DIỆU QUÁN TƯ TƯỞNG LUẬN
CHƯƠNG 2
ĐƯỜNG VÀO DIỆU QUÁN
Diệu quán là một phương pháp Niệm Phật khá cao siêu, là một môn tam muội được coi là vua các tam muội. Người thực hiện được tam muội nấy diệt trừ được vô lượng tội trọng, chắc chắn được vãng sanh và được vô sanh pháp nhẫn. Con đường vào diệu quán không ít trở ngại và khó khăn nên hành giả phải dùng nhiều tự lực để đạt đến. Vì vậy hành giả khi khởi hành phải trang bị cho mình đầy đủ những điều cần thiết, những tư lương chính yếu để khỏi bị cảnh khảo đảo mà phải bỏ dở dang nửa chừng. Quán pháp có tâm năng quán và cảnh sở quán. Tâm năng quán thuộc phần tự lực, nên hành giả phải trang bị một hoàn cảnh thích hợp làm thế nào có thể dẹp được các thứ làm trở ngại bên ngoài để cho việc tu hành của mình được dễ dàng, như chỗ ở quá ồn náo làm cho tư tưởng khó tập trung vào cảnh quán, hoặc hoàn cảnh nóng lạnh bức bách thân tâm, hoặc các duyên vụ bận rộn và không có người giúp đỡ về tinh thần hoặc vật chất, cũng làm trở ngại cho việc tu hành.
Đối với chánh nhơn bên trong cũng làm trở ngại chúng ta không kém. Con người sanh ra trong cõi đời 5 trược nầy, chính bản thân của mỗi người đã mang theo những nghiệp nhơn từ thuở quá khứ, còn gọi là câu sanh nghiệp, vì vậy có người bản tính hay sân hận mà ít tham lam, hoặc si mê mà ít sân, vì vậy, người tu hành phải quán chiếu diệt trừ các tánh ấy thì việc quán tưởng mới có nhiều kết quả. Ngũ dục tình ái cũng là thứ khó trừ vì nó là cái gốc đeo theo ta từ vô thỉ, nên kinh nói: "Ái không nặng thì không sanh ở cõi Ta Bà". Muốn trừ được nghiệp câu sanh nầy, hành giả phải nghiêm trì giới luật thì Diệu quán mới có thể tiến hành. Đồng thời những nghiệp hiện hành cũng phải dứt, như hằng ngày chúng ta ở trong trường thanh sắc, sáu căn tiếp xúc với sáu trần liên tục sanh ra sáu thức làm cho hành giả tâm ý bồn chồn không yên, nếu không có hoàn cảnh thuận tiện như ở chỗ nhàn cư tịnh xứ thì làm sao nghiệp thức chẳng mênh mang.
Muốn Diệu quán được thành tựu, trước cần phải trang bị những động cơ chính yếu hầu dứt khoát những hành động ngược lại với đường hưỡng tu hành. Hành giả phải biết cõi thế gian nầy thực sự là một nhà lửa, cõi Cực Lạc là nơi an lạc muôn đời, biết cõi Cực Lạc chủ bạn trang nghiêm, về nơi ấy là vĩnh viễn bất thối, thẳng đến thành Phật. Từ nhận chân được những nẻo quanh đường tắc như thế rồi, lập chí quyết định dùng Diệu quán để trở về. Nhứt quyết rời khỏi Ta Bà không một mãy may luyến tiếc, rồi tinh tấn kiên trì cấm giới và thực hành quán tưởng đúng pháp cho đến thành tựu viên mãn.
I. ĐỘNG CƠ TIẾN VÀO DIỆU QUÁN
1.- Để thực hành Diệu quán
Hành giả muốn chức hành Diệu quân phải luôn luôn nhớ và biết rồ ăn Bà là còi khổ, con người bị áp bức bởi ba khổ, tám khổà vỏ thường khổ, luân hồi khổ, cho đến tâm vạn bốn ngàn trần lao, muốn tận trì, hành giả phải quán sát khổ để trong Tử Diệu Đế, để nhận thấy một cách chắc chắn, từ đó sanh lòng nhàm chán thật sự Đồng thời hành giả phải luôn luôn nhớ và biết cõi Cực Lạc ở Tây Phương không có các khổ não, chỉ hưởng các điều vui. Cõi Cực Lạc không có 3 khổ: vì người sanh cõi nầy là liên hoa hóa sanh, hoàn cảnh thắng diệu nên không có khổ khổ, do công đức vô lậu của Phật A Di Đà, vĩnh viễn không có hư hoại nên không có hoại khổ, về vật chất tự nhiên sẵn có, về tinh thần thì luôn trụ trong chánh định và cũng vì cõi nầy không có tà định tụ nên không có hành khổ.
