hướng thân nào hiểu rõ tâm".


2.- Tin Tâm ta nguồn cội từ chơn tánh tức Phật tánh. Chúng ta vốn đủ tánh Phật, từ xưa đến nay vốn đầy đủ tạng trí huệ, Phật đức của Như Lai tròn đủ, thường an lạc, tự tại thanh tịnh. Nếu chúng ta gặp thiện tri thức khai đạo, quy y tam bảo Phật, Pháp, Tăng, tin từ pháp môn chơn chánh của Phật dạy, chuyên cần tu tập, liền được chứng ngộ cho nên: Khuyên người chở bán chèo qua lại, đâu biết trăng trong chiếu khắp thuyền.


3.- Tin chúng ta từ trước đến nay, cũng từng sanh lên cõi trời, cũng từng làm người. Tất cả chư Phật ba đời trong mười phương, chư Đại Bồ tát, chư hiển Thánh chúng, phân thân những cõi như vị trần giác ngộ cho quần sanh, chúng ta nhiều đời từng gặp và cúng dường, gieo trồng căn lành. Sở dĩ, đời nầy được nghe Phật Pháp, lại có thể phát khởi lòng tin nguyện, tuy bởi mê muội không tự hiểu biết, cần phải tin rằng chúng ta thường được hộ niệm bởi chư Phật, Bồ tát. Vì thế, cần phải phát lâm dũng mãnh tinh tấn, lập chí bền chắc. Chư Phật và Bồ tát trong mười phương là đấng đại từ đại bị, đại trí đai lực nên không có cảm nào mà không ứng, không có căn cơ nào mà không được nhiếp tho, chúng ta nêu qui thật có thể kính tin tu tập, chắc chắn chư Phật và Bồ tát sẽ cứu độ tiếp dẫn. Chúng ta hãy xem các thiện nam tin nữ. Tăng tục được vãng sanh cõi Tịnh độ đều dùng năng lực thiên căn đời trước và năng lực kính tin tu tập đời lực cứu độ tiếp dẫn của chư nấy Các Ngài khi đã vãng sanh về Tịnh độ, thành đại Bố lật, lần đến thành Phật, chúng ta cũng thế, nếu có lòng lin sâu nguyện chắc quyết định thành tựu. Nên trong Qui Sơn cảnh sách nói: "Các Ngài là trượng phu, ta đây cũng vậy, không nên tự ti mà lui sụt".



II. TIN CÕI PHẬT


1.- Tin Phật A Di Đà: Phật A Di Đà ở trong thời rất lâu xa về quá khứ Ngài cũng như chúng ta đồng là phàm phu, bỏ ngôi vua tôn quý, theo Phật xuất gia, phát khởi tâm Bồ để rất sâu rộng, lập 48 Đại nguyện, chứa công lập hạnh, nhiều đời không lui sụt, y theo nhơn địa của mình mà thực hành nguyện lực, vì giáo hóa tất cả chúng sanh trang nghiêm thành tựu Tịnh độ an lạc, làm cho những hành giả có tin nguyện được sanh về Tịnh độ nẩy, lần được vô thượng chánh đẳng chánh giác, sống lâu vô lượng, ánh sáng vô lượng, nên gọi là Thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà.


2.- Tin Phật Thích Ca Mâu Ni: Do lời vàng ngọc đã dạy của Đức Bổn Sư, Ngài nói: "Từ phía Tây cõi Ta Bà nầy, trải qua mười muôn ức cõi Phật, có một thế giới tên là Cực lạc, đức Phật A Di Đà đang giáo hóa, hai Đại Bổ Tất là Quán Thế Âm và Đại Thế Chí cùng vô lượng Bổ số Bồ Tát, thánh hiển tăng chúng, thường cùng vẫy quanh, nghe Phật nói pháp, y theo pháp Phật mà làm, từ nhơn Phật pháp chứng quả Phật pháp, vĩnh viễn xa lìa các khổ nạn, được đại giải thoát, thần thông diệu dụng không thể nghĩ bàn, hóa thân 10 phương tu công đức Phật, tiếp dẫn các người có duyên, đồng về Tịnh độ. Ở trong hoa sen hóa thân, không do thai sanh, tùy theo người vãng sanh có lòng tin cạn sâu, nguyện lực có lớn nhỏ, công hạnh có tròn khuyết mà có 9 phẩm. Ba phẩm Hạ là hàng phàm phu mang ác nghiệp vãng sanh, ba phẩm Trung là Thánh chúng đoạn hoặc chứng chơn. Ba phẩm Thượng là hàng Bồ tát hoằng trì đại bị. Ngoài 9 phẩm ra lại có nghi thành thu nhiếp những người tin nguyện yếu hèn, không dứt khoát, tội ác sâu nặng, hành giả được sanh về thành nầy để sám ác tu thiện, dứt nghi sanh tin, sau đó về Tịnh độ cũng được hoa nở thấy Phật. Tuy có 9 cấp khác nhau, nhưng một khi nương theo đại nguyện được vãng sanh đều vĩnh viễn thoát khỏi khổ luân hồi, lần đến viên thành Phật quả. Người được về cõi Cực lạc, khi hoa nở thấy Phật đều có đủ ăn mặc như ý, sống lâu vô lượng, thân tâm tự do, dạo vô lượng cõi. Cây nước chim rừng, thường diễn Pháp âm, các hàng đại sĩ đều là bạn tốt. Cuộc sống ở đây rất yên, rất vui, rất trong sạch, rất thiện mỹ, rất chơn thường nên gọi là cõi Tịnh An lạc của Phật A Di Đà.  



