DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN

 

CHƯƠNG 3

CHÁNH NHƠN TỊNH NGHIỆP

 

Người xưa thường nói: "Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu", điều đó được xem là lẽ tất nhiên của định luật nhơn quả. Nhưng thực ra, quá trình từ nhân đến quả phải trải qua biết bao giai đoạn, biết bao trợ duyên, nếu không có trợ duyên tốt, dù chúng ta có những hạt giống tốt, chưa chắc gì chúng ta có được kết quả như ý muốn. Một hạt giống muốn được nẩy mầm xinh tươi phải có nhiều thứ trợ duyên khác như đất, nước, thời tiết, độ ẩm, phân bón, ánh sáng và bàn tay chăm sóc... Ngược lại, nếu không có những duyên hỗ trợ, không những làm hạt giống không thể sanh sôi nẩy nở, mà còn làm cho nó lần bị suy mòn và tiêu diệt. Trong đạo Phật chúng ta, người muốn đạt thành quả vị vô thượng Bồ Đề phải có đủ phước và huệ. Trong kinh thường nói: phước huệ lưỡng toàn phương tác Phật - có nghĩa là: "Người tu hành phải có đủ chánh nhân tu phước và chánh nhân tu huệ mới có thể làm Phật" nếu thiếu một thì quả vô thượng Bồ Đề không thể thành tựu, như chim có một cánh không thể bay xa, có đủ hai cánh thì mặc tình tung bay trong khoảng trời cao bể rộng.

 

Người tu Diệu Quán hay Trì Danh có chánh nhơn quán tưởng hay Hồng danh thuộc về huệ công đức, nhưng thiếu chánh nhơn bà phước thuộc về phước đức thì Diệu quán cũng khó thànha pèn trước khi đạy Điệu quán, đức Phật dạy trước phải thực hành ba phước. Trong Quân Kinh, đức Phật dạy Bà Vì Để Hy: “Đức Phật A Di Đà cách đây không xa, Bà nên hết lòng chuyên niệm quán kỹ nước kia, tịnh nghiệp sẽ thành. Tà nay vì Bà và tất cả phàm phu ở đời sau mà nói rõ về chánh nhơn tịnh nghiệp. Muốn sanh về cõi Cực Lạc trước phải tu 3 thứ phước:


1.- Hiếu dưỡng cha mẹ, tôn thờ sư trưởng, lòng từ bị không giết hại, tu mười nghiệp lành.


2.- Gìn giữ ba quy y, đầy đủ các giới, không phạm oai nghi.


3.- Phát tâm Bồ Đề, tin sâu lý nhân quả, đọc tụng kinh điển đại thừa, khuyến tấn kẻ khác tu hành.


Ba việc phước như thế gọi là chánh nhân tình nghiệp. Bà có biết chăng! Ba món phước nầy là chánh nhơn tịnh nghiệp của chư Phật trong ba đời." Đức Phát cũng đã dạy trong kinh A Di Đà: "Không thể dùng ít cản lành, ít phước đức, ít duyên phần mà được sanh về cõi Cực Lạc kia". Tuy kinh nói có 3 nhưng chỉ cần một phước đức là đủ, vì người có căn lành và duyên phần hẳn người đó phải đủ phước đức. Do đó chỉ cần tu tập chánh nhơn tịnh nghiệp là đủ. Để hiểu rõ chánh như tịnh nghiệp nầy chúng ta cần phải khảo sát từng điểm một. (Xin tham khảo Những Cánh Sen Hồng số 5, trang 75-79)  



I. THẾ GIAN PHƯỚC


Thế gian phước có rất nhiều nhưng tóm lại có 3 điểm chính:


1.- Hiếu hạnh: gồm có hiếu dưỡng cha mẹ và tôn thờ sư trưởng.


- Thế nào là hiếu dưỡng cha mẹ?


Tục ngữ ta có câu: "Lên non mới biết non cao, nuôi con mới biết công lao mẫu từ". Công sanh thành dưỡng dục như trời cao biển cả, bổn phận làm con phải hết lòng báo đáp, nếu niệm Phật là điều cốt yếu của người tu Tịnh Độ, thì hiếu thảo với cha mẹ là gốc của muôn hạnh lành. Vì thế, trong kinh dạy: "Lòng hiếu là lòng Phật, hạnh hiếu há không phải là hạnh của Phật hay sao!". Muốn được đạo đồng chư Phật trước phải hiếu dưỡng mẹ cha. Trường Lư Trách Thiền sư dạy: “Một chữ Hiếu là cửa ngỏ của muôn hạnh lành". Hiếu có hai hạng là hiếu của người tại gia và hiếu của người xuất gia. Hiếu của người tại gia chú trọng về vật chất, hiếu của người xuất gia chú trọng về tinh thần.


Hiếu của người tại gia là trọn đời phụng dưỡng cha mẹ. Cha mẹ có yêu thương, dù vui mà không quên bổn phận, cha mẹ có ghét bỏ, dù cực nhọc cũng chẳng dám oán hờn. Cung phụng đầy đủ vật chất suốt đời. Về tinh thần người tại gia khuyên cha mẹ làm lành lánh dữ, ăn chay niệm Phật để hưởng phước về sau. Khi cha mẹ mất phải lo tang lễ vẹn toàn, cầu siêu làm phước hồi hướng. Đồng thời cũng noi theo chí hướng của cha mẹ chu tất mọi việc thiên mà cha mẹ chưa làm xong.


Hiếu của người xuất gia là lo hiếu dưỡng về phần tinh thần. Dù không được gần gũi cha mẹ, quạt nồng ấp lạnh, nhưng luôn luôn cầu nguyện cho cha mẹ khỏi vòng nghiệp lực, tinh thần thoải mái, khi lâm chung được giải thoát linh hồn. Người xuất gia vì chữ hiếu mà trước có gắng tự tu để được giác ngộ, sau đó độ cha mẹ về cõi tịnh an vui. Vì thế, các Ngài dứt hết ân ái, không luyến tục trần, hiểu rõ pháp yếu vô vị, nhưng không quên đồng tu muôn hạnh thiện.