Cõi Cực Lạc không có 8 khổ: người vãng sanh về cõi Phật trong khoảnh khắc thấy mình sanh vào trong hoa sen, hoa nở gặp Phật và Bồ tát nên không có khổ về sanh. Nhân dân cõi Cực Lạc sống lâu vô lượng vô biên A Tăng Kỳ kiếp nên ở đây không có già, bệnh và chết. Nhân dân ở cõi Cực Lạc có đủ sáu phép thần thông. bạn là Bồ tát bất thối, chứng vị không lui sụt nên không có khổ thương yêu chia lìa, oán thù gặp gỡ, cấu không được và ngũ ấm xí thạnh. Hành giả luôn luôn niệm như vậy, hạnh hân và yểm thành tựu, khi dây đứt chim bay chắc chắn về chỗ ưa thích. Người vãng sanh về cõi Cực Lạc là người thoát khỏi nhà lửa tam giới, một đời bổ xứ thẳng đến thành Phật, nên cõi nầy vĩnh viễn thoát khỏi khổ luân hồi.
2.- Muốn vào Diệu quán
Hành giả muốn vào Diệu quán cần phải quán sát cõi Cực lạc y chánh trang nghiêm. Người về Cực lạc không phải là tìm cái vui thay đổi của thế gian mà hưởng cái vui chơn thường lạc ngã tịnh của Niết Bàn. mục đích hành giả về cõi Cực Lạc là để thực hiện tử hoằng thệ nguyện, phiền não vô tận đều dứt hết, thệ nguyện học vô lượng pháp môn, để trở lại cõi trược độ vô biên chúng sanh, viên thành quả vị vô thượng của Phật. Như vậy hành giả quán sát y chánh trang nghiêm với mục đích thành Phật độ sanh.
3.- Nhất tâm phân định
Hành giả đã chán cõi khổ ưa thích cõi vui, muốn hoàn thành mục đích thành Phật độ sanh rồi, cần phải quyết tâm xa lìa các thứ ngũ dục lạc của thế gian, các thứ phiền não che ngăn, đồng thời quyết tâm thực hành Diệu quán thể quyết không thay đổi, dù có bị các thứ phá hoại của Thiên ma, ngoại đạo, nội chướng, ngoại chướng cũng nhất định tu tiến đến cùng. Phát nguyện kiên cố như ngày xưa Đức Thế Tôn đã phát nguyện: “Ta không thành Đạo thể quyết không rời khỏi tòa cỏ nấy." Vì vậy hành giả trước khi vào Diệu quán cần phải thâm nghiên quân pháp, phải biết rõ con đường đi, chỗ nào quanh co khúc khuỷhải biết ư mới quyết định tiến tu, đúng theo con đường đã định mà tiến, dù thế nào cũng không thay đổi.
4.- Ý muốn rời khỏi cõi khổ
Phật dạy: "Động cơ làm tất cả pháp lành, ý muốn là cội gốc.” Hành giả muốn lìa cõi khổ Ta Bà, muốn được pháp môn Diệu quán, để sanh về cõi Cực Lạc, do lòng ưa thích ham muốn là mạnh mẻ nhất. Vì vậy lòng ham muốn ưa thích thúc đẩy hành giả lập chí lớn, lập nguyện to, ham muốn được về cố hương Cực Lạc, và chỉ có cõi ấy mới là nơi an lạc vĩnh viễn. Người có chí nguyện chán khổ ưa vui muốn thực hành Diệu quân chắc chắn được thành tựu.
5.- Tinh tấn không dừng
Đã có ý muốn thực hành Diệu quán để về cõi Cực Lạc chứng quả Bồ để, đã phát thệ nguyện rồi, hành giả phải luôn luôn tinh tấn kiên trì cấm giới, vì cấm giới là chiếc giáp sắt ngăn chận những thứ ma chưởng, vọng tưởng phiền não. Lại nữa, bệnh của chúng sanh là trước siêng sau trễ, vì thế nên việc làm không đến thành công như người cọ cây lấy lửa, cây vừa mới nóng bỏ ngang giữa chừng, biết bao giờ mới có lửa. Do đó các pháp tu thánh đạo đều lấy tỉnh tấn làm đầu. Người tỉnh tấn là người chuyên cần siêng năng, thẳng tiến mục đích đã vạch sẵn, không vì một lý do gì mà lùi bước. Có tâm tinh tấn kiên cố, Diệu quán chắc chắn được thành tựu.
II. TRANG BỊ CÁC TRỢ DUYÊN BÊN NGOÀI
Người tu Diệu quán phải đi con đường trung đạo, mọi việc thái quá hoặc bất cập đều bị Phật Tổ quở trách. Vì vậy, trước khi vào Diệu quán, các trợ duyên bên ngoài phải có vừa đủ, các việc ăn mặc ở phải vừa đủ, các duyên vụ phải dứt trừ, thiện tri thức sẵn sàng giúp đỡ thì công việc vào đạo tràng tu tam muội mới có được nhiều kết quả.
