DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN
CHƯƠNG 9
NGUYÊN LÝ VÃNG SANH
Vừa qua, trong ba phẩm Hạ được vãng sanh đều là hạng ác nghịch, trọn đời không có việc ác nào mà không tạo, nhưng khi lâm chung gặp thiện tri thức chỉ cần 10 niệm liên tục liền được vãng sanh. Điều này trái với kinh điển, vì trong Kinh Đại Thừa nói: "Nghiệp đạo như cái cân, chỗ nào nặng thì kéo về đó trước". Như vậy, người nghiệp nặng ở đây có năng lực nào giúp họ thoát vòng địa ngục được sanh về Tịnh độ; là người niệm Phật nguyện vãng sanh chúng ta cần phải biết rõ nguyên lý của năng lực đó.
Phật pháp làm sáng tỏ pháp nhân duyên sinh, có hai thứ năng lực là năng lực có thể nghĩ bàn và năng lực không thể nghĩ bàn. Thế nào là năng lực có thể nghĩ bàn? Năng lực nào y theo nhơn nào có quả đó, tạo nghiệp gì thì cảm lấy quả báo đó, có các cảnh gì thì khởi những tâm gì, có tâm gì thì hiện ra cảnh gì, do cái gì huân tập thành cái thứ gì, do cái thứ gì huân tập hiện ra. Đây là phép tắc thông thường của nhơn quả, có thể dùng tâm thức nghĩ bàn phân biệt. Do đạo lý nhơn quả thông thường này mà người tạo ra thượng phẩm ngũ nghịch, thập ác phải bị đọa vào địa ngục, tạo nghiệp trung phẩm ngũ nghịch, thập ác phải đọa vào ngạ quỷ; tạo nghiệp hạ phẩm ngũ nghịch, thập ác phải đọa vào súc sanh. Thực hành hạ phẩm ngũ giới, thập thiện cảm quả báo Tu La; thực hành trung phẩm ngũ giới, thập thiện được sanh vào nhân đạo; thực hành thượng phẩm ngũ giới, thập thiện được sanh về cõi trời lục dục; thực hành thượng phẩm ngũ giới, thập thiện lại thêm tứ thiển, bát định có thể sanh về cõi trời sắc và vô sắc giới. Quán lý Tử đế, tu Tứ niệm xứ, Tứ chánh cần, Tứ như ý túc, Ngũ căn, Ngũ lực, Thất giác chi, Bát chánh đạo, có thể thoát sanh tử và chứng được quả Thanh Văn. Quán sự sinh khởi của 12 nhân duyên, từ duyên khởi lưu chuyển môn vào hoàn diệt môn, do vô minh diệt trí hành diệt cho đến lão tử diệt mà được giải thoát chứng quả Duyên Giác. Thực hành lục độ hoặc thập độ mà thành tựu quả Phật.
Những điều kể trên cho thấy tạo nghiệp nhơn của ba phẩm thập ác nên cảm cái quả sanh vào ba ác thú, do tạo các nhơn ba phẩm ngũ giới, thập thiện mà cảm cái quả sanh vào ba thiện thú; do tu cái nhơn xuất thế tam thừa mà cảm được ba thừa thánh quả. Đây là do gieo các nghiệp nhơn gì sẽ thành các quả báo đó. Tất cả đều căn cứ vào năng lực có thể nghĩ bàn mà nói đến. Muốn thành tựu những quả gì cần phải tạo những nhơn đó và các duyên. Ở trong các duyên nầy có thể phân ra thắng duyên, biệt duyên, thuận duyên, nghịch duyên. Nói chung tất cả đều là cái quả thành tựu do năng lực nhơn duyên có thể nghĩ bàn.