Ngày xưa, đức Như Lai nửa đêm vượt thành xuất gia, đắc đạo nơi núi Tuyết, sau đó, lên cung trời Đao Lợi vì mẹ thuyết pháp. Tổ Huệ Năng để tiến cung cấp mẹ rồi sau đó mới đến thọ pháp nơi Ngũ Tổ Huỳnh Mai. Tổ Hoàng Nhẫn sau khi truyển pháp, cất nhà dưỡng mẫu và thờ mẹ hết lòng. Thiền Sư Trần Lục Châu hằng ngày dệt vải để nuôi dưỡng song thân. Lăng Pháp Sư đi tham vấn tha phương mà trên vai luôn luôn công mẹ. Nên biết, người xuất gia lấy pháp vô vì làm vui vẫn còn nhỏ ân sâu nghĩa nặng của cha mẹ, dù lìa tướng mà không quên lễ nghĩa ở đời. Chẳng phải chỉ báo ơn cha mẹ trong một đời mà phải báo ơn cha mẹ trong nhiều kiếp. Không phải chỉ cha mẹ của một thân nấy được độ mà tất cả phụ mẫu trong pháp giới cũng đều được độ thoát, đồng lên bờ giác. Như hoặc nhân duyên chưa đủ, cha mẹ chẳng chịu cho, nên làm hết bổn phận của người con hiếu tại gia, phải trả ơn mang nặng đẻ đau, vì tục tức là chơn, trái đạo làm người là sai vì chơn không lìa tục. Không lia chơn, tục đó là chỗ tu hành của Bồ Tát. Nếu chỉ biết thờ Phật mà không thờ cha mẹ thì không phải là đệ tử của đấng Giác Ngộ.


- Thế nào là tôn thờ sư trưởng?


Sanh thân ta là cha mẹ, dạy cho ta nên người là sư trưởng. Thực vậy, ở đời sư trưởng là người mở mang trí tuệ cho ta, tạo cho ta có một nghề nghiệp vững chắc, có một địa vị trong xã hội làm hiển Tổ vinh Tồng. Đối với người xuất gia, sư trưởng là bậc hướng đạo sư dẫn ra khỏi đường tối, là ngọn đuốc tuệ chiếu soi làm tan biến giấc mộng vô minh, là thuyền bè vớt chúng sanh khỏi bể khổ, là đôi mắt của Trời, người. Vì thế, ơn sư trưởng đối với người tu đồng như ơn cha mẹ, đức nặng tợ càn khôn. Do đó, người xưa dám bỏ thân mạng để cầu nửa bài kệ (tiền thân Phật), chặt một cánh tay (Huệ Khả) để cầu hỏi lý chơn thừa, đem thân làm tòa ngồi để thờ thầy, đạp chày vác đá (Huệ Năng) mà tiếp truyền Tổ vị. Sư trưởng đối với người tu là bậc khai tâm điểm đạo, mở con mắt huệ muôn đời, lấy tâm in tâm làm đèn linh mình lưu tru- yền nơi hậu thế, dù vậy, người tu cần phải có chánh kiến, thân cận minh sư, bạn hiển để học hỏi. Trường hợp không gặp được minh sư hướng dẫn, ta hãy lấy giới luật làm thầy, y kinh giáo tu hành cũng có thể thành tựu. Nếu may gặp được bạn hiển, mình sư, phải hết lòng thân cận. Muốn đền đáp công ơn sư trưởng, lúc thầy còn sanh tiền phải hết lòng phụng dưỡng như cha mẹ, hầu hạ sớm hôm, nhận rõ tâm tông để trên đến đáp ơn năng dưới cứu độ chúng sành lô nhi thấy đã khuất bóng, phải hết lòng nổi đèn tiếp lửa, làm rạng rỡ tông môn mới được gọi là một hiếu đồ.


2.- Từ hạnh: Là theo lòng từ bi của chư Phật ban vui và cứu khổ cho tất cả chúng sanh. Phàm người có lòng nhân không được giết hại sanh mạng súc sanh để ăn thịt. Có người cho rằng tôi chưa từng nhúng tay vào việc sát sanh, nhưng hằng ngày đều ăn thịt, tức hằng ngày ta nhờ người sát sanh. Nếu trong xóm làng mọi người đều không ăn thịt thì lò sát sanh phải dẹp, nếu chúng ta không còn ưa miếng thịt ngon thì sát trường hết tiếng kêu la.


Phật dạy: "Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh". Vì vậy, các loài vật đều có tánh linh, hiểu biết như chúng ta, chỉ vì nghiệp đời trước nặng nề làm thân hình có sai khác, nhưng chúng vẫn tham sống sợ chết, vẫn có tình thương con cái, bằng hữu đồng loại như chúng ta. Con người nhờ phước đời trước, có trí huệ khôn ngoan hơn chúng, tìm cách giết chúng lấy thịt để cung cấp cho ngon miệng, no bụng. Đến khi phước hết, oan gia sát nghiệp hiện ra, muốn cải hối cũng không còn kịp nữa. Huống chỉ trong thịt có nhiều độc tố và truyền nhiễm bệnh, người ăn thịt nhiều dễ bị đoản mạng, người ăn rau cải nhiều sức khỏe tráng kiện ít tật bệnh. Người tu theo đạo Phật, trọng tâm không giết hại là vì lòng từ bi, ban vui cứu khổ cho tất cả muôn loài. Chúng ta không nhẫn tâm thấy gà luộc trong nổi, cá nằm trên thớt mà chẳng động lòng! Lại nữa, chúng sanh từ vô thỉ đến nay luân hồi trong sáu nẻo, cha mẹ, anh em, vợ chồng, quyến thuộc thường sanh lên lộn xuống, oan gia gặp nhau trả vay, vay trả. Nếu ta sát sanh biết đâu ta đang giết lục thân quyến thuộc của chính mình. Trong Kinh dạy: "Đại thừa Bồ tát vì lòng đại bi sanh vào các loài." Chúng ta sát sanh biết đâu chúng ta sát hại Bồ tát, tội nặng vô cùng. Vì thế người tu Diệu quán cần phải ăn trường trai. Nếu ăn kỳ cũng phải dùng tam tịnh nhục, không được giết hại súc vật trong nhà để ăn thịt, và cũng không được giết hại các loài vật có tình thức, phải nuôi dưỡng lòng từ bi, giống từ bị càng được vun trồng thì đạo Bồ đề mới sớm viên thành.