Trong chương trước chúng tôi có nói rõ nếu người tu tịnh nghiệp ba phước nếu hồi hướng cũng được vãng sanh, người thực hành chánh nhơn tán thiện cũng được vãng sanh, hai hạng nầy chuyên nhờ vào Phật nguyện lực mà được. Duy có phần Diệu quán thực hành định thiện thuộc thời vấn, Đức Phật theo lời yêu cầu của bà Vì Để Hy mà dạy cho Diệu quán để đạt được tư duy và chánh thọ, hiện đời được vô sanh nhẫn, vì thế phải dùng tự lực để đạt được phép quán đã dạy. Do đó, đây là phương tiện thực hiện hạ thủ công phu của người tu định thiện. Nếu chúng ta có phương tiện trang bị cho mọi pháp tu niệm Phật đều có kết quả.
1.- Cách ăn của người tu Diệu quán
Ở xứ ta không có khất thực, chỉ có đần việt cúng dường hoặc khiết tịnh thực trong chúng tăng, nếu người xuất gia thì việc ăn uống do đần việt dâng cúng, nếu người tại gia phải trang bị trước cho mình có đầy đủ nhu dụng trong thời gian tu tập. Dù vậy cách ăn dùng của người tu Diệu quán là chỉ ăn ngày 2 bữa, bửa sáng ăn nhẹ và bữa trưa chính, buổi chiếu chỉ uống nước, vì ăn buổi tối làm bụng no, không tọa thiền được vì bị nhiều hồn trầm.
2.- Cách mặc của người tu Diệu quán
Là người xuất gia chỉ có 3 y và 3 bộ đồ hằng ngày nâu sòng thô sơ, nếu ở các quốc gia lạnh hoặc người già, Đức Như Lai cho ngoài 3 y ra còn có thêm một số áo mền đủ ấm. Cốt yếu phải thuyết tịnh, biết lượng vừa đủ, nếu quá tham cầu chứa nhiều thì tâm loạn, chướng ngại cho đường tu. Người tại gia phải thay đổi áo thế tục, mặc đổ lam hoặc nâu sòng, cũng giữ chừng 3 bộ đồ thay đổi và một hoặc vài áo lễ. Đặc biệt khi vào đạo tràng phải mặc đồ mới, hoặc mới giặt sạch, không được mặc đổ đẹp và trang sức giữ như những ngày thọ bát quan trai.
3.- Chỗ ở của người tu Diệu quán
Chỗ ở của người tu gọi là nhàn cư tịnh xứ. Chữ nhân có nghĩa là rảnh rang không kinh doanh tạo tác; chữ tịnh có nghĩa là vắng vẻ không có tiếng ồn náo. Nếu người xuất gia thì có 3 chỗ ở có thể tu Diệu quán.
A. Ở trên núi cao, hoặc trong núi sâu chẳng có người qua lại : Người mới phát tâm xa lìa hoàn cảnh ổn náo, có nhiều lợi ích, vì ở trong rừng sâu, núi cao không có người đến, không sanh ái nhiễm, sáu căn tiếp xúc với sáu trần không sanh chấp trước, dễ dàng cùng đạo tương ưng. Như Đức Thế Tôn xưa ở Tuyết Sơn khổ hạnh, tuy thuận lợi việc tu, nhưng nhiều thiếu thốn và cực khổ, phải là người bậc thượng mới kham nhận nỗi.
B. Chỗ đầu đà lan nhã : Lan nhã nấy ở cách xa làng xóm ít nhất cũng ba, bốn dặm, chỗ mà tiếng gọi trâu không còn nghe, không có các thứ tiếng ổn náo, như tiếng gà kêu, chó sủa v.v.. Ở đây dễ tu nhưng có chướng ngại là khi khất thực phải đi quá xa mới đến xóm làng làm mất thì giờ tu tập.
C. Chỗ thanh tịnh già lam: Già lam là tiếng phạn, nói cho đủ là Tăng Già Lam Ba là chỗ chư Tăng hòa hợp mà ở, nơi đây xa rời những người thế tục, những người cùng giới luật đồng tu, trì giới tinh nghiêm nên gọi thanh tịnh già lam là nhàn cư tịnh xứ. Muốn tìm châu, phải sống lặng nước trong thì châu mới hiện, đó là lý nhất định; nếu suốt ngày cảnh giới trần lao phiền não làm khuấy động mà muốn tìm thanh tịnh bảo châu của tự tánh hiện tiền thì không có lý đó. Người tu Diệu quán nên cần ở chỗ thanh tịnh già lam; nếu là người tại gia cần phải có một cái am riêng, xa rời thế tục thì việc tu Diệu quán mới dễ được thành tựu.