Xin đem một thí dụ để chứng minh: Như có một người muốn có được cơm ăn, áo mặc, chỗ ở phải do sự lao lực cần khổ mới có, mỗi người muốn có nhiều vật chất để hưởng dùng, cần phải có nhiều sự lao nhọc cần khổ. Đây là lẽ chắc thật có thể tính toán được, đó là những lý lẽ thông thường của nhơn quả. Nhưng đôi khi chúng ta có nhiều sức cần lao như làm ruộng chưa chắc có kết quả đúng, vì thủy tai ngoài ý muốn của mình. Những việc làm bình nhật của mình bị một trận thủy tai là tiêu hết. Lúc ấy chúng ta cần sự cứu cấp của người khác, lúc ấy chúng ta không chịu nhiều cực khổ vẫn được cứu cấp đầy đủ. Vì thế, tiến thêm một bước nữa, chúng ta bàn về lý nhơn duyên không thể nghĩ bàn sản sanh ra kết quả. Y theo pháp tướng trong Phật pháp nói về năm thứ không thể nghĩ bàn như sau:
1.- Định lực - Tam muội lực - không thể nghĩ bàn
Nếu có người tạo thành Thiền định nghiệp, y theo tư nghị lực đương nhiên không thể chuyển, chỉ cần y theo Tam muội gia trì lực, liền được giải thoát. Chẳng qua định nghiệp có cạn sâu chẳng đồng, Bồ tát từ Thất địa về trước và định lực của người trời, Thanh văn, Bích chỉ Phật đều có hạn lượng, tuy đã có định lực không thể nghĩ bàn có thể biến chuyển cảnh tướng, mà chưa chắc có được thật dụng; Bồ tát đạt đến địa vị từ Bát địa sắp lên mới được sức định tự tại, do định lực có thể chuyển biến tất cả. Như có thể làm cho nước chuyển thành lửa, đất chuyển thành hư không, tất cả công cụ hại người chuyển thành công cụ ích lợi cho người, cảnh khổ địa ngục y theo định lực gia trì có thể thành trong mát, nghiệp báo bức bách có thể thành an lạc. Những cảnh biến đổi nầy không phải chỉ có hình tướng mà còn được thực dụng hoàn toàn.
2.- Thông lực không thể nghĩ bàn
Thông lực là chỉ cái công dụng phát khởi của định huệ. Từ Bát địa trở về trước, định lực và thông lực có sai khác, do định lực biến ra hình tưởng mà không có thực dụng, hình tướng do thông lực biến ra có thực dụng. Từ Bát địa sắp lên, định lực và thông lực giống nhau, những hình tướng đều có thực dụng. Thông lực không thể nghĩ bàn. Có thể cử một thí dụ rất dễ để thuyết minh. Như người dùng thuật thôi miên trong tỉnh thần trị liệu, họ đối với người bệnh không dùng thuốc, chỉ do tâm của người trị và người bệnh lặng lẽ cảm phát khởi điểm linh thông, làm cho người bệnh thân tâm họ bị chi phối, từ đó làm bệnh có thể lành. Những việc không dùng thuốc để trị bệnh nầy là sự phát khởi của Thông lực không thể nghĩ bàn. Bình thường dùng thuốc để trị bệnh chính là sức nhân duyên có thể nghĩ bàn.