3.- Thiện hạnh: Là những hạnh lành của pháp thế gian và xuất thế gian. Người muốn vượt qua ba cõi để chứng tam thừa không thể bỏ qua thiện hạnh. Căn bản của thiện hạnh là mười điều lành cũng gọi là thập thiện nghiệp. Sở dĩ chúng sanh bị luân chuyển trong lục đạo luân hồi là do hoặc (vô minh) tạo ra nghiệp (3 nghiệp) để nhận chịu quả khổ (thọ thân). Muốn dứt khổ trước phải dứt nghiệp, nghiệp đã dứt thì vô minh hoặc cũng từ đó mà dứt luôn. Vì thế, trong tất cả phương pháp Phật dạy tu hành đều nhằm dứt trừ nghiệp chướng. Động cơ tạo ra nghiệp là do thân, miệng và ý. Hành giả muốn tu thiện hạnh trước phải đường các nghiệp ác từ thân, miệng, rồi sau đó chuyến các ác nghiệp thành thiện nghiệp.


A. Dừng các nghiệp ác: Trước khi muốn đứng nghiệp ác, hành giả phải quán sát kỹ các động cơ tạo ác nghiệp. Có 3 động cơ nghiệp ác về thân gồm có sán sanh, trộm cắp, tà dâm Nghiệp ác về miệng gồm có nói đối, nói thêu dệt, nói lưỡi đôi chiều, nói lời hung ác Nghiệp ác về ý gồm có tham, giận và si mê. Người là đừng nghiệp là không làm những việc ác như không sát sanh, không trộm cấp, không tà dâm, không nói đối không nói thêu dệt, không nói lưới đôi chiều, không nói lời hung ác, không tham, không sẵn và không sử. Những hành động nấy chỉ ở trong phạm vi tiêu cực, chỉ có khả năng tự lợi, mà ít có việc lợi tha. Người không làm muối nghiệp ác trên gọi là tu đứng nghiệp (chỉ trì). Muốn trì thành mười nghiệp lành ta phải tu chuyển nghiệp.


B. Tu chuyến nghiệp: Trạng thái không làm đã là thiện nhưng chỉ ở trong phạm vi tiêu cực, muốn có đ phước đức vô lậu, phải chuyển từ không làm việc ác mà đổi lại còn làm việc thiện thì mới gọi là thiện nghiệp thực sự như


• Chuyến nghiệp sát sanh: Mục đích không sát sanh mở rộng lòng từ bi. Vì thế người tu đã không giết hại chúng sanh mà còn mua mạng phóng sanh, đồng thờ cũng ăn chay trường và khuyên mọi người cũng ăn chay như mình. 


• Chuyển nghiệp trộm cướp: Trong sâu hạnh của Bồ tát, hạnh thứ nhất là bố thì, người tu đã không trộm cướp mà còn đem tiến của bố thí cho những người kém phước hơn mình, luôn luôn theo hạnh từ bi hỷ xả. Đồng thời cũng thực hành những hạnh lành như tạo chùa đấp thương, cũng đường Tam Bảo. Đó là hành phước mà người tu Tịnh độ cần có


• Chuyển nghiệp tà dâm: Dâm dục là cội gốc của sinh tử luân hồi. Người tu tại gia chưa đoạn hẳn dâm dục nhưng không được phạm vào tà dâm, đã không tà đâm mà lúc nào cũng giữ chánh hạnh tiết dục. Người xuất gia thì đoạn hắn dâm dục. Tuy là người tại gia cũng phải tiết đục, tập tu tịnh hạnh lần đến tuyệt đục. Tuyệt đục là phương pháp bảo thọ trường sanh.


• Chuyển nghiệp nơi đồi, nói lưới hai chiều, nói thêu dệt và nói lời hung ác: Lời nói có tác dụng rất lớn, một lời có thể làm cho nước mạnh nhà yên, giàu sang vinh hiến, trái lại một lời cũng làm cho nhà tan nước mất, nguy hại đến nhiều người. Do đó, người tu chúng ta đã không nói dối mà luôn luôn tu hành chánh ngữ trong bát chánh đạo, không nói lưỡi đôi chiều mà luôn luôn nói lời hòa hợp, thường tu theo hạnh lực hòa, không nói lời thêu dệt mà luôn luôn nói đúng chơn lý, thực hành chánh kiến trong bát chánh đạo, không nói lời hung ác mà luôn luôn nói lời hòa dịu, sử dụng ái ngữ nhiếp trong từ nhiếp pháp. Có được như thế là ta chuyến ác nghiệp của khẩu thành thiện nghiệp. 


• Chuyển nghiệp tham, sân, si. Tham sân si còn được gọi là tam độc hơ là đầu mối dẫn chúng sanh vào nẻo luân hồi, nó tưới buộc chúng ta từ đời nầy sang đời khác, và cũng là cội gốc của phiền não nghiệp chướng. Vì thế người tu chúng ta đã không tham muốn mà còn phải tu hạnh thiểu dục trì túc, thực hành khổ hạnh dẹp bỏ tình trấn, ưa đời thanh tịnh; đã không hờn giận mà chúng ta luôn luôn dùng quán từ bì và nhẫn nhục làm phương châm sống cho chính mình; đã không si mê mà luôn luôn dùng trí tuệ để nhận ra chơn lý, lấy quán phân biệt để làm phương pháp đối trị. Người tu Tịnh độ nếu khéo dùng hạnh trì túc, nhẫn nhục và giới phân biệt để đối trị thì có thể chuyển ba nghiệp ác của ý thành thiện nghiệp.