4.- Dứt các thứ duyên vụ
Trong đời các thứ duyên vụ làm trói buộc con người là trị sanh vụ, nhơn gian vụ, công xảo kỹ thuật vụ và học vấn vụ. Thế nào là trị sanh vụ? Là nghiệp vụ nuôi sống như các nghề sĩ nông công thương. Các nghề nấy thuộc về sự nghiệp hữu vi, người tu lấy hoằng pháp lợi sanh làm nghiệp vụ nên phải dứt hẳn. Thế nào là thế gian vụ? Là không kết bằng hữu bè đăng thế gian. Người tu hiểu rõ nhân sự vốn không, sanh tử là việc lớn. Kết giao thù đáp là nhân duyên chương đạo. Thế nào là công xảo kỹ thuật vụ? Là những công nghệ kỹ thuật thế gian như nghiên cứu cơ giới, làm thuốc trị bịnh, bởi toán xem tướng, viết chữ, tính toán đều là những thứ ngăn ngại đạo nghiệp. Thế nào là học vấn vụ? Học vấn vốn làm tăng trưởng tri thức, thấy xa hiểu rộng. Người tu chỉ học Phật pháp, bỏ hết những thứ học như văn chương thị phú, triết học khoa học thế gian. Vì sao? Vì học vấn thế gian là học theo tương đối, là các pháp hữu lậu cần bỏ; Trái lại học pháp xuất thế là pháp vô lậu, giải đáp những lý cứu kính. Người tu Diệu quân khi chưa hiểu có thể học kinh luận để dứt nghỉ, khi đã dứt nghi tiến đến tu tập thì học vấn cũng dẹp bỏ. Kinh Kim Cang Phật dạy: “Pháp còn phải bỏ huống gì là phi pháp". Phần duyên vụ nấy đặc biệt người cư sĩ nên bỏ dần, người xuất gia phần nhiều đã bỏ hết. Nếu còn vướng mắc cũng phải đoạn trừ mới tu Diệu quán được.
5.- Phải gần thiện tri thức
Phật dạy: “Thiện tri thức là người đã được nhân duyên ngộ đạo.” Thiện tri thức có nghĩa là khéo léo biết tất cả bệnh của chúng sanh và biết thuốc có thể trị bịnh. Biết bịnh biết thuốc tùy bịnh cho thuốc gọi là thiện trì thức. Như vua A Xà Thế gặp thiện tri thức là Kỳ Bà khuyên quy y Phật được giải thoát mọi thống khổ. Hành giả tu Diệu quán cần phải gần gũi thiện tri thức.
Thiện tri thức có 3 hạng:
A. Ngoại hộ thiện tri thức: Là những vị ủng hộ bên ngoài để đưa đến chỗ tu hành thành tựu như cung cấp cơm ăn áo mặc, cúng dường các thứ cần dùng làm cho hành giả trong tâm cũng như ngoài thân đầy đủ không bị náo loạn.
B. Đồng hành thiện tri thức: Là những người cùng tu Diệu quán nên có thể trợ giúp cho nhau kinh sách tấn tu, chia xẻ cho nhau những kinh nghiệm thực tế, cùng nhau dồi mài để đạt đến thành công. Có người bạn đồng hành cùng một trình độ, cùng một kiến thức, cùng một phương pháp tu hành sẽ dễ dàng cùng nhau thông cảm. Vì thế người xưa nói: "Học thầy không tày học bạn là vậy."
C. Giáo thọ thiện tri thức: Là bậc thầy dùng thiện xảo phương tiện trao cho phương pháp tu quán tưởng để hàng phục thân tâm, chăm chỉ dạy bảo để hành giả được nhiều lợi ích như phá ngũ ấm, vượt khỏi ngũ trược, cùng tất cả cảnh ma đều dạy rành rẽ. Vì vậy, hành giả khi thực hành cần phải hỏi rõ, như người đi đường lạ phải có bản đồ và hỏi người đã đi qua để biết rõ khúc nào là đường quanh ngõ tắt. Người tu quán tưởng phải hỏi người đã tu quán tưởng rồi để biết những hiện tượng cảnh quán xảy ra. Vì thế 3 vị thiện tri thức nầy đối với người tu, dù xuất gia hay tại gia cũng đều quan trọng như nhau.
III. LÀM SẠCH MỘT PHẦN CHƯỚNG NGẠI BÊN TRONG
Người mới phát tâm, khởi tu Diệu quán, để làm sạch một phần chướng ngại bên trong cần phải trì giới thanh tịnh như người muốn dùng bình đựng để hỏ, trước phải súc bình cho sạch, sau đó mới đựng được vật quý, kế dẹp hết dục vọng trong tâm và dứt trừ những thứ che mờ chơn tánh, sau đó thực hành Diệu quán mới có nhiều kết quả.
1.- Thế nào là trì giới thanh tịnh?