III. TIN PHÁP MÔN


1.- Tin


A. Tin pháp môn niệm Phật A Di Đà được vãng sanh về thế giới An Lạc. Pháp môn nấy chính giáo chứ Sơn Ta Bà là Phật Thích Ca nói ra, Bồ Tát Di Lặc, Tôn gủi Xá Lợi Phất, Hoàng Hậu Vi Để Hy và toàn hội chúng đều nghe. Ngài A Nan thừa theo ý chỉ của Phật kết tập chép lại để lưu truyển gồm có 3 kinh cốt yếu là kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà. Ngoài ra các kinh luận khuyên niệm Phật A Di Đà để được vãng sanh về Tịnh độ Cực lạc, đầy dẫy trong Đại Tạng không thể kể xiết. Thời Phật nói Kinh Võ Lượng Thọ, Trưởng Lão Xá Lợi Phất và các Đại A La Hán, Bồ Tát Di Lặc, các Đại Bồ Tát, vô số trời, người và chẳng phải người đều phát nguyện vãng sanh. Thời Phật nói Kinh Quán Vô Lượng Thọ Hoàng Hậu Vi Đề Hy y theo đó tu trì liền được vãng sanh về thế giới An Lạc. Thời Phật nói Kinh A Di Đà sáu phương vô số chư Phật, đồng khen ngợi Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni có thể ở trong đời dữ năm trược mà nói pháp môn rất thù thắng nấy. Chư Tổ sư trong nhiều đời và các bậc Thánh Hiển thiện tín xưng dương tu tập được vãng sanh có đủ thụy ứng, số không thể kể xiết. Vì thế, cần phải tin chắc pháp môn này rất cao siêu mầu nhiệm, dễ làm mà nhiều kết quả.  


B. Tin pháp môn niệm Phật nấy dù chúng sanh cực ác cũng có thể tu chứng và các bậc Bồ tát Đằng giác cũng có thể tu chứng. Trong Hạ phẩm hạ sanh được ghi trong Quân kinh nói: "Có người tạo ngũ nghịch, thập ác đáng đọa vào địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh, nghe pháp môn niệm Phật nẩy phát khởi lòng tin, phát nguyện niệm Phật tu hành liền được vãng sanh. Những phẩm bậc Trung là người giữ ngũ giới, thập thiện, hoặc tu thiến định, sẽ được sanh vào nhân đạo hoặc thần đạo, hoặc thiên đạo ở dục giới, nghe pháp môn niệm Phật nẩy phát khởi lòng tin, phát nguyện tu hành liền được vãng sanh về cõi Cực lạc. Xem trong Tịnh độ Thánh Hiển lục, từ các bậc Đại Thánh, Đại Hiển cho đến dâm nữ, hàng thịt, chim, thú, cá, trùng đều có thể vãng sanh. Bậc Thượng. Trung phẩm vãng sanh sẽ là Bồ tát từ Hoan hỉ địa đến Viễn hành địa, hàng Thượng Phẩm thượng sanh vị Bồ tát từ Bất động địa đến Đẳng giác. Ngay trong Hội Hoa Nghiêm, Đại Bồ tát Phổ Hiền cũng phát nguyện văng sanh. Căn cứ vào đó thì biết rằng pháp môn nẩy từ ác nghịch đến Đẳng giác đều có thể vãng sanh.


C. Tin Pháp môn niệm Phật nầy là hoàằng nguyện của Phật A Di Đà, nếu chúng sanh ở mười phương xưng niệm danh hiệu của ngài liền được hộ trì và tiếp dẫn vãng sanh về thế giới Cực lạc. Do đó, về lý tánh mầu nhiệm không thể cùng tận và công đức không thể nghĩ bàn. Kinh A Di Đà nói: "Người nào gìn giữ danh hiệu 