Trong Quán Kinh sớ nói: Người thực hiện thế gian phước năng hồi hướng niệm Phật cũng được vãng sanh. Vì sao cần phải hồi hướng? Công việc làm có hồi hướng là công việc có mục đích rõ rệt nên dễ thành tựu. Như người muốn đậu cao khoa mới cố gắng dồi mài đèn sách, người muốn có áo ấm cơm no phải chịu dãi nắng dầm mưa. Cũng thế, người muốn được vãng sanh về cõi Phật A Di Đà phải đem tất cả công đức đã làm được đều hồi hướng vãng sanh Cực lạc. Người tu thế phước, tuy hằng ngày lo việc xã hội, thực hành hạnh hiếu, hạnh từ, rồi đem công đức đó hồi hướng cầu sanh. Khi lâm chung Phật sẽ rước về cõi Cực lạc. Vì sao phải niệm Phật? Trong Quán Kinh Phật dạy: "Hành giả vâng lời Thiện tri thức chỉ thành niệm Nam Mô A Di Đà Phật liên tiếp đủ 10 niệm, mỗi niệm trừ được tám mươi ức kiếp tội trọng sinh tử. Khi mạng chung người ấy thấy hoa sen vàng như mặt nhật hiện ra trước mắt. Trong khoảng một niệm liền được vãng sanh về thế giới Cực lạc.” Để có đủ 10 niệm lúc lâm chung, người tu thế thiện cần phải tập niệm Phật, hoặc trì chuỗi, hoặc thập niệm hằng ngày thì khi lâm chung lúc tứ đại rã rời, toàn thân đau nhức mới có thể chuyên được mười niệm. Tóm lại người tu thế phước biết niệm Phật hồi hướng chắc được vãng sanh. (Xin tham khảo Những Cánh Sen Hồng số 4 – 1999; trang 135-138)



II. GIỚI PHƯỚC


Giới phước là công đức do giữ giới mà được. Giới là những điều răn dạy, ngăn cấm, những qui luật mà đức Phật đã chế ra để hướng dẫn các đệ tử của Ngài đi vào đường ngay lẽ phải và tránh những hầm hố chông gai mà họ có thể bị rơi vào trên con đường đến quả giải thoát. Vì thế, giới cũng gọi là bảo giải thoát, như chiếc áo giáp che chở những mũi tên độc của bọn phiền não ma quân. Mục đích của người tu theo đạo Phật là làm thế nào để tâm được định, tâm không còn chạy theo vọng thức phiền não nữa thì trí huệ hiện bày, như ngọn đèn đứng yên thì tỏa ra ánh sáng, mặt nước dừng lặng thì mặt nguyệt hiện ra. Điểm then chốt để làm cho tâm được định hầu phát sanh trí huệ đó là giới. Giới như ống khói bảo vệ cho ngọn đèn đứng yên, như bức trường thành ngăn những trận cuồng phong dậy sóng. Do đó nhân giới mà sanh định, nhân định mà phát huệ, nên gọi là ba thứ học vô lậu của bậc thánh. Chính vì sự quan trọng như thế, nên khi sắp vào Niết Bàn, Đức Phật dạy hàng từ chúng phải lấy giới làm thầy. Giới luật có nhiều tầng bậc, nhiều căn cơ, tùy theo sự phát nguyện của người tu mà áp dụng. Tổng quát có hai loại giới luật là giới Tiểu Thừa và giới Đại Thừa. Phần giới luật nào nặng về tự lợi, có tánh cách tiêu cực, chỉ có mục đích tránh tội lỗi cho riêng mình thì gọi là Tiểu Thừa giới; phần giới luật nào nặng về lợi tha, có tánh cách tích cực thì thuộc về Đại Thừa giới.


Giới Tiểu Thừa hàng tại gia gồm có tam quy, ngũ giới và bát quan trai giới; hàng xuất gia gồm có Sa Di, Sa Di Ni mười giới, Thức Xoa có 6 điều học giới, Tỳ Kheo có 250 giới, Tỳ Kheo Ni có 348 giới.


Giới Đại Thừa hàng tại gia có tại gia Bồ Tát giới gồm 6 giới trọng 28 giới khinh, hàng xuất gia Bồ tát theo Kinh Phạm Võng gồm có 10 giới trọng và 48 giới khinh.


Người thực hành giới phước phải: Thọ Tam quy, trì đủ các giới, chẳng phạm oai nghi.


1.- Thế nào là thọ Tam quy?


Thọ là nhận lấy một cách hài lòng, gìn giữ một cách chặt chẽ, tam là ba, quy là nương về. Tam Quy nối cho đủ là quy y Tam bảo, là nương về ba ngôi quí báu Phật, Pháp và Tăng. Ở đời cho vàng ngọc là quí báu, nhưng đem so sánh với mạng sống con người thì không vật gì quí báu bằng, nếu có người dương số đã tận, có gì giúp họ sống thêm được chừng năm mười năm là họ có thể đổi hết tài sản ngọc ngà châu báu. Còn Phật, Pháp, Tăng có khả năng dẫn dắt con người ra khỏi vòng sống chết, thọ mạng vô lượng nên không có gì quí báu cho bằng!


A. Vì sao phải nương về Đức Phật? Tất cả chúng sanh trong ba cõi đang trầm luân trong bể khổ sanh tử, mà Đức Phật là một bậc hoàn toàn giác ngộ, từ bị vô lượng, phước huệ vô biên, đức hạnh viên mãn. Ngài đã thoát ngoài vòng sanh tử, chứng quả niết bàn, với hoài bảo dẫn dắt chúng sanh ra khỏi sanh từ trầm luân. Nếu chúng sanh nào muốn thoát khổ sanh tử luân hồi, chứng quả niết bàn, cần phải nương về với Ngài, vì Ngài là người có đủ kinh nghiệm và sáng suốt.