Phàm người đệ tử Phật không tạo ngũ nghịch, ở tại gia thọ giới của người tại gia như tam quy, ngũ giới, bát quan trai, tại gia Bồ tát giới; nếu người xuất gia thì thọ Sa di, Tỳ kheo, Bồ tát. Khi hành giả thọ giới rồi mà cố gìn giữ không phạm gọi là trì giới thanh tịnh. Người nầy tu hành Diệu quán chắc thành công viên mãn, như người mặc áo trắng sạch, dễ nhận các màu sắc. Trường hợp có người tại gia hoặc xuất gia đã thọ giới rồi, tuy không phạm giới trọng mà bị phạm giới khinh, muốn tu Diệu quán phải đúng như pháp mà sám hối, cũng được gọi là trì giới thanh tịnh, có thể tu Diệu quán, như y bị vết dơ bẩn, nếu giặt sạch cũng có thể mặc được. Trường hợp người hủy phạm giới trọng, theo Tiểu Thừa phạm trọng giới không cho sám hối, riêng Đại Thừa giáo môn phạm trọng giới cũng có thể sám hối diệt trừ. Nên trong kinh dạy: “Có hai hạng người được gọi là trong sạch khỏe mạnh:
A. Không làm các điều ác.
B. Đã làm rồi hay sám hối.
Người phạm trọng giới e chướng tu Diệu quán, cần phải sanh lòng xấu hổ, ở trước Tam bảo phát lỗ sám hối, ăn năn chừa bỏ không dám phạm lại. Đối trước Phật tiền, đảnh lễ sám hối, quán tự tánh không, chí tâm nhớ mười phương Phật, sám hối tụng giới hoặc tụng Đại Thừa kinh điển, sám hối đến khi thấy hảo tướng thì tội lần tiêu diệt, tạm gọi là trì giới thanh tịnh, có thể tu Diệu quán. Đặc biệt những người dù xuất gia hay tại gia đều phải giữ Đại thừa tâm giới là các giới: sát sanh, trộm cướp, dâm dục, đại vọng ngữ. Bốn giới nấy người tu thiền không giữ kỹ, dù trong tâm được định cũng không được thiền định của Phật, chỉ thành cao lắm là ma vương hoặc quỷ vương mà thôi. Vì thế người tu Diệu quán cũng phải nghiêm trì 4 giới trọng nấy.
2.- Thế nào là dẹp hết các tham dục trong tâm?
Trong kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật bảo: “Nầy A Nan! Cái làm cho ông bị sanh tử luân hồi là do sáu căn của ông, cái làm cho ông thoát luân hồi chứng quả Bồ Đề cũng là sáu căn của ông.” Chính vì vậy, người tu Diệu quán phải xa lánh lòng tham dục do sáu căn tạo ra sáu trần đó là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Phải luôn luôn quở trách để lòng dứt bỏ những ham muốn về sắc đẹp, ham muốn về tiếng hay, ham muốn về hương thơm, ham muốn về vị nếm ngon ngọt, ham muốn về xúc chạm và ham muốn tất cả. Người tu Diệu quán cần phải dứt trừ nó đi, nhận rõ chỗ lỗi lầm tai hại của nó, cho căn trần hợp nhất thì nó chẳng làm náo động tâm người tu được.
- Thế nào là sắc dục? Khi mất thấy hình mạo nam nữ đoan chính trang nghiêm, mất phượng mày ngài, môi son răng ngọc và các vật báu xanh vàng đỏ trắng ở thế gian, từ đó sanh lòng ưa thích. Nói chung là sự tham sắc đẹp và châu báu. Tình ái là nguồn gốc của sanh tử, từ ngàn xưa các bậc anh hùng, vua chúa phần nhiều vì sắc đẹp mà mất mạng, mất nước nên sách có câu: “Sắc bất ba đào dị nịch nhơn." Lại có người không tham đấm sắc đẹp, nhưng lại ưa thích các vật báu như vàng bạc, lưu ly, xa cừ, mã não, san hô, hổ phách, họ coi châu báu còn quí hơn sinh mạng. Muốn dứt trừ tham sắc dục, người trí khéo quán sát hiểu rõ nguồn gốc của nó vốn là hư vọng sẽ không còn lòng tham ái.
- Thế nào là thanh dục? Thanh dục là lòng ưa thích nghe các thứ âm thanh diễm ảo như đàn, sáo, tiêu, tơ, trúc, lụa .... làm say lòng người và các thứ ca vịnh tán tụng của nam nữ làm cho người nghe sanh lòng đấm trước, tạo các ác nghiệp.
Thanh dục chia làm hai thứ:
1. Âm thanh của những loại Vô-tình như các dụng cụ âm nhạc quyến rũ lòng người.
2. Âm thanh của loài Hữu-tình như những nam nữ ca sĩ có giọng ca truyền cảm, lời hay tiếng ngọt dễ say đắm lòng người. Hai thứ nầy cần phải xa lìa, vì nó có khả năng làm mê đắm lòng người tạo nhiều tội lỗi và mất hết tự chủ không thể tu Diệu quán.
- Thế nào là hương dục? Hương dục là chỉ những thứ ham muốn về mùi thơm như thân hương của nam nữ, các thứ mùi hương hoa, hương phấn, dầu thơm các loại của thế gian và tất cả những thứ hương xông làm người ngửi sanh lòng ái nhiễm, mở cửa kiết sử. Ngày xưa có một vị tỳ kheo ở bên ao sen, ngửi mùi hoa lòng sanh ưa thích. Thần giữ ao đến quở trách: Vì sao ông ngửi trộm hương của ta. Vì đắm mê mùi hương mà tất cả các kiết sử đều mở, tham sân si đều hiện. Do đó tham đắm hương thơm là một tội lỗi không thể tu Diệu quán.