Phật A Di Đà, một lòng không loạn, liền biết mình chắc được sanh về Tịnh độ. Một lần được sanh về Tịnh độ Cực lạc, liển thẳng tiến đến địa vị Phật, vĩnh viễn không bị lui sụt, quanh co. Chỉ cần trong lòng thường xứng niệm sâu chữ Nam Mô A Di Đà Phật, cố gìn giữ không quên, liền được đầy đủ lý tánh vô cùng tận và công đức không thể nghĩ bàn. Đây là một pháp môn rất dễ thật hành, người bận nhiều việc, chỉ cần mỗi sáng xưng niệm Nam Mô A Di Đà Phật hết mười hơi thở (một hơi thở gọi là một niệm, bao nhiêu câu hồng danh cũng được) giữ thường hằng trọn đời cũng được vãng sanh, vào Vị bất thối vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, thẳng đến thành Phật. Nên gọi pháp môn nầy là pháp môn vượt ngang qua khỏi ba cõi, một lần đã thoát ra thì thẳng đến địa vị Phật. Nếu theo các pháp môn khác để tu chứng thì trước phải tu giới thiện để đoạn tam độc, kế đó dùng thiền định để vượt qua dục giới, kế đó dùng Bát nhã để vượt qua sắc và vô sắc giới vẫn còn chưa có thể vào vị Bồ để chánh định tụ, trong khoảng thời gian tu hành đó gặp biết bao chỗ quanh co hiểm ác có thể rơi vào vực thẳm bất cứ lúc nào! Đâu bằng pháp môn Tịnh độ nẩy chỉ từ chỗ quy y Phật, Pháp, Tăng bảo ở cõi Ta Bà mà được Quy y Phật, Pháp. Tăng bảo ở cõi Cực lạc, liễn được vượt khỏi ba cõi! Vì thế, nên phải tin pháp môn rất dễ và rất mầu nhiệm nầy.  


2.- Nguyện: 


Lòng tin đã thiếp lập, nếu không phát nguyện như có người bệnh, đã được linh đơn diệu dược, đã biết rằng thuốc uống vào thì hết bệnh sống lâu, thân an sức mạnh, nhưng người ấy không muốn lành bản hoặc lầm nghĩ rằng ta không có bệnh, đang khỏe mạnh, thân thể cường tráng. Không cần phải uống thuốc, nên đem thuốc cất đi, không uống, thì dù thuốc để bên mình mà vẫn không có công hiệu làm lành bệnh, mạnh khỏe. Trường hợp ở đây cũng như vậy, nếu không nguyện xa rời cõi Ta bà, không nguyện sanh về Cực lạc thì đối với pháp môn niệm Phật nầy không quan hệ. Vì thế đã có lòng tin phải có ý nguyện. Ý nguyện có 3 thứ.


A. Mỗi niệm nhàm chán muốn xa lìa cõi uế Ta Bà và mong muốn (nguyện) vãng sanh về Tịnh độ An Lạc. Đức Thích Ca Mâu Ni nương theo nguyện đại bi cứu khổ, nên giáng trần làm giáo chủ cõi Ta Bà uế độ nầy, hết lòng dặn dò, khuyên chúng ta nhàm chán và lìa bỏ cõi uế Ta bà nầy và ưa mến vãng sanh về Tịnh độ An lạc của Phật A Di Đà. Chúng ta thuận theo lời Phật dạy, y theo giáo pháp vâng làm, được gọi là quy y Phật pháp, không phụ ơn Phật.


Vì sao nhàm chán châu Diêm Phù Đề, địa cầu chúng ta đang sống? Vì ở đây ba thứ nương ở đều khổ, nên phải xa lìa. Ham muốn về cõi Cực lạc vì ba thứ nương ở đều vui, nên muốn sanh về. Thế nào là ba thứ đều khổ? Bên trong y theo thân thì có đói khát, nóng lạnh, mệt khố Bên ngoài y theo cảnh thiên nhiên nên có gió mưa, sám chớp, tuyết băng, gió bụi, mây khói, gai gốc, núi non, sóng thần, bão táp, rồng, cọp, sài lang, ác thú các khố Cùng chung y theo xã hội con người thì có trói buộc, chế mắng, tranh đoạt, giết hại, dâm loạn, cuồng bạo, nham hiểm, khinh khi, bắt nạt, thế lực, ra uy, dao, tên, pháo, kích, độc dược, lao ngục cho đến ân ái biệt ly, oán ghét hội họp, chiến tranh, tai họa, cầu sống không được, cầu chết không xong, nên cõi nầy có tên "kham nhẫn khố * (Ta Bà) - Cõi nầy thật là biển khổ và nhân loại ở trong cõi nầy là con sên của biển khổ. Hành giả một khi đã vãng sanh về cõi An lạc, tất cả các khổ đều xa lìa, vì ở cõi nầy hóa thân như ý nên y cứ bên trong chỉ có vui mà không khổ. Cảnh giới bên ngoài đều là thắng duyên, chim nói pháp, nước reo kinh, nên y theo bên ngoài chỉ có vui mà không khổ. Các thiện hữu cùng câu hội nên cùng chung chỉ có vui mà không khổ.