B. Vì sao phải nương về Chánh Pháp? Chánh Pháp là ngọn đuốc đưa đường, là hồi chuông cảnh tỉnh cho những khách đi trong đêm tối và những người đang chìm trong giấc mộng muôn đời. Suốt 49 năm thuyết pháp, Đức Phật tùy bệnh cho thuốc, Ngài đã nói ra nhiều phương pháp có công năng đưa chúng sanh ra khỏi bể khổ sanh tử, đến bờ giải thoát an vui. Đây là những lời vàng ngọc làm khuôn mẫu cho mọi người noi theo.


C. Vì sao phải nương về với Tăng? Phật như một cây đần có thùng bằng gỗ quí có thể phát ra những âmthanh siêu việt, giáo pháp của ngài như những sợi dây đần thật tốt có tiếng ngân không cùng. Cây đần dù hoàn hảo đến đâu mà không có ngón tay điêu luyện của bậc tài hoa thì cây đàn cũng trở nên vô dụng. Tăng là một đoàn thể xuất gia thanh tịnh hòa hợp, là những người tu hành theo giáo pháp của Phật, tình nguyện đem giáo lý của Phật đến với chúng sanh, cho nên, người Phật tử cần phải nương về.


Vì những lý do trên, bước đầu người tu giới phước là phải quy y Tam bảo.


2. Thế nào là thọ trì đủ các giới?


Người tu Tịnh độ phải giữ đầy đủ các giới mà mình đã thọ, không cho phạm hay sai sót. Nếu lỡ có phạm phải nhất tâm sám hối. Vì vậy nên mỗi nửa tháng phải đối Phật sám hối và tham dự bố tát. Nếu thấy mình bị phạm giới trọng phải xin giới sư cho phát lỗ sám hối, hoặc sám hối cho đến khi nào thấy tướng tốt mới thôi. Muốn thọ trì đầy đủ các giới ta phải biết rõ trình tự như sau: Người tại gia bắt đầu phải thọ Tam quy rồi mới thọ Ngũ giới (sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối và uống rượu). Kế đó thọ bát quan trai giới (ngoài năm giới trên. thêm giới không trang điểm, không ca múa hát xưởng, không nằm giường cao tốt, không ăn phi thời, đổi giới tà dâm bằng không dâm dục). Tiến lên một bước nữa thọ tại gia Bồ tát giới (6 trọng, 28 khinh). 


Người xuất gia bắt đầu thọ giới Sa Di (10 giới) Giới Tỳ Kheo (250 giới) và giới Bồ tát (10 trọng, 48 khinh). Riêng bên Ni trước thọ Sa Di Ni (10 giới) Thức Xoa (sáu học giới) và Tỳ Kheo Ni (348 giới) và Bồ tát giới (10 trọng, 48 khinh như bên Tăng).


Người tại gia hay xuất gia khi đã thọ giới rồi phải nghiêm trì thật đầy đủ.


3. Thế nào là chẳng phạm oai nghi?


Đây là phương pháp áp dụng giới luật tùy theo mỗi phương pháp tu hành. Oai nghi đây chỉ bốn phạm vi hoạt động của người tu, trong mỗi phạm vi đều có phép tắc điều hòa phù hợp làm cho thân, khẩu, ý được thanh tịnh, an lạc. Bốn oai nghi đó là khi đi, đứng, nằm, ngồi đều có dáng điệu để phù hợp và không tổn đến oai đức.


Người tu theo giới luật, Sa Di phải có đủ 24 oai nghi, Tỳ Kheo phải giữ ba ngàn oai nghi tám muôn hạnh nhỏ.


Người tu theo Thiên Thai tông có lịch duyên tu chỉ quán.


Người tu theo Mật tông đi, đứng, ngồi, nằm đều trì kệ chú.


Người tu theo Giáo tông khi trì tụng kinh điển phải thu nhiếp ba nghiệp.


Người tu theo Tịnh độ tông trong lúc đi, đứng, nằm, ngồi đều nhiếp tâm niệm Phật. Khi niệm Phật thân tướng đoan nghiêm là thân nghiệp thanh tịnh, miệng niệm hồng danh là khẩu nghiệp thanh tịnh, ý chuyên chú vào hiệu Phật là ý nghiệp thanh tinh. Trọn ngày ta giữ ba nghiệp thanh tịnh thì đồng với Phật ở Tây phương đâu có khác gì. Như thế, chẳng phạm oai nghi là phương pháp diệt nghiệp hữu hiệu của người tu Tịnh độ.


Người muốn vãng sanh phải tu phước và huệ. Giới là cội gốc của phước lành, nếu không có giới thì không nhơn đâu mà có định huệ. Dù vậy, trì giới cũng tùy theo khả năng và hoàn cảnh. Người tại gia trì giới rất khó vì có nhiều ác duyên trói buộc. Vì vậy hành giả phải tuần tự từ thấp lên cao, đồng thời cũng khuyên những người trong quyến thuộc cùng trì mới tiến lên dễ dàng hơn. Bước đầu, hành giả động viên người trong gia đình thọ tam qui, ngũ giới, tiếp theo đó mỗi nửa tháng lên chùa thọ bát quan trai giới tu tập niệm Phật. Hằng ngày khi ăn cơm ta tập thói quen cùng nhau niệm Phật. Trong khi làm Phật sự cũng như ăn chay, hành giả phải làm gương trước, dần dần lôi kéo người chung quanh đồng tu thì việc làm sẽ dễ dàng hơn. Người xuất gia lấy giới làm thầy, nên cần phải nghiêm trì không cho sai phạm. Dù tại gia hay xuất gia trong lúc tu giới thiện phải phát nguyện vãng sanh về Cực Lạc. Cổ Đức thường dạy: "Tu hành không nguyện đạo quả khó thành" Nguyện là động cơ chính đưa hành giả về cõi Cực Lạc. Đồng thời cũng thường trì kinh Tịnh độ để hiểu rõ y báo và chánh báo của cõi Cực Lạc trang nghiêm và chuyên niệm danh hiệu Phật A Di Đà thì tôi diệt phước sanh, dễ dàng sanh về Tịnh độ.