- Thế nào là vị dục? Vị dục là những ham muốn các thứ ăn uống cao lương mỹ vị, các thứ ngọt, đắng, chua, cay, mặn, lạt, làm cho người sanh lòng đấm nhiễm, khởi ra các ác nghiệp. Vì để cho vị dục thỏa thích mà con người không từ bỏ những sát nghiệp kinh khiếp. Tuy nó là giặc bên ngoài nhưng có khả năng cướp mất những gia bảo của tự tâm. Người đời vì miếng ngon mà tàn sát sinh mạng, tìm đủ cách giết hại loài vật để cung cấp cho miệng bụng, hoặc cướp giựt của tiền người khác để có miếng ăn ngon. Vì vị dục mà làm những việc thương luân hại lý, dứt hạt giống đại từ bi. Người tu Diệu quán cần phải xa lìa.
- Thế nào là xúc dục? Xúc dục là những thứ ham muốn khi có sự va chạm về thân thể của những người nam nữ có cảm xúc êm ái mềm mại, hoặc khi lạnh gặp ẩm, khi nóng gặp mát, cùng các thứ và chạm ưa thích Người đời thường chìm đắm trong việc va chạm ân ái nên từ đó khởi chưởng, mất hết đạo nghiệp. Xúc có rất nhiều tai hại, vì nó là cội gốc của sinh tử. Kình dạy: "Tất cả chúng sinh đều lấy dâm dục làm chính tánh mạng." Dâm từ xúc đục mà ra, vì thế nó rất nguy hiểm. Người tu Diệu quân cần phải xa lìa.
Ngoài ra, người đời không biết năm thứ dục nấy có nhiều tai hại nên sanh lòng tham đấm, đến chết cũng không bỏ, sau chịu nhiều điều khổ não. Nên biết sắc dục như hoàn sắt nóng, cấm vào tay thì cháy tay, thỉnh dục như trống độc được nghe vào tai thì điếc tai, hương đục như mùi rồng độc, ngửi vào thì bệnh nặng, vị dục như mật trét trên lưỡi dao, liếm vào thì đứt lưỡi, xúc đục như sư tử nằm chờ đến gần thì bị nó ăn thịt. Cổ nhân thường nói: "Hương vị làm mờ chí khí, sắc thanh hại đến thân mình, xa rời được mới gọi là kẻ sĩ, cận kề dễ nhiễm ái tình.” Vì thế người tu Diệu quán phải tuyệt đối dứt trừ Còn một thứ dục nhiếp thuộc pháp trần, có công năng điều khiển năm thứ dục trên thật là mãnh liệt, gọi chung là lục đục, nhưng vì nó nhiếp thuộc tâm pháp không có tưởng bên ngoài, nên không nêu.
3.- Thế nào là thứ che mờ chơn tánh?
Phần chương ngại trong lòng của người tu Diêu quán là tham, sân, sĩ và đẳng phần. Người bị các thứ che mờ chơn tánh nầy là những thứ sanh dục trong ý căn, nó có khả năng đốt cháy các pháp lành. Người còn giữ tham dục cách đạo rất xa. Vì sao? Vì tham dục là chỗ trụ xứ của các thứ phiền não, nếu lòng còn vướng vào dục thì không thể nào gần đạo. Sân cũng vậy, nó chính là nguồn gốc làm mất Phật pháp, nhân duyên đọa vào ác đạo, là oan gia của pháp lạc, là giặc dữ của tâm thiện. Vì thế hành giả khi tọa thiền tu Diệu quán, nếu có tâm sân Diệu quán liền bị hủy hoại cần nên buông bỏ.
Hành giả tu Diệu quán không được ngủ mê và có lòng nghỉ. Người ngủ mê bị vô minh hoặc nghiệp che ngăn, không được tự do, người ngủ nhiều phế bỏ thời gian tu quán mà cũng bị tiêu tan hết công phu làm tâm mờ mịt, căn lành tiêu mất. Kinh dạy: “ Đầu đêm, cuối đêm không được bỏ phế, không vì nhơn duyên ngủ nghỉ mà làm cho một đời trống rỗng luống qua, không được vật gì! Nên nhớ lửa vô thường đốt cả thế gian, mau mau ra khỏi chớ ham ngủ nghỉ. Người có lòng nghi bị che mất tâm tánh, nên trong các thiện pháp và các pháp tu hành đều không có lòng tin, do đó ở trong Phật pháp không được lợi ích gì. Ví như có người được vào núi báu nếu không có 2 tay thì không lấy được món gì! Hai tay chính là tín căn, đối lập với tín căn là lòng nghi. Vì thế người tu Diệu quán có một chút lòng nghỉ chắc chắn quán tưởng khó thành tựu. Nghi và ngủ mê thuộc về tâm sở si, nên người tu cần phải dứt bỏ.