Ở thế giới Ta Bà nầy nào địa ngục, ngạ quỷ, sức sanh, ác thần đầy dẫy, dù được sanh lên cõi trời, ở cõi trời lục dục tuổi thọ cũng không quá 9 trăm muôn năm, cũng không khỏi khổ suy thoái và đấu tranh. Dù được sinh ở cõi trời phi phi tưởng tuổi thọ có dài hơn, nhưng tâm chấp trước vào thiền định vẫn còn, không được tự do, thọ kỳ đã hết lại theo nghiệp bị đọa xuống, vạc than, lò lửa, bụng cẩm, dạ thú, hoặc thần, hoặc quỷ, hoặc trời, hoặc người, luân chuyển không định chắc, lặn xuống trồi lên không biết ngày nào xong, thật rất nguy hiểm, thật rất đáng sợ, không chỉ không luyến mến kiếp người, mà cũng không hy vọng sanh về cõi trời. Có người dùng niệm Phật để sanh về cõi trời nên biết người ấy thuộc về niệm ma, phải mau dứt hẳn. Có người khuyên người niệm Phật, cầu chuyển kiếp đời sau thành người giàu sang, hoặc sanh cõi trời hưởng phước, nên biết người ấy thuộc hàng quyến thuộc của ma, đừng có nghe theo. Người thọ trì chánh nguyện là người nguyện thoát ly ba cõi, ưa mộ thế giới An lạc. Cõi Cực lạc từ trước tới nay chưa có tên ác đạo làm gì có 3 đường dữ. Một khi được vãng sanh về cõi ấy liền trở thành thiện nhơn, hiển nhơn, chơn Thánh, Đại Thánh chỉ có tiến mà không lùi, chỉ được mà không mất, cứu cánh thành Phật, thường lạc ngã tịnh, rất yên ổn, xa lìa sợ sệt, không chỉ thượng phẩm mới được mà hạ phẩm vẫn an toàn, nên cần nguyện vãng sanh Tịnh độ.


Cõi Ta bà nầy đáng nhàm chán vì các giới đều sống mù mờ ngăn ngại. Các cõi trời, chư thiên mỗi cõi theo loại mà tâm và cảnh trở ngại, không thể cùng nhau thông đạt. Ở trong chỗ năm thú, cùng ở chung cõi dục thì chia riêng nhau vì không nghe thấy nhau và cũng không thể qua lại. Như cõi trời chỉ thấy nghe chư thiên và thần tiên. Cõi người chỉ thấy nghe nhân loại và bàng sanh. Cõi quỷ qua lại thấy nghe trong phạm vi các quỷ và địa ngục. Các loài quỷ chỉ biết túc mạng, không có tha tâm thông. Tất cả ba giới kể trên đều ở trong tăm tối hôn mê nên phải thoát khai thông, thánh nhân thấy tỏ, thánh nhì nghe cùng, tha tâm sáng rõ, túc mạng thanh tịnh, thân cảnh không trở ngại pháp tánh viên dung, ánh sáng thấu suốt nên cần nguyện vãng sanh.


B. Nguyện sớm vãng sanh Tịnh độ để đoạn vô biên phiền não, thành vô thượng Phật Đà. Người ở cõi ta bà, tuy phát tâm thành Phật độ sanh, nhưng ác duyên dẫy đẩy, thiện duyên rất hiếm hoi, tu hành rất gian nan, có nhiều tai họa, phần nhiều bị lui sụt, giữa chừng rồi bỏ, nên ít người đắc đạo thành Phật. Người vãng sanh về cõi Cực lạc có đủ nhơn là Phật và có đủ thắng thiện duyên, ác duyên không có, tu hành rất dễ, hoàn toàn không bao giờ lui sụt, tiến đến thành Phật. Lại nữa, ở cõi Cực lạc nẩy phiền não không cần đoạn cũng tự tiêu. Vì sao? Vì phiền não tạo tác khi nào tâm biến thành chủng tử, hạt giống nầy sẽ sanh sôi nẩy nở, khi có thuận duyên chúng liền hiện hành. Như phiền não là tham sân si chủng tử, chúng theo ta từ đời nầy sang đời khác gọi là câu sanh nghiệp, khi gặp duyên chủng tử tham khởi ra hiện hành, như thấy vàng bạc châu báu chủng tử tham liền sanh, nhưng ở cõi Cực lạc là đẩy dưỡng vàng ngọc nên chủng tử tham không hiện hành. Hạt giống bị cất giữ lâu năm, không có dịp mọc mầm, hạt giống sẽ bị tiêu hoại. Khi nghe người nói phật lòng, chùng tử sân sẽ hiện hành, ở cõi Cực lạc, nhân dân cõi ấy đều có tha tâm thông, ý ta nghĩ gì họ đều biết rõ, nên các thiện nhơn ấy đâu có gì làm chủng từ sân ta hiên hành. Chủng tử si mê vì vô mình không giác ngộ mà có ra, ở cõi ấy chim nói pháp, nước reo kinhiác ngộ mà có đang thuyết pháp, chủng tử si mê không thể nào tồn tại. Nên nói: "Về cõi Cực lạc không cần đoạn mà phiền não tự tiêu".