(Xin tham khảo Những Cảnh Sen Hồng số 2 -1997; trang 119-121).




III. XUẤT THẾ GIAN PHƯỚC


Xuất thế gian phước là nhân phước có khả năng đưa hành giả ra khỏi cuộc đời ô trược nầy. Theo nghĩa rộng người xuất thế là người ra khỏi nhà lửa ba cõi và phiền não trần lao để về cảnh giới Niết bàn hoặc Cực Lạc. Phước xuất thế là nhơn vô lậu để thoát vòng sanh tử, người đã gieo nhân xuất thế thì không trở lại tam giới nữa. Do đó trước tiên hành giả phải có mục tiêu lý tưởng để phát tâm, đó là quả Vô Thượng Bồ đề. Đã có mục tiêu để tiến đến, trước tiên hành giả phải tin chắc chơn lý nhân quả, muốn lòng tin được kiên cố phải dứt hết mọi nghi vấn bằng cách đọc tụng kinh điển Đại thừa, tự tìm một bản đồ thật chính xác để thẳng tiến vào mục tiêu. Đồng thời đem những điều mình đã biết, đã làm khuyên tấn những người chung quanh cùng được lợi ích như mình, thì phước đức mới được viên mãn. Như thế, xuất thế gian phước là phước đức vô lậu mà người vãng sanh về Tịnh độ phải có đủ. Muốn được thành tựu viên mãn xuất thế phước chúng ta cần phải khảo sát kỹ từng điểm một.


1.- Thế nào là mục tiêu để người tu xuất thế phước phát tâm?


Phát tâm là khởi lên lòng quyết thực hiện để đạt đến mục tiêu. Mục tiêu chính vếu của người tu là quả v vô thượng Bồ đề. Hoài bão của đức Thích Ca Mâu Ni là muốn chúng sanh được thoát hẳn ra ngoài vòng sanh tử, khổ đau. Những hàng Thanh văn được vô dư y niết bàn nhưng chỉ mới diệt được phân đoạn sanh tử trong tam gòn vẫn còn ở trong biến dịch sanh tử. Bồ tát tuy thoát phần đoạn và biến dịch sanh tử nhưng vẫn còn mê muối khi cách ấm, chỉ có Phật mới thoát hẳn sanh tử. Vì vậy người tu phải lấy Phật quả làm mục tiêu cứu cánh, đứn hẳn sinh tử cho mình và cứu độ chúng sanh. Người từ Tịnh độ phát tâm vô thượng Bồ đề là quyết tâm tu hành được vãng sanh về cõi Tịnh độ Cực lạc, và trong một đời được viên mãn quả vị vô thượng Bồ Đề.


Cửa cốt yếu vào đạo trước phải phát tâm, việc cốt yếu tu hành trước phải lập nguyện, nếu không lập nguyện bền chắc thì tâm phát không rộng lớn, dù trải qua nhiều kiếp vẫn còn y nguyên trong nẻo luân hồi. Vì thế, người phát tâm, lập nguyện phải thực hiện đúng cách mới có kết quả tốt, nên Tình Am pháp sư trong Văn Phát Tâm Bồ Đề có chỉ ra những điều phát tâm đúng như sau:


Thế nào là phát tâm đúng? Như chúng ta biết quả vị vô thượng Bồ Đề là quả vị Phật, vì vậy người phát tâm phải có lòng chơn chánh rộng lớn và viên mãn.


Người tu không màn danh lợi, không tham cảnh vui, không cầu quả phước, chỉ vì thoát ly sanh tử, lợi mình lợi người mà phát tâm Bồ Đề, phát tâm như thế gọi là CHÁNH.


Người tu mỗi niệm trên vì cầu thành Phật, dưới vì độ chúng sanh, nhìn quả vị Bồ đề cao mà không khiếp sợ, thấy loài hữu tình khó độ mà chẳng sờn lòng. Tâm bền vững như lên núi quyết đi đến đỉnh, như leo tháp chín từng quyết đến từng chót, phát tâm như thế gọi là Chơn.


Người tu thấy chúng sanh được giải thoát hết, nguyện mới hết, đạo Bồ Đề thành, nguyện mới thành, phát tâm như thế gọi là Đại.


Người tu biết chúng sanh và Phật đều trong tự tánh, nên nguyện độ, nguyện thành, tu công đức không thấy mình có tu, độ chúng sanh không thấy chúng sanh được độ, phát tâm như thế gọi là Viên.


Tóm lại, người phát khởi tâm quyết chứng quả vô thượng Bồ Đề là người muốn thoát ly sanh tử, trên cầu thành Phật, dưới cứu độ chúng sanh, quyết tâm thực hiện kỳ cùng, không phải vì vui riêng mà vì giải thoát cho mình cho tất cả mọi người, phát nguyện rộng lớn độ tất cả chúng sanh. Người phát tâm như thế mới gọi là chơn chánh, rộng lớn, viên mãn.


2.- Thế nào là tin sâu lý nhơn quả?


Nhân là nguyên nhân, quả là kết quả. Như ở thực vật, hột giống là nhân và trái là quả. Luật nhân quả trùm khắp mọi vật: về vật chất gồm những vật vô tri, thực vật. động vật và con người; về tinh thần gồm tất cả hành vì và tư tưởng, không có một vật nào vượt ra ngoài nhân quả. Trong Kinh Ưu Bà Tắc giới nói: "Người muốn được pháp thể giải thoát phải chí tâm nghe pháp, sau khi nghe rồi thọ trì: nghe cảnh khổ của ba đường dữ, kính sợ đến nỗi dựng lông, mọc ốc, khóc lóc ra nước mắt; rồi kiên trì trai giới, cho đến một tội rất nhỏ cũng không dám phạm, nên biết người ấy được pháp thể giải thoát". Qua đoạn kinh trên cho thấy người tin nhơn quả chắc được giải thoát, sở dĩ người thấy cảnh khổ của ba đường dữ mà quá lo sợ, vì mình biết chính mình đang tạo nhơn khổ ba đường làm sao thoát khỏi quả khổ; nếu biết gieo nhơn khổ có quả khổ thì phải nên giữ giới thanh tịnh, biết có nhơn quả thì giáo lý nhất định thọ trì. Vì vậy, người tin sâu lý nhơn quả là người sẽ được đến Niết bàn.