Hành giả tu Diệu quán phải bỏ tính trạo cử và hối hận. Người trạo cử là người thiếu điểm đạm, bình tĩnh, Trạo cử về thân là người ưa thích dạo chơi chạy nhảy múa may, lắc lư thân thể, ngổi đứng không yên, làm tâm cũng theo đó mà chẳng an. Trạo cử về miệng là người ưa xướng ca ngâm vịnh, cạnh tranh phải quấy, cãi lấy những việc không đâu vào đâu, bàn tán việc thế gian làm tâm điên đảo. Trạo cử về tâm là người tâm tình buông thả, thả ý buông lung chuyển chạy đó đây, suy nghĩ tài nghệ thế gian, làm theo những điều phản lại chánh đạo, làm tâm quán tưởng khó đình trụ. Người tu quán luôn luôn nhiếp tâm còn không định được, huống chỉ ba nghiệp buông lung theo tán loạn thì diệu quán khó thành.
Sau khi để tâm buông lung chạy nhảy rồi, hành giả cảm thấy hối hận ăn năn, hối tuy là việc tốt, nhưng khi quán tưởng cử nhớ đến những việc lầm lỗi đã làm, lo nghĩ che kín tâm tư, quán pháp khó thành vì có người sau khi trạo cử sanh hối, hoặc người phạm tội trọng thường ôm lòng lo sợ, sự hối hận là mũi tên cắm vào tim, cứng chắc không thể nhổ được. Vì vậy, hành giả, sau khi hối hận ăn năn rồi, tâm nên xả bỏ, không nên nghĩ nhớ, từ đó tiến tu Diệu quán, gởi tâm ở cõi Thánh, thân tâm tự nhiên thanh tịnh.
Người dứt được ba món trên đây là người dứt được cội gốc của 84.000 thứ trần lao, thiện pháp nhất định được thành tựu.
IV. ĐƯỜNG VÀO DIỆU QUÁN
Một người chưa từng luyện tập việc chế tâm sẽ không biết việc khó khăn trong lúc điều ngự tâm mình. Người ấy cho rằng mình ra lệnh cho tâm suy tưởng theo bất cứ điều gì mình muốn, hoặc điều khiển nó tác động theo những gì mình muốn, đó là điều rất sai lầm. Chỉ có những người đã tu tập quán tưởng mới hiểu được sự khó khăn trong việc điều ngự cái tâm luôn luôn bất trị và giao động nầy. Chẳng hạn, ta nhắm mắt cố quán tưởng một hình ảnh, ta sẽ khám phá ra ngay là việc ấy rất khó khăn, vì hình ảnh ấy luôn mập mờ và giao động. Nó phai mờ, lúc nổi lúc chìm và không đứng yên hay hiện ra hoàn toàn. Đối với người không có công phu tu luyện thì việc quán tưởng nầy cao lắm chỉ đến cảm giác hơn là mắt thấy. Chính vì thế, muốn vào Diệu quán ta phải từng bước tu tập từ dễ đến khó, từ thấp lên cao thì mới có kết quả.
1.- Sơ tâm tu quán tưởng
Hành giả bắt đầu tu Quán tưởng, trước phải xa lìa vọng ngôn, ỷ ngữ và những tán loạn vô ích. Rồi đến điện thờ Phật A Di Đà, nhìn tượng Phật đủ các tướng tốt và viên quang, liền cúi đầu đảnh lễ, lòng tôn kính tin mến, tưởng hình tượng ấy là thân thật của đức Phật. Hết lòng kính ngưỡng như đức Phật hiện đến, rồi nhất tâm nhìn kỷ từ trên đảnh tướng đến dưới bàn chân.
Nhìn xong, đi qua chỗ vắng vẻ, ngồi ngay thẳng, quán tưởng đức Phật hiện ra cao lớn như tướng đã nhìn. Trong tâm phải gắng nhớ luôn chở để quên mất, nếu tạm quên, phải đến điện Phật châm nhìn lại. Lúc nhìn xem như vậy, lòng phải hết sức cung kính như đối Phật thiệt, không để có quan niệm là hình tượng. Rồi sắm hoa đẹp, hương thơm dâng cúng. Nhất tâm tưởng là đức Phật ở trước mình, và nghĩ rằng : Đức Phật là bậc nhất thiết trí, Ngài thấy tất cả, nghe tất cả, chắc Ngài biết rõ tâm mình. Khi quán tưởng thành, liền về chỗ vắng, ngồi tưởng nhớ mãi không quên, nhất tâm siêng tu đủ 21 ngày, nếu người đầy đủ phước đức thì thấy đức Như Lai A Di Đà hiện ra.