Vì muốn dứt trừ phiền não để thành Phật nên nguyện sanh về Tịnh độ. Nếu không có tâm nguyện đoạn phiền não, chứng Bồ để để làm động cơ vãng sanh, tuy được vãng sanh cũng chưa vào thượng phẩm.


C. Nguyện sớm vãng sanh Tịnh độ để học vô lượng pháp môn và độ vô lượng chúng sanh. Hành giả ở thế giới Ta bà, muốn trong một đời thành tựu hạnh Bồ tát, đầy đủ công đức trí huệ của Phật và Bồ tát, thông đạt vô lượng phương tiện của các pháp môn, khéo có thể tùy thuận tất cả chúng sanh có căn cơ và tánh dục để hóa độ thì rất khó khăn. Nhưng nếu hành giả được vãng sanh về Tịnh độ An lạc, hoa nở thấy Phật, chứng vô sanh nhẫn, liền được thật tưởng sâu xa, thông suốt pháp tánh, phân thân mười phương thế giới, độ khắp vô biên chúng sanh. Vì muốn độ chúng sanh, nên nguyện sanh về Tịnh độ, liền thành tâm Đại bi của Bồ tát. Nếu không có nguyện độ sanh nầy, tuy được vãng sanh cũng chưa lên thượng phẩm.


3.- Hành


Tin sâu, nguyện thiết rồi nếu không có thực hành tu tập thì như người bị bệnh, tuy muốn uống linh đơn thu tú được để được lành bệnh sống lâu, thân an sử diệnh, nhưng không điều trị đúng pháp dù có lĩnh đơn diệu được cũng trở thành vô hiệu, không thể lành bệnh được. Vì thế, lòng tin đã phát khởi, ý nguyện đã đủ đẩy cần phải thực hành, như người tin trong kho có châu báu, nguyện được châu báu đó, nhưng không đi (hành) thẳng vào kho lấy về cho mình thì dù có lòng tin hay nguyên cũng chẳng được gì! Người niệm Phật muốn thực hành phải có thông hành, chánh hành và trợ hành.


A. Thông hành: Thông hành là việc làm chung cho người tu Tịnh độ còn gọi là tịnh nghiệp hay chánh nhơn thiện căn - Phàm người tu Tịnh độ phải tu ba yếu hạnh nấy là: a. Thế gian Thiện Căn: Hiếu dưỡng cha mẹ, tôn thờ sư trưởng, lòng từ bi không giết hại và tu mười nghiệp lành. b. Trì giới Thiện căn là Quy y Tam bảo, gìn giữ các giới, Thân, Khẩu, Ý thanh tịnh không phạm oai nghi. c. Xuất Thế Thiện căn là phát tâm Bổ để, tin sâu lý nhơn quả, đọc tụng kinh điển Đại thừa và khuyến tấn hành giả - Đây là việc làm thông thường chung cho những người Phật tử.


B. Chánh hành: Hành giả tu hành pháp môn nấy chánh hành là niệm Phật A Di Đà. Niệm là tiếng chỉ chung cho việc nhớ tưởng, như nhớ y báo và chánh báo của Phật cũng gọi là niệm Phật, nhớ danh hiệu Phật cũng gọi là niệm Phật nhớ công đức Phật cũng gọi là nệm Phật. Nói niệm Phật ở đây là chuyên chỉ niệm Phật A Di Đà cấu sanh về Tịnh độ. Niệm Phật A Di Đà lại có 3 thứ là Thật tưởng niệm, Quán tưởng niệm và Tri danh niệm.


Thế nào là Thật Tưởng Niệm? Thật Tương Niệm là niệm Phật hợp với chơn tâm. Vì tất cả pháp đều do tâm biến hiện, vì tâm biến hiện nên các tướng đều là hư vọng, duy có chơn tâm là chơn thật, không sinh không diệt, không khứ không lai, xưa nay thanh tịnh bình đẳng như như, không hư vọng, không biến diệt, nên gọi là thật tưởng. Người nhớ tánh giác và sống được với tánh giác gọi là thật tưởng niệm Phật. Trong nhà thiền gọi "Trì hữu".


Thế nào là Quán Tưởng Niệm Phật? Quân Tướng Niệm Phật là quán tưởng y báo và chánh báo của Phật trang nghiêm. Thuận theo 13 pháp quản trong Quán kinh. Quân thuần thục lâu ngày khi đi đứng nằm ngồi, lúc nhắm mắt, mở mắt, cảnh quán đều hiện rõ tức là pháp quân đã thuần thục. Pháp quân nấy đã giảng rõ ở phần hai Diệu Quân Tư Tưởng Luận.