Người tin sâu lý nhơn quả là người biết làm chủ cuộc đời mình, tin mình là kẻ sáng tạo, có một sức mạnh vô cùng quý báu, làm cho con người dám hoạt động, dám hy sinh, hăng hái làm điều thiện, vì họ biết rằng những hành động tốt đẹp là cái nhân quý báu đem lại những kết quả tốt đẹp. Nhờ tin vào luật nhơn quả mà người Phật tử không còn mê tín dị đoan, không còn chạy theo nhờ người khác, mà biết chắc chắn kết quả là do tự mình gây nhân. Đồng thời người tin nhân quả áp dụng trong việc tu hành rất có nhiều lợi lạc, biết áp dụng trợ nhơn và thuận nhơn, từ đó việc tu sẽ có kết quả mau chóng. Như người niệm Phật biết niệm Phật là nhơn, vãng sanh là quả, nếu áp dụng tu phước làm trợ nhơn, thì niệm Phật chánh nhơn sẽ thành thắng nhơn, phước và huệ hoàn hảo sẽ dễ dàng tiến về Phật quả.


3. Thế nào là đọc tụng kinh điển Đại Thừa


Kinh điển Đại Thừa luôn luôn chỉ thẳng Phật tánh, nên người đọc tụng cần phải biết rõ giáo pháp của Phật chỉ có một vị là vị giải thoát, mà mục đích của kinh điển Đại Thừa là mở bày chỉ cho chúng sanh ngộ vào tri kiến Phật. Nói một cách khác là chỉ cho chúng sanh ngộ vào Phật tánh của chính mình. Phật tánh của chúng sanh vốn không có hình tướng, tuyệt cả đối đãi, vượt khỏi không gian và thời gian. Thoát ngoài vòng ngôn ngữ văn tự, dứt hẳn phân biệt, suy luận. Nó hằng có mặt trong chúng ta mà chúng ta không hề biết nó. Thể nó vốn không hai, nói thân không nhằm, nói tâm không trúng vì nó là trung đạo. Vì vậy, người muốn thấy nó cần phải khéo léo nhận ra từ những nơi lưu lộ mà kinh điển Đại Thừa luôn luôn đưa chúng ta nhìn thẳng vào mặt thực của nó.


Trọng tâm của việc đọc tụng: phàm hành giả muốn tu hành đến kết quả là phải có niềm tin vững chắc mà đọc kinh cốt là để dứt nghi; nghi tình đã dứt, lòng tin mới vững bền. Như người tu Tịnh Độ muốn đến Tây Phương cần phải có trí huệ, dứt nghi sanh tín, phát nguyện vãng sanh. Phật tánh của chúng sanh như hạt châu trong chỗ tối, nếu không có ánh đèn của kinh điển đai thừa chiếu vào, không ai thấy được chỗ quý báu đường phủ bụi trần, nếu không có phương tiện lau chùi gưch hết nhơ, ánh sáng làm sao hiển lộ. Vì thế muốn dân trừ ba nghiệp để được nhất tâm, cần phải cung kính đọc tung kinh văn, nghiên cứu mùi vị ý thánh, đi sâu vào yếu chỉ các kinh, rộng tham cứu huyển môn của Chư Phật Như cây quế ở trên núi cao chỉ có mây sương mới có thể bám vào, hoa sen ở trong sóng nước nên bụi không làm đơ lá. Tuy tánh sen vẫn luôn tỉnh sáng, chất quế vẫn tinh nguyên, chỉ vì nó ở chốn cao tột nên vật dơ không thể bám vào. Cây cối vô tri nhờ chỗ tốt mà có phẩm chất, Tánh người vốn thiện, cần phải có trí huệ để tự mình gây nhơn trong tâm để chứng Phật tâm. Trí tuệ có ra đều nhờ kinh điển trang bị. Vì thế, Tổ Thiên Thai tụng kinh Pháp Hoa khoát nhiên đại ngộ và thấy Hội Linh Sơn vẫn chưa tan. Ngài Khuê Phong đọc Kinh Viên Giác mà tâm địa sáng trưng. Tổ sư Phổ Am đọc Kinh Hoa Nghiêm hiểu rõ ý chỉ, ngộ đạo quên tình. Tổ Huệ Năng nghe kinh Kim Cang liền thấy được bản lai diện mục. Chỗ đạt ngộ của Tiên Đức đều do đọc tụng kinh điển Đại Thừa. Chúng ta tu pháp môn Tịnh độ niềm tin vốn đứng đầu, vì thế, chúng ta phải hết lòng nghiên cứu. (Xin tham khảo những Cánh Sen Hồng số 5; trang 137-139)