3.- Nhờ vào thức lực không thể nghĩ bàn
Ở trong A Lại Da thức vốn chứa đủ hạt giống vô lậu và hạt giống ba cõi, chín địa hữu lậu, nếu dục giới chủng tử hữu lậu gặp nhơn duyên liền khởi ra hiện hành mà được dị thục thức cõi dục. Ở trong căn thân nấy, khi thế giới đều có liên hệ dục giới, đều do dị thục thức dục giới biến hiện ra, chỗ thấy, chỗ nghe đều thuộc về dục giới, không thể vượt trên dục giới. Chỉ do định lực hoặc thông lực thuộc năng lực không thể nghĩ bàn làm tăng thương duyên thù thắng, có thể nhờ chủng tử vô lậu hoặc chủng tử sắc giới, vô sắc giới trong A Lại Da thức sanh khởi hiện hành, thân tuy ở Dục giới có thể nhờ dùng thức sắc và vô sắc giới biến hiện ra cảnh sắc và vô sắc giới, hoặc nhờ thức vượt qua sắc và vô sắc giới dùng biến hiện cảnh xuất thế. Như người ở thượng giới có thể nhờ vào thức hạ giới mà hiểu rõ cảnh hạ giới, người tu nhị Thiền sắc giới tâm sắp lên, tâm thường ở trong định, năm thức trước không khởi hiện hành, chỉ khi muốn biết rõ cảnh ở dục giới, thân tuy ở nhị thiền, có thể nhờ thức dục giới mà hiểu rõ cảnh dục giới. Căn cứ vào các thứ nhờ mượn thức nầy có thể hiểu thẳng đến Phật quả, Phật có thể nhờ cái thức của dị sanh (loài khác) làm cho dị sanh biết các việc trong tâm Phật. Khi xưa, có một ngày Phật ở trong núi từng làm cho bọn di hầu biết các việc trong tâm Phật, do nhờ thức lực không thể nghĩ bàn, nên không nhận cái thức trói buộc trong việc có thể nghĩ bàn.
4.- Năng lực thiện pháp không thể nghĩ bàn:
Chư Phật, Bồ tát và tất cả các bậc Thánh của tam thừa được thành tựu pháp vô lậu công đức được chép Trong kinh điển, hoặc Phật để lại oai nghi, giới luật, ca sa, xá lợi, đều gọi là thiện pháp. Tất cả pháp nầy đều từ Phật quả thành tựu mà ra, từ pháp thân vô lâu công đức, uân tập còn lưu lại, đó chính là đẳng lưu thân của Phật. Sở dĩ, chỉ có một mảnh ca sa của Phật, Bồ tát còn lưu lại, có thể tiêu tai, tăng phước, hoặc tụng kinh điển, hoặc cùng đường, hoặc đeo trên thân cũng có thể khỏi các thứ tai nạn, thành các thứ công đức. Cho đến như Kinh Pháp Hoa nói: "Nếu đọc tụng Kinh Pháp Hoa, có thể được sâu căn thanh tịnh, mất có thể thấy tam thiên đại thiên thế giới, tại có thể nghe tiếng ở tam thiên đại thiên thế giới, cho đến tam thiên đại thiên thế giới đều ở trên thân người kia. Do năng lực thiện pháp gia trì không thể nghĩ bản, nên có thể phát công dụng của các thứ không thể nghĩ bàn. Những thành tựu ở đây không thể dùng pháp nhơn duyên có thể nghĩ bàn mà so sánh được, vì sức Thiện Pháp vô cùng thù thắng, chính là do lòng tin khẩn thiết chơn thật, hoàn toàn nương vào tha lực, hoàn toàn tin nhiệm vào tha lực, nương theo tha lực nên có thể được cứu, như viên đá ngàn cân bỏ vào trong nước sẽ bị chim ngay, nếu đem bỏ lên thuyền có thể qua được bên kia bờ sông, thậm chí có thể vượt qua bể cả.
5.- Nguyện lực và thệ nguyện không thể nghĩ bàn
Nguyện lực là do công lực của tâm tập trung phát sanh lòng chí thành của năng lực ý chỉ. Như người niệm Phật phát nguyện vãng sanh đang lúc phát nguyện làm cho tâm lực tập trung tại thệ nguyện vãng sanh, chữa nhóm lâu ngày thuần thục thành tựu, do tu tập mà thành sức thệ nguyện, do năng lực thệ nguyện mà thành công dụng, có thể phát hiện ra những điều khác lạ hơn những các quả do nhân duyên sanh ra có thể nghĩ bàn. Tỳ Kheo Pháp Tạng có đại thệ nguyện trang nghiêm Pháp thân, trang nghiêm Phật độ để tiếp dẫn chúng sanh khắp mười phương. Với những quyết tâm, Bồ tát Pháp Tạng đã trải qua năm đại kiếp trang nghiêm Tịnh độ và thành tựu cõi Cực lạc tiếp độ chúng sanh dù chưa sạch nghiệp. Ngài đã thành công và thành Phật đến nay đã 10 Đại Kiếp và đang độ chúng sanh khắp mười phương. Năng lực thệ nguyện không thể nghĩ bàn.