Thế nào là Trì Danh Niệm Phật? Trị Danh Niệm Phật là giữ cầu Nam Mô A Di Đà Phật mãi trong lòng. Khi đi đứng ngồi nằm cũng niệm Nam Mô A Di Đà Phát Niệm từ buổi mai thức dậy đến buổi tối khi vào giấc ngủ, niệm suốt ngày đêm không xen hở, mệm cho đến khi nào được nhất tâm bất loạn, gọi trì danh niệm Phật được thành tựu.


Hai pháp niệm Phật trên chúng ta sẽ trở lại ở tập Những Cánh Sen Hồng 9, trong tập nầy hành giả nhờ xưng niệm danh hiệu Phật mà được diệt tội, vãng sanh. Vì thế, chúng tôi đặc biệt giảng rõ cách niệm danh hiệu Phật đúng pháp, để từ đó hành giả muốn tu theo cửu phẩm vãng sanh thực hành cho đúng. Trước tiên hành giả phải có cách niệm đúng: Khi niệm câu Nam Mô A Di Đà Phật cần phải có:


Từng chữ từng câu rõ ràng rành rẽ, rõ từng chữ không trại không mờ, rành từng câu không lộn xộn. Tâm và miệng tương ứng, câu Nam Mô A Di Đà Phật phát khởi từ tâm ra miệng, từ miệng vào tai nghe rõ ràng, rồi lại về tâm. Tránh trường hợp miệng niệm mà tâm chạy theo vọng tưởng.


Niệm Phật phải chí thành tha thiết như con thơ nhớ mẹ miệng kêu mẹ mà tâm nhớ khôn nguôi. Nhiếp tâm ở câu Nam Mô A Di Đà Phật. Thực hành


đủ bốn cách nầy gọi là niệm đúng chánh niệm. Niệm phải đúng trọng tâm. Người niệm Phật với trọng tâm:


1.- Trói buộc tâm viên ý mã. Chúng ta hằng ngày tâm như ngựa chạy rong, ý như vượn chuyển cây không khi nào dừng nghỉ, làm tâm ý xao động như gió tạt đèn mờ không làm sao hiển lộ ánh sáng trí tuệ được. Vì vậy khi niệm Phật cốt yếu làm cho tâm định một chỗ, nên khi niệm Phật chỉ nhớ Phật, không cho tâm ý duyên theo quá khứ, hiện tại và vị lai mà phải ở ngay câu hiệu Phật gọi là chánh niệm, nên kinh dạy: "Di Đà chẳng rời đương niệm, Cực Lạc trước mắt lo gì".


2.- Tịnh ba nghiệp: Động cơ tạo nghiệp của chúng sanh có ba thứ Thân, Miệng và Ý. Thân thường tạo 3 nghiệp tội là sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Miệng thường tạo 4 nghiệp tội là nói dối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều và nói lời hung ác. Ý có 3 nghiệp tội là tham, sân, si. Để diệt trừ ba động cơ tạo nghiệp nầy, hành giả khi niệm Phật, thân ngồi ngay ngắn, miệng niệm Hồng danh, ý nhớ danh hiệu. Đồng thời hằng ngày cũng phải trừ diệt 3 động cơ tạo nghiệp nầy thì chắc được vãng sanh. Kinh dạy: "Ba nghiệp hằng thanh tịnh, đồng như Phật Tây Phương".


3.- Thu nhiếp sáu căn. Niệm Phật là một phương pháp thu nhiếp sáu căn về câu hiệu Phật. Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy: "Nầy A Nan! Cái làm cho ông sanh tử luân hồi là do sáu căn của ông, cái làm cho ông được Bồ đề, Niết bàn cũng là do sáu căn của ông". Vì vậy người niệm Phật là dùng câu hiệu Phật ngăn không cho sâu căn chạy theo sâu trần biến thành sáu thức, bằng cách dùng câu hiệu Phật cắt đứt không cho thêm một lần thấy biết gọi là bội trần hợp giác. 


4.- Trọng tâm người niệm Phật vì cầu phước báo trời người, hoặc vì cấu lai qua nạn khỏi, vì cầu con cháu được đỗ đạt thạnh vượng. Niệm Phật như vậy không đúng bản hoài của đức Phật. Vì phước báo chỉ là mũi tên bắn lên hư không, tận cùng rồi cũng rơi xuống. Niệm Phật trong tâm nguyện sanh về cõi Cực lạc, một đời thoát khỏi luân hồi, lần đến thành Phật.


Những bước hạ thủ: Làm bất cứ việc gì hoặc thái quá hay bất cập đều rơi vào cực đoan, việc làm không thể lâu bền. Vì thế, hành giả niệm Phật phải tuần tự tiến lên từ thấp đến cao, chớ vội muốn viên dung tự tại mà đạo nghiệp khó thành, thông thường có các bước sau đây:


Bước 1 Đa niệm tán thiện:


Bước nầy niệm nhiều, có ghi công cứ. Hành giả phải phát nguyện niệm Phật lần chuỗi ghi công cứ, thông thường hành giả phát nguyện niệm Phật mỗi ngày 2 giờ. Sáng từ 6 giờ đến 7 giờ, tối cũng từ 6 giờ đến 7 giờ tùy theo hoàn cảnh có thể thay đổi. Như thế, mỗi ngày niệm được 8.000 câu hiệu Phật. Niệm ghi được một số công cứ gồm 4.800.000 câu hiệu Phật là đủ.