Thiền sư Trừng Cơ đã kể lại bước đầu tu quán tưởng của Ngài như sau: "Có một lần tôi tu tập quán tưởng 100 ngày tại một ngôi cốc, trên một ngọn núi cao. Tôi tập quán tưởng một hình ảnh Phật ngồi trên đầu tôi. Mỗi ngày tôi tu tập từ 8 đến 9 tiếng đồng hồ chỉ chuyên quán tưởng hình ảnh nầy. Trong hai tuần đầu, hình ảnh rất mập mờ, mơ hồ và không ổn định. Khi tôi quán tưởng đầu Phật thì tôi mất hết dấu tích về tay và thân của Ngài: khi tôi thấy tay và thân thì tôi quên mất đầu và chân. Chỉ thỉnh thoảng lắm tôi mới quán tưởng được toàn thể hình ảnh Phật một cách rõ rệt mà không bị xao động hay phai nhạt. Cuối cùng, sau khoảng 7 tuần tu tập liên tiếp, hình ảnh quán tưởng lần lần trở nên linh động và rõ rệt đến nỗi nó xuất hiện còn rõ rệt hơn mất trần nhìn thấy. Có người cho rằng việc nầy khó tin nhưng các hành giả tu tập Diệu quán có thể chứng thực.
2.- Cách quán tưởng về y báo
Y báo là chỗ nương ở của đức Phật, người quân y báo là quân cõi Cực Lạc trang nghiêm. Y báo quán gồm có 7 pháp quán là nhật quán, thủy quán, địa quán, thọ quán, bảo trì quân, bảo lâu quán và hoa tòa quân. Phàm muốn quán pháp được thành tựu, hành giả phải quán từ thô đến tế. Trước tiên, hành giả phải quán cho được thành tựu ba pháp quán đầu là nhật quán, thủy quán và địa quán. Người quán thành tựu được ba pháp nầy gọi là thấy được phần thô của cảnh giới Cực Lạc. Trong Quán kinh, Phật dạy: "Khi thủy tưởng thành tựu, mỗi thứ thấy rất rõ ràng, khi nhấm mắt mở mắt không cho tan mất, chỉ trừ giờ ăn, ngoài ra thường nhớ việc ấy. Người quán tường như thế gọi là thấy được phần đất thô của cõi Cực Lạc. Nếu người quán được pháp địa quán nầy sẽ trừ được 8 muôn ức kiếp tội nặng sanh tử. Bỏ thân nấy đời sau chắc được sanh về Tịnh độ. Bốn pháp quán sau là phần tế của cõi nước Cực Lạc. Người quán thành tựu 7 pháp nầy, hiện tiền sẽ thấy cõi Cực Lạc.
3.- Cách quản tường về chánh báo
Diệu quán cảnh rất cao siêu, người căn cơ thấp phải thọ trì lần lượt từ thấp lên cao mới có kết quả. Quán về chánh báo gồm có 6 pháp, hành giả trước phải quán tượng để thấy phần thô của thân Phật, kế đến quán pháp tạp tưởng là hiện thân nhỏ của Phật A Di Đà cao một trượng sáu, đứng bên bờ ao thất bảo và hai Bồ tát phù trợ Phật thân tướng cũng nhỏ như thân Phật. Rồi sau đó mới quán chơn thân và các pháp quán khác. Quán kinh dạy: “Nếu chỉ tâm muốn sanh về Tây phương, hành giả trước phải quán kim thân Phật, chiều cao một trượng sáu ở bên ao nước.” Như trước đã nói: Thân Phật Võ Lượng Thọ cao lớn vô lượng vô biên, không phải tâm lực của phàm phu có thể nghĩ tới. Dù vậy, đức Như Lai kia xưa có nguyện lớn, nếu người nào có lòng nhớ tưởng chắc được thành tựu. Vì thế, nên biết, trước quán dễ, sau quán khó, đều nhờ Phật lực gia trì. Dù người cần độn mà cố tu Diệu quán chắc được thành công. Tượng quán đã thành thì các tướng đẹp đều hiện. Nên Quán kinh sớ sao nói: “Quán tưởng là yếu thuật để vào môn Diệu quán".
Tóm lại, đường vào Diệu quán là con đường thẳng vào thánh đạo, hiện đời chứng pháp nhẫn vô sanh. Do đó, trước tiên hành giả phải có một động cơ mạnh mẽ là nhàm chán cõi Ta bà, yêu mến muốn sanh về Tịnh độ. Đã có động cơ nầy vững chắc thì dù gặp muôn vạn hiểm nguy cũng không dừng bước diệu quán mới dễ thành. Đồng thời ta cũng cần trang bị các duyên bên ngoài cho nhu cầu của thân vừa đủ thì tâm mới được an. Muốn tâm được an, bên trong phải dẹp một số chướng ngại căn bản như ngũ dục, tam độc. Rồi theo phương pháp thực hành của người xưa đi từ dễ đến khó, từ thô đến tế, cộng với năng lực gia trì của chư Phật, diệu quán chắc chắn thành tựu.
Comments
Post a Comment