Qua năm thứ không thể nghĩ bàn kể trên, ba năng lực trước thuộc Thánh quả của Ba thừa hoặc những người thành tựu thiền định đều có đủ, hành giả cần phải thành tựu thuẩn tưởng và cần gia hạnh. Người đến tương đương trình độ gia hạnh, liền phát khởi ra tác dụng. Trình độ nấy dành cho số người tu tập Thánh quả chứ người thường không thể đến được. Chỉ có Thiện Pháp và Nguyện lực thì mọi người đều có thể làm được, không cần hỏi đến trình độ dụng công. Như hiện tại nghe đức Thích Ca Mâu Ni để lời dạy trong kinh điển nói: "Phương Tây có thế giới Cực lạc là do năng lực thệ nguyện của Phật A Di Đà tạo thành. Đức Phật ở thế giới kia vì muốn tiếp dẫn chúng sanh phát nguyện vãng sanh trong mười phương mà lập ra. Nếu người nào thật lòng tin lời Phật nói, tin có nguyện lực của Phật A Di Đà tạo thành thế giới cực lạc, đây là năng lực của Thiện Pháp.
Chúng ta biết Đức Phật A Di Đà thành lập thế giới nấy là để nhiếp thọ chúng sanh phát nguyện vàng sinh trong 10 phương, hành giả chỉ cần tin chắc Thiện Pháp của Phật, thệ nguyện y theo nguyện lực của Phật A Di Đà để vãng sanh, liền có thể được vãng sanh. Hình thức nấy rất dễ dàng, vì trong kinh nói cần phải tu đến Bồ tát vị ở địa tiển, thêm tử gia hạnh thành tựu định lực, khi vào Sơ địa muốn vãng sanh mới được vãng sanh về Tịnh độ, đó là năng lực nhân duyên có thể nghĩ bàn. Nếu dùng năng lực không thể nghĩ bàn thì người chưa thành tựu thiện căn, chỉ cần dùng năng lực tin thiện pháp, cùng với sức nguyện khẩn thiết trong tâm là thành tựu được thiện căn, có thể cảm thông với nguyện lực Phật A Di Đà. Nguyện lực của Phật A Di Đà đã thành thì nguyện lực của mình cũng theo đó mà thành tựu, có thể dự phần vào thế giới Cực lạc. Xin đem một thí dụ để chứng minh: Như có một phú ông lập một di chúc đem tất cả tài sản của mình trợ giúp cho những phế nhơn khuyết tật khắp thế giới. Lúc ấy nếu có một người đã bị khuyết tật thì người ấy sẽ được hưởng dùng một phần tài sản theo đi chúc. Người phát nguyện vãng sanh Cực lạc cũng được hưởng dụng một phần ở thế giới Cực lạc, cũng như người hưởng tài sản kia.
Những điều đã nói Thiện pháp và Nguyện lực cùng với thuyết phổ thông về ba yếu tố niệm Phật tỉn nguyện hành không trái nhau. Y theo Thiện Pháp lực là tín tâm, phát nguyện vãng sanh là nguyện lực. Tin nguyện chơn chánh xác định kiên cố, bất luận thực hành có cạn sâu đều có thể vãng sanh, chẳng qua việc thực hành sâu thì quả vị cao hơn mà thôi. Người niệm Phật được vãng sanh là do năng lực không thể nghĩ bàn hòa hợp với nhơn duyên mà kiến lập pháp môn cho nên có ra những kết quả tối thù thắng. Phàm người niệm Phật cần phải hiểu rõ đạo lý căn bản nầy, rồi sau mới phát tâm niệm Phật, chắc chắn không có tà thuyết nào lay động nổi.
Nam Mô A Di Đà Phật
Comments
Post a Comment