Bước 2 Thời khóa định niệm:


Cũng y theo thời gian niệm ở trên nhưng áp dụng kiểm soát định niệm. Hành giả khi niệm dùng hai lon đậu một trắng một đen, khi niệm suốt một chuỗi tràng mà tâm trụ ở câu hiệu Phật, không nhớ quá khứ, không nghĩ tương lại, không đuyên hiện tại chỉ có câu Phát và ông cuối một chuối trăng ta lấy một hạt đầu cũng bỏ áo lon trống. Nếu khi đang niệm giữa chứng đống bà thời lên, hoặc theo quá khứ, hiện tại, vị lại, ta vẫn mêm nếp tục đến khi hết một chuỗi tràng, ta lấy một hạt đậu đến bỏ vào lon có hạt trắng trước. Khi mẫn thời khóa. nhưng ta kiểm soát nếu nửa trắng, nửa đen là khá, từ đó cố gắng tăng hạt trắng nhiều hơn đến khi được 90% hat gắng là định niệm thành công.


Bước 3 Lịch duyên đồi cảnh niệm:


Chúng ta đã thành công niệm thời khóa chúng ta vẫn giữ y như cũ, nhưng chúng ta tăng thêm nhiều thời, theo hoàn cảnh, theo duyên. Như sáng ta có một giờ đi bộ thể dục, ta áp dụng ngay niệm Phật trong khi đi bộ. khi ta ngồi vào bản may, chúng ta cũng áp dụng niệm Phật suốt giờ may, quét sân lau nhà cũng áp dụng niệm Phật, lật rau nấu ăn cũng áp dụng niệm Phật suốt thời gian làm việc. Từ sáng đến tối lúc ăn, ngủ, lúc làm việc đều áp dụng niệm Phật.


Bước 4 Khắc kỳ cầu chứng niệm:


Đã qua bước lịch duyên đối cảnh niệm, chúng ta chọn một đạo tràng tu chung, hoặc một thất nhỏ tu riêng. đã thất niệm Phật. Mỗi ngày thời khóa định niệm 5 thời cộng với đối cảnh niệm chuyên tu thời hạn 7 ngày. 21 ngày, 49 ngày đến khi thành tựu nhất tâm bất loạn từ 1 đến 7 ngày coi như đã thành biện việc niệm Phật. Khi lâm chung không có chướng nạn, Phật và Thánh Chúng rước về cõi Cực lạc.


Làm sao biết được nhất tâm bất loạn trong ngày? Kiểm soát 6 thời định niệm và các thời lịch duyên đối cảnh là hành giả biết trong ngày niệm Phật tâm không loan.


Pháp niệm Phật có rất nhiều, nhưng cổ đức tuyển chọn có ba pháp thù thắng.


* Phương pháp lão thật niệm Phật của Tổ Liên Trì. Ngài dạy: "Phương pháp lão thật niệm Phật nầy rất đơn giản, chỉ cần thành thật trong tâm trì giới niệm Phật thì việc vãng sanh thật dễ dàng. Niệm Phật có thể niệm thẩm, niệm cao tiếng hoặc niệm hòa hoãn đều được tùy theo hoàn cảnh mà sử dụng, như người nhiều hôn trầm niệm cao tiếng, cảnh ổn náo niệm thầm, tốt hơn hết là niệm hoà hoãn, không lớn không nhỏ, tiếng phát từ răng lưỡi gọi là Kim Cang Trì. Khi niệm mỗi câu từ miệng vào tai, mỗi tiếng đánh thức tự tâm, như người ngủ say, có người lay gọi chắc chắn người ngủ sẽ thức giấc. Do đó cốt yếu của pháp môn niệm Phật là phải nhiếp tâm. Vì thế, người lòng dạ ngay thẳng diệt ác niệm gọi là thiện nhân. Nhiếp tâm trừ tán loạn niệm Phật gọi là hiển nhân. Ngộ tâm dứt hoặc nghiệp niệm Phật gọi là Thánh nhân.