4.- Khuyến tấn hành giả


Pháp môn niệm Phật là pháp môn đại thừa viên đốn, hành giả tu pháp nầy phải phát tâm Bồ đề của bậc Đại Thừa Bồ Tát, phải có lòng vị tha, lấy bố thí làm chánh hạnh. Có tiền đem giúp đỡ mọi người, gây thiện cân thế gian gọi là tài thí, một lòng thực hiện chánh nhơn không hề lui sụt gọi là vô úy thí, đem sự hiểu biết và chỗ tu tập của mình, chỉ bảo người khác cùng tu, cùng được vãng sanh gọi là pháp thí. Pháp thí nầy là công đức vô lậu mà người tu cần phải thực hành. Trong kinh Kim Cang Phật dạy: "Nầy Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào đem bảy báu chất đầy hằng hà sa cõi Tam Thiên thế giới dùng để bố thí, phước đức của họ có nhiều chăng? Tu Bồ Để thưa: "Bạch Thế Tôn rất nhiều." Phật bảo: Nẩy Tu Bồ Đề! Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào ở trong Kinh Kim Cang nầy chỉ cần thọ trì bốn câu kệ, vì người khác giảng nói, công đức người giảng nói còn to hơn người bố thí kia. Thật vậy, bố thí bằng vàng bạc vật thực tuy có phước đức nhưng là thứ phước đức hữu lậu có đó rồi mất, sao bằng phước đức vô lậu miên viễn hằng còn. Ví như người bố thí cơm gạo, người nhận thí sẽ nó được một ngày, người thí thuốc giúp người an ổn một thời, nhưng cuối cùng vẫn nằm trong sanh già bệnh chết. Người khuyên kẻ khác tu hành, cố gắng tỉnh tấn để được vãng sanh về cõi Cực Lạc, tuổi thọ vô biên thì người khuyên công đức cũng vô biên.


Trong kinh dạy: "Người đem hết bảy báu trong 4 châu thiên hạ cúng dường Phật, Bồ Tát, Thinh Văn, Duyên Giác sẽ được phước đức rất nhiều, nhưng không bằng khuyên người niệm Phật một tiếng, phước niệm Phật còn lớn hơn phước cũng dường kia." Người khuyến tấn kẻ khác niệm Phật là người làm theo tâm Phật, nghe lời Phật dạy, khuyên người tiến tu, đồng với chánh giác, nên công đức trở thành vô lượng. Người tạo phước đức hữu lậu, tuy cũng có kết quả, nhưng hạn hẹp trong vòng luân chuyển, đâu bằng dùng pháp thí đưa người ra khỏi tam giới, chứng quả chân thường, công đức ấy đâu thể so sánh trong muôn một. Tài thí như ngọn đèn chỉ thắp sáng đủ một phòng, pháp thí như mặt nhật chiếu khắp cả đại địa. Thương người mà không khuyến tấn tu hành là vô tình để cho họ nhiều kiếp chịu khổ sanh tử. Người niệm Phật mà còn khuyên người khác niệm Phật, đời nấy được gọi là báo Phật thâm ân. Người tu tịnh nghiệp phải có lòng từ bi, rộng trải mây lành cần nên nhớ kỹ, kẻ niệm Phật phải theo bi nguyện rộng kết tịnh duyên, lấp cạn sông ái, vượt khỏi bể khổ, đồng về Cực Lạc, đồng báo Phật ân.


Tất cả chúng sanh từ vô thỉ đến nay, do một niệm bất giác vô mình mà luân chuyển mãi trong vòng sanh tử. Một đời sống nầy chấm dứt thì một đời sống khác lại bắt đầu. Cái chết mang thân nầy đến đoạn cuối, nhưng đời sống chính nó lại tiếp tục mãi mãi và những thân nấy tiếp nối với những thân khác không bao giờ dứt Sanh từ trong tam giới là con đường nguy hiểm, sống lâu vô lượng ở cõi Cực Lạc là quê hương thường trụ vĩnh viễn, nếu người muốn có cuộc sống an lành cần phải ra khỏi cõi Ta Bà nguy hiểm, cách thoát ly duy nhất là hành giả phải tu nhân tịnh nghiệp, vì đây là cái nhân xuất thế của Chư Phật ba đời. Đã có nhân tịnh nghiệp rồi chí tâm hồi hướng liễn được vãng sanh về thế giới Cực Lạc.


Trong Quán Kinh sớ, Tổ Thiện Đạo dạy: "Trong ba món tịnh nghiệp nầy hoặc có người chỉ thực hành thế gian phước hồi hướng cũng được vãng sanh; hoặc có người thực hành trì giới phước hồi hướng Cực Lạc cũng được vãng sanh; hoặc có người thực hành xuất thế phước hồi hướng Cực Lạc cũng được vãng sanh; hoặc có người thực hành thế phước và giới phước hồi hướng Tịnh độ cũng được vãng sanh; hoặc có người thực hành giới phước và xuất thế phước hồi hướng Tịnh độ cũng được vãng sanh; hoặc người thực hành đủ Ba phước hồi hướng Tịnh độ liền được vãng sanh. Trái lại người không thực hành ba món phước nầy gọi là hàng thập ác, tà kiến, xiển để."


Đức Như Lai vì sanh tử là một việc lớn mà xuất hiện nơi đời. Hàng phàm phu thì chịu khổ trong phần đoạn sanh tử, hàng Nhị Thừa vẫn bị chi phối trong biến dịch sanh tử, hàng Bồ Tát quyền thừa vẫn còn sợ hôn mê khi cách ấm, chỉ có Phật quả mới hoàn toàn thoát ly sinh tử mà thôi. Vì thế, người muốn thoát ly sanh tử, con đường thù thắng nhất là vãng sanh về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà. Vì nơi ấy, nhân dân sống lâu vô lượng, liên hoa hóa sanh, ở trong chánh định tụ, vào Vị bất thối, trong lúc đó thắng duyên, thắng cảnh bên ngoài hộ trợ, nào là hóa cấm thuyết pháp, gió thổi cây reo vang ra tiếng mẫu dạy người niệm Phật Pháp Tăng, lại còn làm bạn với Bồ tát bất thối. Chủng tử phiền não không còn cơ hội hiện hành, lần bị tiêu diệt. Sống trong thời có Phật A Di Đà đang thuyết pháp, chắc chắn không còn lui sụt, chắc chắn một đời thành mãn quả vị vô thượng Bồ Đề.


Hành giả trong lúc thực hành chánh nhơn tịnh nghiệp, nếu hồi hướng cũng được kết quả vãng sanh. Đây là một đặc điểm của người tu chánh nhân tịnh nghiệp của pháp môn Tịnh độ.


 

Comments

Popular posts from this blog