* Phương pháp sự tu, lý quán của Tổ Trí Húc, Ngài dạy: "Hành giả phải có đủ tin sâu, nguyện thiết rồi chuyên cần thực hành niệm Phật. Niệm Phật có sự tu: Hành giả dùng số châu làm phương tiện rồi dùng thời khóa mỗi ngày từ 2 thời lẫn đến 6 thời, không nên vội muốn viên dung tự tại mà niệm lực khó thành. Đồng thời dùng số công cứ làm cây gậy để tiến lên. Về sự tu, ngài có bài kệ: "Một câu Di Đà, nên niệm thế nầy, lần chuỗi trăm tám, dây dứt đổi dây. Một câu Di Đà, chẳng gắp chẳng huơn, lòng miệng khắn nhau, rành rõ luân chuyển. Một câu Di Đà, càng nhiều càng tốt, như người học bắn, tập mãi thời giỏi. Một câu Di Đà, như là cọ lửa, gỗ nóng phát khói, tạm dừng thời nguội. Một câu Di Đà, như cứu đầu cháy, gắng hết sức mình, cầu sen thượng phẩm. Về lý quán thì niệm đến diệt hết kiến tư hoặc, và trần sa hoặc sanh về Thượng phẩm.


* Phương pháp thập niệm ký số của Tổ Ấn Quang, Ngài dạy: "Phương pháp thập niệm ký số là phương pháp ghi nhớ số trong khi niệm Phật. Niệm từ câu một đến câu mười phải niệm được rõ ràng và ghi nhớ số được rõ ràng. Thí dụ: Ta niệm Nam Mô A Di Đà Phật nhớ một, rồi Nam Mô A Di Đà Phật nhớ hai. Khi niệm đến mười rồi trở lại từ một đến mười, mỗi hiệu Phật từ trong tâm và ghi số từ trong tâm, phải ghi được rõ ràng và nghe được rõ ràng, chắc chắn vọng niệm không do đâu mà có được, dần dần sẽ được nhất tâm bất loạn".


Nếu người bị sóng vọng niệm quá mạnh, chúng ta dùng pháp “thập niệm ký số" nầy để điều chế. Đó là phương pháp dùng toàn lực lượng đặt vào một danh hiệu. phưương tưởng muốn khởi lên cũng không theo kịp. Đây Dì phương pháp cứu cánh để điều phục những tâm khó điều phục đi đến nhất tâm. Có thực hành mới biết pháp môn nẩy mầu nhiệm, là căn bản của người nghiệp nặng được vãng sanh, và cũng nhờ nó mà thời mạt pháp vạn người tu vạn người được vãng sanh.


Ba phương pháp trên đây tuy hành trì có khác, nhưng có thể tu riêng mỗi pháp hoặc tu chung tùy theo căn cơ thích hợp mỗi người, không có pháp nhất định, hành giả cần phải uyển chuyển để tâm mình an lạc là thành công.


C. Trợ hành: Hành giả tu hành vạn thiện, tùy hỉ tùy năng lực bố thí tiền của, khắc in kinh điển, đắp tượng, xây tháp, lập chùa tu trai, cúng dường chư tăng. mãi mạng pháp sanh, xây cầu bồi lộ, giúp đói cứu nghèo, nhà thương dưỡng lão, cứu tai trị bịnh, thí trà thí thuốc. Ngoài ra cứu giúp mọi người bằng cách, mình bảo vệ quốc gia, dạy người bảo vệ quốc gia, mình thọ tam quy dạy người thọ tam quy, mình trì ngũ giới dạy người trì ngũ giới, tự mình niệm A Di Đà Phật dạy người niệm A Di Đà Phật, tự mình tụng đại thừa kinh điển dạy người tụng đại thừa kinh điển. Cho đến khai đại pháp hội, kiến lập đại pháp tràng. Tóm lại, phàm làm việc gì có nhiều lợi lành đều hồi hướng vãng sanh Cực lạc. Có như thế thì muôn thiện cùng về, đồng sanh Tịnh độ.


óm lại, người tu pháp môn Tịnh độ nấy phải có đủ tỉn, nguyện, hành. Như người vào trong kho tàng lấy vật báu. Lòng tin như con mắt và bản đồ biết chỗ nào có châu báu chỗ nào không - Nguyện như có đôi tay chắc có thể lấy được vật, và tay có thể giữ được vật. Hành như đôi chân khỏe mạnh có thể đi đến nơi để vật báu. Mắt tuy thấy rõ mà chân không đi đến nơi thì tay không thể lấy được châu báu. Chân khỏe có thể đi mà mất không sáng thì tay không lấy được gì. Mất thấy, chân đến nơi mà không có tay để cầm vật hoặc không muốn lấy đi thì cũng chẳng được gì. Như thế, mắt tay chân đồng thời vận dụng mới có thể lấy được vật báu. Vì vậy, không thể chỉ có tin mà không có nguyện hành; có nguyện mà không thể không tin hành; có hành mà không thể không tin nguyện. Nói rõ ra nếu khi có tin nguyện không thể không có hành, có nguyện hành không thể không tin, có tin hành không thể không nguyện. Tin nguyện hành như đỉnh 3 chân nếu thiếu một thì đỉnh đứng không vững. Người niệm Phật A Di Đà vãng sanh về thế giới cực lạc cần đủ tin, nguyện, hành kể trên.                 


 

Comments

Popular posts from this blog